Lý thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K (Trang 31)

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.Lý thuyết nhu cầu

Tiếp cận theo lý thuyết nhu cầu là một trong những hướng tiếp cận thuộc trường phái nhân văn hiện sinh. Theo quan điểm này, con người được nhìn nhận và đánh giá cao về khả năng của họ, bản thân họ có thể tự quyết định được cuộc sống của mình. Đối với cách tiếp cận của lý thuyết nhu cầu của Maslow, con người cần được đáp những nhu cầu theo từng thang bậc từ thấp đến cao mà trước hết là những nhu cầu cơ bản. Việc đáp ứng nhu cầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng cá nhân thân chủ, bởi nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến tâm lý và hành vi con người. Nếu nhu cầu không được đáp ứng, ắt sẽ nảy sinh những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của cá nhân đó cũng như những cá nhân khác xung quanh.

Cho đến nay, lý thuyết nhu cầu của Maslow vẫn có giá trị ứng dụng rất lớn trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực hành trực tiếp của Công tác xã hội. Tháp nhu cầu của Maslow gồm 5 bậc thang theo thứ tự [32]

 Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản: thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi

 Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn: cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo

 Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và thuộc về: muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu.  Tầng thứ tư: Nhu cầu được tôn trọng: cần có cảm giác được tôn trọng, kinh

mến, được tin tưởng

 Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt

Theo ông, sự thỏa mãn nhu cầu ở những tầng thấp là nền tảng cho sự nảy sinh và thỏa mãn nhu cầu ở những tầng tiếp theo. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc

cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.

Bất cứ ai khi tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày đều có những nhu cầu nhất định, người chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng như vậy. Trong quá trình chăm sóc người bệnh, họ nảy sinh những nhu cầu cần được trợ giúp. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo cảm giác thỏai mái và an tòan; ngược lại, nếu nhu cầu bị bỏ quên, không được đáp ứng thì sẽ gây ra hậu quả nhất định. Ở một góc độ nào đó, có thể coi nhu cầu như là động lực chi phối hoạt động của con người. Với người chăm sóc, nhu cầu không chỉ xuất phát từ cá nhân họ mà còn từ mong muốn những điều tốt đẹp cho người bệnh mà họ đang chăm sóc. Việc nhu cầu của họ được đáp ứng hay không được đáp ứng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến bản thân người chăm sóc mà còn ảnh hưởng đến bệnh nhân mà họ đang chăm sóc.

Công tác xã hội khi tham gia trợ giúp cho những người chăm sóc cần đánh giá chính xác nhu cầu của thân chủ là gì và họ mong muốn được đáp ứng ra sao. Để làm được điều đó, nhân viên xã hội cần có những kỹ năng lắng nghe và thấu cảm thật tốt để hiểu được đúng những mong muốn của người chăm sóc. Nhân viên Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người chăm sóc thỏa mãn nhu cầu, nhưng thân chủ là trọng tâm trong việc giải quyết vấn đề của họ - đó là một khía cạnh mà cách tiếp cận này nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện K (Trang 31)