Chiều dài (đến 3 tuổi) Chiều cao (trên 3 tuổ i)

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tập 1 (Trang 53)

- Nếp gấp da cơ tam đầu và nhịđầu - Vòng cánh tay 5 đến 20 tuổi - Cân nặng - Chiều cao - Nếp gấp da ở cơ tam đầu Trên 20 tuổi - Cân nặng - Chiều cao - Nếp gấp da ở cơ tam đầu

--- Tóm lại, những kích thước cơ bản đối với mọi nhóm tuổi là chiều cao, cân nặng, nếp gấp da ở cơ tam đầu và vòng cánh tay. Đối với trẻ em trước tuổi đi học, có thể đo thêm vòng

đầu và vòng ngực.

3. Nhận định kết quả

Cách tính tuổi: sử dụng cách quy đổi về tháng hay về năm gần nhất. Ví dụ: một cháu bé sinh ngày 13-7-2000 sẽ coi là 6 tuổi trong khoảng thời gian từ 13-7-2006 đến 12-7-2007 (kể cả 2 ngày trên), một cháu bé sinh ngày 13-7-2007 sẽ coi là 6 tháng tuổi trong khoảng thời gian từ 13-12-2007 đến 12-1-2008 (Kể cả 2 ngày trên).

3.1.Ở trẻ em: Hiện nay người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu sau:

+ cân nặng theo tuổi + chiều cao theo tuổi + cân nặng theo chiều cao

3.1.1. Cân nặng theo tuổi:đó là chỉ tiêu được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Năm 1956, Gomez đã dựa vào cân nặng theo tuổi để xếp loại mức độ suy dinh dưỡng trẻ em trong bệnh viện như sau:

Trên 90% so với quần thểđối chứng Harvard: bình thường.

Từ 90% đến 75%: trẻ suy dinh dưỡng độ I. Từ 75% đến 60%: trẻ suy dinh dưỡng độ II. Dưới 60%: trẻ suy dinh dưỡng độ III.

Cách phân loại dựa vào cân nặng theo tuổi tiện dụng cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng nói chung, nhưng không phân biệt được tình trạng thiếu dinh dưỡng mới gần đây hay kéo dài đã lâu.

Để khắc phục nhược điểm đó, Waterlow đề nghị một cách phân loại như sau: Thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (tức là hiện nay đang thiếu dinh dưỡng) biểu hiện bằng cân nặng theo chiều cao thấp so với chuẩn; thiếu dinh dưỡng thể còi cọc (tức là thiếu dinh dưỡng trường diễn) dựa vào chiều cao theo tuổi thấp so với tiêu chuẩn.

Bảng phân loại Waterlow

Cân nặng theo chiều cao (80% hay - 2SD) Chỉ tiêu

Trên Dưới

Trên Bình thường Thiếu dinh dưỡng gầy còm

Chiều cao theo tuổi (90% hay -2SD)

Dưới Thiếu dinh dưỡng còi cọc

Thiếu dinh dưỡng nặng kéo dài (thể phối hợp)

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy điểm ngưỡng là ở dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS ( National Center for Health Statistics) để

xác định thiếu dinh dưỡng. Có thể xếp loại như sau: Từ +2SD đến - 2SD: Bình thường

Giám sát dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng - Y3 8 ---

Từ - 2SD đến - 3SD: Thiếu dinh dưỡng độ I Từ - 3SD đến - 4SD: Thiếu dinh dưỡng độ II Dưới - 4SD: Thiếu dinh dưỡng độ III

3.1.2. Chiều cao theo tuổi: Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi ( stunting). Thường lấy điểm ngưỡng ở -2SD và -3SD so với quần thể tham chiếu NCHS.

3.1.3.Cân nặng theo chiều cao: cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị còm (wasting). Các điểm ngưỡng giống như hai chỉ tiêu trên.

Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp hơn ngưỡng đề nghị, đó là thiếu dinh dưỡng thể phối hợp, đứa trẻ vừa còi, vừa còm.

Gần đây, tình trạng thừa cân ở trẻ em đang là vấn đề được quan tâm ở nhiều nước. Trong các điều tra sàng lọc, giới hạn “ngưỡng” để coi là thừa cân khi số cân nặng theo chiều cao trên +2SD. Để xác định là “béo”, cần đo thêm bề dày lớp mỡ dưói da. Tuy vậy, trong các

điều tra cộng đồng, chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao là đủ đánh giá, vì đa số cá thể có cân nặng cao theo chiều cao đều béo.

Khi áp dụng các chỉ tiêu nhân trắc để nhận định tình trạng dinh dưỡng, cần chú ý rằng chỉ tiêu thích hợp nhất đểđánh giá tình trạng dinh dưỡng cấp tính là cân nặng theo chiều cao, do đó nên sử dụng trong các đánh giá nhanh sau thiên tai, các can thiệp ngắn hạn. Chiều cao theo tuổi lại là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động dài hạn, nghĩa là để theo dõi ảnh hưởng của các thay đổi vềđiều kiện kinh tế xã hội.

Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi là một chỉ tiêu chung không mang giá trịđặc hiệu như hai chỉ tiêu trên. Người ta không phủ nhận giá trị tương đối của nó, nhưng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng, việc thu thập cả cân nặng, chiều cao và tuổi là cần thiết để tính ra các chỉ tiêu trên. Đồng thời, bên cạnh tính các tỷ lệ dưới một “ngưỡng” nào đó, nên tính số trung bình (hoặc trung bình Z score) cùng với độ lệch chuẩn để các nhận định được toàn diện hơn, nhất là khi có ý định so sánh.

3.1.4.Vòng cánh tay: kích thước này cũng thường được dùng đểđánh giá tình trạng thiếu dinh dưỡng protein- năng lượng ở trẻ em. Ưu điểm là kỹ thuật, dụng cụ đo đơn giản, không cần biết tuổi chính xác. Nhược điểm là khoảng cách giữa các trị số bình thường và thấp ít chênh lệch, khó đánh giá.

Bình thường vòng cánh tay trẻ em vào khoảng 13,5cm, coi là thiếu dinh dưỡng khi thấp hơn 12,5cm và dưới 11,5cm là thiếu dinh dưỡng nặng. Chỉ tiêu này nên được sử dụng trong các cuộc đánh giá nhanh về tình trạng dinh dưỡng.

3.2. Ở thiếu niên

Khác với trẻ em dưới 5 tuổi, cho đến nay Tổ chức Y tế thế giới chưa đưa ra các khuyến nghị đặc hiệu về nhân trắc cho lứa tuổi này, mà chỉ tán thành việc dùng quần thể tham chiếu NCHS/WHO bao gồm cảđộ lệch chuẩn và centin của cân nặng và chiều cao cho lứa tuổi này. Các chỉ tiêu thường dùng như sau:

3.2.1. Tình trạng thấp còi (stunting): Giới hạn ngưỡng đểđánh giá tình trạng thấp còi ở thời kỳ thiếu niên là -2SD hay 3 centin giống nhưở trẻ em với quần thể tham chiếu NCHS/WHO về chiều cao theo tuổi.

--- 3.2.2. Gầy: WHO khuyến nghị dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để nhận định béo gầy trong thời kỳ thiếu niên. Giới hạn ngưỡng tạm thời là BMI theo tuổi < 5 centin.

Cân nặng theo chiều cao là một chỉ số có ưu điểm là không cần biết tuổi, nhưng ở lứa tuổi thiếu niên lại có nhược điểm là mối liên quan này thay đổi nhiều theo tuổi, có lẻ cùng với sự trưởng thành. Do đó, cân nặng tương ứng với một chiều cao nhất định ở một centin nào đó không giống nhau cho các nhóm tuổi. Vì vậy, các bảng cân nặng theo chiều cao ở lứa tuổi thiếu niên chỉ nên sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định.

3.2.3.Thừa cân (overweight) và béo (obese) : ở thiếu niên có chỉ số khối cơ thể ≥ 85 centin coi là có nguy cơ thừa cân (hoặc BMI ≥ 30).

Thuật ngữ “béo” để chỉ những cá thể vừa thừa cân vừa quá nhiều mỡ dưới da. Do đó, gọi là béo ở những thiếu niên khi chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 85 centin và bề dày lớp mỡ dưới da ở cơ tam đầu và dưới xương vai đều trên 90 centin.

Việc đo bề dày lớp mỡ dưới da để loại bỏ các trường hợp thừa cân do hệ thống cơ phát triển có thể gặp ở một số vận động viên. Để biết sự phân bố của lớp mỡ dưới da, hai điểm đo thường dùng nhất là điểm đo ở cơ tam đầu và dưới xương vai.

3.3. Ở người lớn

Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng “ chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index, BMI) trước đây gọi là chỉ số Quetelet để nhận định về tình trạng dinh dưỡng.

Cân nặng (kg) BMI = --- (Chiều cao)2 (m)2

Người ta nhận thấy cả tình trạng quá nhẹ cân và quá thừa cân đều liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ

thể, do đó là một chỉ sốđược Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghịđểđánh giá mức độ gầy, béo. 3.3.1. Béo: các “ngưỡng” sau đây được sử dụng để phân loại dựa vào chỉ số BMI

Bình thường : 18,5 - 24,99 Thừa cân độ 1: 25,0 - 29,99 Thừa cân độ 2: 30,0 - 39,99 Thừa cân độ 3: ≥ 40

Để nhanh hơn khi công tác ở thực địa, có thể sử dụng bảng tính sẵn BMI tương ứng khi biết cân nặng và chiều cao.

Để bổ sung nhận định về các yếu tố nguy cơở cộng đồng, người ta có thể tiến hành thêm chỉ số vòng thắt lưng/ vòng mông, huyết áp, lipid máu, khả năng dung nạp glucose, tiền sử gia đình về bệnh đái đường và bệnh mạch vành tim đểđưa ra các lời khuyên thích hợp.

3.3.2. Gầy: Tình trạng gầy hay thiếu năng lượng trường diễn ( Chronic Energy Deficiency)

được đánh giá dựa vào BMI như sau:

Độ 1: 17 - 18,49 (gầy nhẹ)

Độ 2: 16,0 - 16,99 (gầy vừa)

Giám sát dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng - Y3 10 ---

Đểđánh giá mức độ phổ biến thiếu năng lượng trường diễn ở cộng đồng, Tổ chức Y tế

thế giới khuyến nghị dùng các ngưỡng sau đây (đối với người trưởng thành dưới 60 tuổi): Tỷ lệ thấp: 5-9% quần thể có BMI <18,5

Tỷ lệ vừa : 10-19% quần thể có BMI <18,5 Tỷ lệ cao: 20-29% quần thể có BMI <18,5 Tỷ lệ rất cao: ≥ 40% quần thể có BMI <18,5

Ở nước ta hiện nay, tỷ lệ phụ nữđộ tuổi sinh đẻ có BMI < 18,5 còn trên 40%, do đó một trong các mục tiêu quan trọng của Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng là hạ thấp tỷ lệ này xuống dưới 30%.

Theo tiểu ban chuyên viên của Tổ chức Y tế thế giới, các “ngưỡng” về chỉ số khối cơ

thể (BMI) nói trên vẫn còn thích hợp đối với lớp người già đến 69 tuổi, nhưng trên 70 tuổi thì giá trị không chắc chắn. Đối với người trên 70 tuổi, nếu có BMI trên 30 mà không có bệnh mạn tính đang tiến triển thì lời khuyên thích hợp là duy trì cân nặng đó; đối với người đang có bệnh thì cần giám sát cân nặng cùng với điều trị. Đối với cả hai nhóm, hoạt động thể lực phù hợp cùng với duy trì đậm độ các chất dinh dưỡng trong chếđộăn là cần thiết để bảo vệ khối nạc của cơ thể.

4. Đánh giá các biểu hiện thực thể

Khám thực thể luôn luôn là một trong các phương pháp có giá trị nhất để phát hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng. Nhược điểm của nó là trong điều kiện thực địa các triệu chứng thường kín đáo thiếu đặc hiệu nên khó chẩn đoán, tuy vậy khi phát hiện được một số triệu chứng đặc hiệu (như vệt Bitot hoặc khô giác mạc ở bệnh khô mắt) thì ý nghĩa chẩn đoán rất lớn.

Các triệu chứng lâm sàng đáng chú ý trong điều tra dinh dưỡng

Triệu chứng Nguyên nhân dinh dưỡng Tóc:

- Nhạt màu - Dễ nhổ

- Mỏng thưa

- Dựng đứng không mềm mại

Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng (thể Kwashorkor)

Mặt:

- Nhợt nhạt - Hình mặt trăng

Thiếu máu dinh dưỡng Thiếu năng lượng-protein

Mắt: - Vệt Bitot - Khô kết mạc và giác mạc - Nhuyễn giác mạc Thiếu vitamin A Môi: - Viêm góc mép - Viêm môi Thiếu vitamin B2 Miệng:

- Lưỡi đỏđau, chảy máu - Lưỡi phù - Lưỡi Magenta (đỏ sẫm) - Viêm lưỡi - Lợi đau, chảy máu Thiếu niacin Thiếu B2

Thiếu B6 hay Folat/B12 Thiếu vitamin C

--- Cổ: Bướu cổ Thiếu Iod

Móng: Móng hình thìa Thiếu sắt Da:

- Da khô hoặc có vảy - Viêm da Pellagra

- Viêm da kèm theo bong da

Thiếu vitamin A, Zn, acid béo chưa no Thiếu niacin

Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng Cơ:

- Gầy mòn - Yếu ớt

- Tăng cảm giác cơ bắp chân

Thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng

Thiếu B1 Xương: - Nhuyễn sọ - To các đầu xương - Lâu liền khớp - Đau các khớp Thiếu vitamin D Thiếu vitamin C Tổ chức dưới da: - Phù

- Teo đét ThiThiếếu protein-nu protein-năăng lng lượượng (Marasmus) ng, Vitamin B1 Hệ thống thần kinh - Tim to - Suy tim - Dễ chảy máu Thiếu vitamin B1 Thiếu vitamin K Hệ thống thần kinh - Thần kinh lẫn lôn - Rối loạn tinh thần vận động - Mất cảm giác - Nóng bừng kiến bò ở tay, chân - Mất phản xạ gân gót và bánh chè

Thiếu vitamin B1, niacin Thiếu protein-năng lượng

Thiếu vitamin B1

Biểu hiện khác:

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tập 1 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)