GIÁM SÁT DINH DƯỠNG TRONG THỜI KỲ KINH TẾ CHUYỂN TIẾP Trong thời kỳ chuyển tiếp có những đặc điểm đáng chú ý sau đây:

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tập 1 (Trang 51)

Trong thời kỳ chuyển tiếp có những đặc điểm đáng chú ý sau đây:

Về dân số học: cơ cấu tháp tuổi thay đổi, tỷ lệ trẻ em giảm đi, tỷ lệ người cao tuổi tăng lên.

Về dịch tễ học: mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh nhiễm trùng dần được thanh toán nhưng các bệnh mạn tính không truyền nhiễm có xu hướng tăng lên.

Vềăn uống dinh dưỡng: nạn đói dần dần được đẩy lùi cùng với các bệnh thiếu dinh dưỡng

đặc hiệu nhưng các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng ngày càng tăng lên và dần dần trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Ví dụ bệnh tăng huyết áp vào thập kỷ 60 chỉ khoảng 1% hiện nay trên 10%, các bệnh béo trệ, tim mạch đang có khuynh hướng tăng lên. Người ta đã nhận thấy một số thành phần dinh dưỡng là nhân tố nguy cơđối với một số bệnh mạn tính không lây như các bệnh tim mạch, đái

---

• • • •

đường, xơ gan và một số thể ung thư. Do đó, cần phải theo dõi sự thay đổi tập quán ăn uống, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết sớm ở các bệnh này.

Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến nghị một nội dung giám sát bao gồm một số chỉ tiêu sau

đối với các nước đang ở thời kỳ “ chuyển tiếp”

Khẩu phần: tổng số năng lượng, tỷ lệ % năng lượng do lipid, tỷ lệ % do lipid động vật ( hoặc tỷ lệ acid béo no nếu có thể), lượng cholesterol trong khẩu phần.

Tỷ lệ và khuynh hướng bệnh béo trệ theo tuổi, giới và điều kiện kinh tế xã hội. Cholesterol huyết thanh và các lipid khác.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Bảng:Các nhân tố nguy cơ vềăn uống và bệnh tật

Nhân tố nguy cơ vềăn uống

Tổng số NL (Kcal)

Tổng số chất béo (% tổng số năng lượng)

Lượng chất béo động vật (% tổng số năng lượng) Glucid phức hơp ( %tổng số năng lượng)

Chất xơ Đường

Các chất chống oxy hóa ( vitamin A,C,E, caroten) Muối

Các chỉ tiêu sức khỏe trung gian

Béo trệ

Cholesterol huyết thanh, lipid Huyết áp

Glucose máu

Bệnh tật Các bệnh tim mạch (CVD) Bệnh mạch vành (CHD) Cao huyết áp

Đột quỵ

Ung thư (vú và tiêu hóa) Đái đường

Sâu răng V. KẾT LUẬN

Xuất phát từ khái niệm DTH, giám sát là hoạt động theo dõi một cách chăm chú để ngăn chặn dịch lây lan. Do đó, nhiệm vụ chính của GSDD không phải chỉ là thu thập số liệu mà là sử

dụng số liệu một cách nghiêm túc, khoa học và đưa ngay tới các cơ quan có trách nhiệm để sử

dụng.

B. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức

đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Các phương pháp chính đểđánh giá tình trạng dinh dưỡng bao gồm:

Giám sát dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng - Y3 6 --- ∗ ∗ ∗ ∗ ) ) )

Phương pháp lâm sàng: Các thăm khám thực thể, đặc biệt chú ý tới các triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo và rõ ràng.

Phương pháp nhân trắc học: Đánh giá các chỉ số phát triển ở trẻ em và các chỉ số về thể

chất có liên quan tới dinh dưỡng ở người lớn.

Phương pháp hóa sinh: các xét nghiệm dịch thể và các chất bài tiết ( máu, nước tiểu...) để

phát hiện mức bão hòa chất dinh dưỡng ỏ các mô, cũng như các rối loạn chức phận.

Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong.

Bài này nhấn mạnh đến phương pháp nhân trắc, nghĩa là đánh giá các chỉ số phát triển ở trẻ

em và các chỉ số về thể chất có liên quan tới dinh dưỡng ở người lớn.

1. Khái niệm nhân trắc dinh dưỡng:

Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng.

Quá trình lớn lên là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh, trong đó các yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy yếu tố dinh dưỡng hầu như giữ vai trò chi phối chính trong sự phát triển của trẻ em, ít nhất đến 5 tuổi. Vì vậy, thu thập các kích thước nhân trắc là bộ phận quan trọng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng.

2. Các kích thước nhân trắc dinh dưỡng:

Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau đây: Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng. Các kích thước vềđộ dài, đặc biệt là chiều cao.

Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua các mô mềm bề mặt, lớp mỡ dưới da và cơ.

Một số kích thước sau đây thường được dùng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng tại thực địa

Tuổi Kích thước

0 đến 1 tuổi - Cân nặng - Chiều dài nằm 1 đến 5 tuổi - Cân nặng

- Chiều dài (đến 3 tuổi) - Chiều cao (trên 3 tuổi)

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tập 1 (Trang 51)