Hệ thống giám sát dinh dưỡng phải trả lời được các câu hỏi sau đây:
⋅ Bản chất, mức độ và thời gian biểu các vấn đề dinh dưỡng
⋅ Phân lập và mô tả các nhóm nguy cơ nhất
⋅ Lý do tồn tại của suy dinh dưỡng
⋅ Diễn biến theo thời gian của các vấn đề dinh dưỡng
1. Bản chất, mức độ và thời gian biểu các vấn đề dinh dưỡng
Giám sát dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng - Y3 2 ---
Ở các nước đang phát triển, vấn đề thiếu năng lượng, thiếu protein, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin A và thiếu Iod (bướu cổ) là những vấn đề phổ biến. Tuy vậy mức độ phổ
biến không giống nhau, thay đổi theo điều kiện sinh thái, sản xuất, tập quán ăn uống và nhiều yếu tố khác.
Mức độ và thời gian biểu các vấn đề dinh dưỡng cũng cần được chú ý. Ở nhiều vùng nông thôn, các vấn đề dinh dưỡng xuất hiện theo chu kỳ hoặc theo mùa.
Bên cạnh các vấn đề thiếu dinh dưỡng có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng lớn nói trên, cần chú ý đến các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng ngày càng phổ biến hơn
ở các nước trong điều kiện chuyển tiếp về kinh tế như cao huyết áp, vữa xơđộng mạch, đái
đường, béo trệ...
2. Phân lập và mô tả các nhóm nguy cơ nhất
Trong cùng hoàn cảnh kinh tế và cung cấp thực phẩm thiếu thốn, không phải mọi người có nguy cơ thiếu dinh dưỡng giống nhau. Thông thường, do các đặc điểm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng, trẻ em trước tuổi đi học, các bà mẹ có thai và cho con bú là nhóm có nguy cơ nhất.
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và điều kiện làm việc của người mẹ, thời gian cho con bú có
ảnh hưởng đến TTDD của trẻ em <1 tuổi. Hơn nữa những đứa trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2,5kg) dễ bị suy dinh dưỡng hơn trẻ bình thường.
Có thể phân lập các nhóm nguy cơ nhất theo cách phân loại sau đây: 2.1. Điều kiện sinh thái
⋅ Nhóm tuổi
⋅ Giới
⋅ Tình trạng sinh lý ( có thai, cho con bú)
⋅ Tình trạng tiếp xúc với các bệnh nhiễm khuẩn và các yếu tố sức khỏe khác. 2.2. Điều kiện vật chất
⋅ Môi trường nông thôn hay thành phố.
⋅ Vùng sinh thái: ven biển, vùng núi.
⋅ Hệ thống cung cấp thực phẩm: sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất để bán ra thị trường.
⋅ Môi trường vệ sinh, bệnh địa phương.
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa
- Nhóm nhân chủng hoặc văn hóa.
- Tình trạng kinh tế, xã hội: mức thu nhập, bình quân diện tích canh tác, số người trong gia
đình.
- Hệ thống phúc lợi xã hội và y tế.
3. Phân lập các yếu tố nguyên nhân
Hệ thống giám sát dinh dưỡng còn phải trả lời câu hỏi tại sao đó là những nhóm có nguy cơ
nhất?
Thức ăn từ khi bắt đầu sản xuất ( khai phá, trồng trọt) đến miệng người tiêu thụ ( đứa trẻ, người mẹ có thai) đã đi qua nhiều giai đoạn khác nhau ( bảo quản, chế biến, lưu thông phân
--- phối, tập quán ăn uống…). Bất kỳ một trở ngại nào trên dây chuyền đó cũng có ảnh hưởng
đến tình trạng dinh dưỡng.
Nói một cách khác, tình trạng dinh dưỡng của một cá thể phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng ăn vào, các chất này lại phụ thuộc vào mức tiêu thụ thực phẩm của gia đình, thói quen ăn uống, cách phân phối và chế biến thực phẩm tại gia đình.
Muốn phát hiện đúng tình trạng dinh dưỡng của cá thểđòi hỏi các chỉ tiêu thích hợp, đặc hiệu.
4. Diễn biến các vấn đề dinh dưỡng
Tập quán ăn uống không ngừng thay đổi. Cơ cấu bữa ăn cũng không ngừng thay đổi. Theo mức tăng thu nhập và phát triển kinh tế quốc dân, lượng đường, lượng chất béo và thức ăn
động vật không ngừng tăng lên. Những thay đổi đó có kèm theo các hậu qủa sức khỏe. Hai mặt của vấn đề dinh dưỡng cần được chú ý:
các bệnh do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng ( thiếu protein-năng lượng và thiếu các vi chất dinh dưỡng)
các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng ( cao huyết áp, vữa xơ động mạch, đái đường, béo trệ...)