Cuối thế kỷ XX, Tổ chức Y tế thế giới đã coi thiếu dinh dưỡng protein- năng lượng là 1 trong 4 vấn đề thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất ở các nước đang phát triển. Hiện nay, công tác phòng chống PEM trẻ em đã trở thành một hoạt động dinh dưỡng quan trọng ở nước ta. Phương châm dự phòng là chủ đạo tức là thực hiện chăm sóc sớm, chăm sóc mọi đứa trẻ và tập trung ưu tiên vào giai đoạn 2 năm đầu tiên. Các biện pháp phòng chống thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng bao gồm:
1. Chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ có thai và cho con bú: chế độăn uống của bà mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú. Chế độ chăm sóc thai sản (Khám thai, chăm sóc sau sinh, uống viên sắt, uống vitamin A, tiêm phòng uốn ván... )
2. Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em sau khi ra đời, không một thức ăn nào thay thếđược vì:
+ Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ ở tỷ lệ phù hợp nhất với cơ thể trẻ, dễ hấp thu và
đồìng hóa.
+ Trong sữa mẹ có chứa nhiều yếu tố miễn dịch tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ chống bệnh tật. Các yếu tốđó là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và một số bệnh do virus; Lysozym ngăn ngừa vi khuẩn và một số virus gây bệnh; Lactoferin là một protein kết hợp với sắt có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh cần sắt để phát triển; Các bạch cầu có khả năng tiết IgA, lysozym, lactoferin, interferon; Yếu tố bifidus cần cho sự phát triển loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.
+ Yếu tố gần gũi mẹ con là yếu tố tâm lý quan trọng giúp đứa trẻ phát triển hài hòa. Mặt khác, trong khi cho bú, người mẹ có thể phát hiện được sớm nhất những thay đổi của con mình.
Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ nghĩa là:
* Cho con bú càng sớm càng tốt, bú ngay trong nửa giờđầu tiên sau khi sinh. Phản xạ bú của
đứa trẻ kích thích tiết sữa, mặt khác trong sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch quan trọng
* Cho con bú kéo dài ít nhất là 12 tháng. Mặc dù số lượng sữa càng ngày càng ít đi nhưng chất lượng vẫn tốt do đó cho bú kéo dài là cách nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ một cách tự nhiên
* Cho con bú không cứng ngắt theo giờ giấc mà theo nhu cầu của trẻ
3. Cho ăn bổ sung hợp lý: Trong 4 tháng đầu sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với đứa trẻ. Nhưng từ tháng thứ 5 trởđi số lượng sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của đứa trẻđang lớn nhanh. Vì vậy cần cho ăn bổ sung hợp lý. Thức ăn bổ sung cần có đủ chất dinh dưỡng lấy từ 4 nhóm thực phẩm.
- Nhóm lương thực: gồm gạo, mì, ngô, khoai....là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn.
- Nhóm giàu chất đạm: gồm thức ăn nguồn động vật như thịt, cá, sữa, trứng,... và nguồn thực vật nhưđậu, đặc biệt là đậu nành.
--- - Nhóm rau, quả: cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.
4.Theo dõi biểu đồ tăng trưởng trẻ em: Theo dõi biểu đồ phát triển trẻ em là một trong những công cụ của giáo dục dinh dưỡng. Khác với bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng trẻ em tiến triển theo một con đường quanh co, khúc khuỷu, đến khi nhận thấy thường là giai đoạn muộn. Do đó, vấn đề quan trọng là nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Cân định kỳ đứa trẻ hàng tháng và chấm vào biểu đồ, nếu đứa trẻ tăng cân ( đường biểu diễn đi lên) là biểu hiện bình thường, cân đứng yên (đường biểu diễn nằm ngang) là biểu hiện đe dọa, nếu xuống cân (đường biểu diễn đi xuống) là biểu hiện nguy hiểm.
Theo dõi và sử dụng biểu đồ phát triển là công việc tự giác, có ý thức của bà mẹ chứ không phải là hoạt động chuyên môn kỹ thuật riêng của cơ quan y tế. Cán bộ y tế có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích để bà mẹ thực hiện tốt.
5. Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau đẻ: Trẻ em 6-36 tháng tuổi cần được bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/năm. Các bà mẹ sau sinh cần được uống 1 liều vitamin A 200.000 ĐVQT trong vòng 1 tháng sau sinh.
6. Nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị ỉa chảy: vẫn cho trẻ bú, ăn mỡ, rau xanh và bồi phụ nước theo
đường uống.
7. Chăm sóc vệ sinh, phòng chống nhiễm giun: Đây là một điểm quan trọng.Trẻ cần được giữ sạch sẽ, rửa tay chân, tắm rửa thường xuyên. Cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn và cho trẻăn. Định kỳ tẩy giun cho trẻ.
B. THIẾU VITAMIN A VÀ BỆNH KHÔ MẮT
Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt đang là một bệnh thiếu dinh dưỡng hay gặp ở trẻ em nước ta đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng nặng.
1. Đánh giá tình trạng thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt.
Để đánh giá tình trạng thiếu vitamin A, người ta thường phối hợp các đánh giá về lâm sàng, hoá sinh và điều tra khẩu phần.
Đánh giá lâm sàng:
Ở những người dinh dưỡng hợp lý, dự trữ vitamin A tương đối lớn và đủ cho cơ thể
trong một thời gian dài. Các triệu chứng thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ em, đặc biệt từ 6 tháng đến 6 tuôỉ, vì dự trữ vitamin A của chúng ít hơn và nhu cầu cao hơn.
Mặc dù bệnh thiếu vitamin A có biểu hiện toàn thân song các biểu hiện ở mắt vẫn là tiêu biểu và đặc hiệu hơn cả.
Thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (1982) về các biểu hiện lâm sàng của bệnh khô mắt như sau: Biểu hiện Ký hiệu Quáng gà XN Khô kết mạc X1A Vệt Bitot X1B Khô giác mạc X2
Các bệnh thiếu dinh dưỡng thường gặp - Y3 7 ---
Loét giác mạc/ nhũn giác mạc trên 1/3 diện tích X3B
Sẹo giác mạc XS
Tổn thương đáy mắt của bệnh khô mắt XF
Đánh giá về sinh hoá:
Khác với các chất dinh dưỡng khác, vitamin A được dự trữ trong gan, cho nên lượng vitamin A trong gan là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá tình trạng vitamin A, tuy nhiên rất khó thực hiện.
Xác định hàm lượng vitamin trong huyết thanh chỉ có giá trị tương đối vì khi dự trữở
gan đã thay đổi khá nhiều nó vẫn giữở mức tương đối ổn định nhờ một cơ chếđiều hoà. Người ta thấy khi vitamin A huyết thanh ở mức 10mcg/100ml thì có sự giảm sút vitamin A trong gan và tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng cao lên.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, để chẩn đoán bệnh khô mắt cần có các chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu hoá sinh giúp thêm để khẳng định.
Điều tra khẩu phần:
Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do nhu cầu cao và chếđộ ăn nghèo vitamin A. Hỏi tiền sửăn uống hoặc điều tra khẩu phần là việc cần thiết nhưng không dễ dàng nhất là trẻ nhỏ. Khi điều tra ăn uống cần chú ý tình hình nuôi con bằng sữa mẹ, thức
ăn giàu vitamin A sẵn có tại địa phương, các dao động theo mùa và các tập quán ăn uống, ăn sam, ăn khi tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn.
Chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng vitamin A ở trẻ em
Tình trạng Vitamin A trong khẩu phần (mcg/ngày) Vitamin A ở gan (mg/kg) Vitamin A huyết thanh (mcg/100ml) Biểu hiện lâm sàng
Đủ Trên 400 Trên 200 Trên 200 Không có Vùng sát giới hạn 200 - 400 100 - 200 100 - 200 Có thể có biểu hiện chậm lớn, ăn kém ngon, giảm sức đề kháng nhiễm khuẩn Giới hạn đe doạ bệnh lý
Dưới 200 Dưới 100 Dưới 100 Xuất hiện các biểu hiện lâm sàng (quáng gà, khô giác mạc, loét và nhũn giác mạc)
2. Các biện pháp phòng chống bệnh khô mắt và thiếu vitamin A
2.1. Giáo dục dinh dưỡng:
Khẩu hiệu chung của giáo dục dinh dưỡng phòng bệnh thiếu vitamin A là:”Nuôi con bằng sữa mẹ - tô màu cho bát bột của cháu “.
2.2. Cải thiện bữa ăn và tạo nguồn bổ sung giàu vitamin A và caroten: cần cho trẻăn các thức
ăn giàu vitamin A và caroten như gan gia súc, gia cầm, trứng.. các loại rau quả củ có màu như
--- 2.3. Tăng cường vitamin A vào một số thức ăn: người ta đã nghiên cứu có kết quả việc tăng cường vitamin a vào một số thức ăn như sữa, đường, mỡ, mì chính...
2.4. Phân phối các viên nang vitamin A liều cao cho trẻ em: thông thường người ta cho uống dự phòng 1 viên nang 200.000 UI (đơn vị quốc tế) mỗi năm 2 lần (đối với trẻ dưới 12 tháng cho 1 viên nang 100.000 UI).
2.5. Phối hợp với các chương trình y tế khác trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Chúng ta biết rằng bệnh thiếu dinh dưỡng protein- năng lượng và nhiễm khuẩn đặc biệt là sởi tác động lên mắt làm bệnh trầm trọng thêm. Vì thếđể phòng chống thiếu vitamin A có hiệu quả cần có sự
lồng ghép với các nội dung khác của chăm sóc sức khỏe ban đầu.