CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DINH DƯỠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tập 1 (Trang 50)

1. Đặc tính chung

Một hệ thống giám sát dinh dưỡng tốt phải dựa trên các chỉ tiêu nhạy và đặc hiệu, đồng thời dễ lấy số liệu.

Thí dụ: cân nặng của trẻ em là một sốđo, nếu cân nặng được so với chuẩn sẽ là một chỉ tiêu của TTDD.

Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới thường dùng điểm “ ngưỡng” ở - 2SD so với trị sốở quần thể

tham khảoNCHS ( National Center for Health Statistics) của Hoa kỳ để coi là có thiếu dinh dưỡng. “ Mức phải can thiệp” được đánh giá như sau:

∗ Vùng nguy cơ thiếu dinh dưỡng cao hoặc rất cao: Tỷ lệ trẻ có cân nặng dưới -2SD cao hơn 30%.

∗ Vùng nguy cơ thiếu dinh dưỡng trung bình: Tỷ lệ trẻ có cân nặng dưới -2SD trong khoảng 15 - 30%.

∗ Vùng nguy cơ thiếu dinh dưỡng thấp: Tỷ lệ trẻ có cân nặng dưới -2SD dưới 15%.

2. Các chỉ tiêu sức khỏe và ăn uống về tình trạng dinh dưỡng

Một số chỉ tiêu sau đây hay dùng nhất trong các hệ thống giám sát dinh dưỡng:

2.1Cân nặng trẻ sơ sinh: cân nặng trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng dinh dưỡng của thai nhi,

điều đó phụ thuộc vào tình trạng ăn uống và sức khỏe của người mẹ. Đây cũng là một chỉ tiêu dự báo tình trạng sức khỏe của đứa trẻ trong tương lai. Tỷ lệ trẻ em bị SDD ở lô trẻ có cân nặng khi sinh thấp cao gấp 3 lần so với lô bình thường. Khả năng mắc bệnh ở lô trẻ này cũng cao hơn.

2.2. Cân nặng trẻ em theo tuổi: một đứa trẻđược nuôi dưỡng hợp lý thì cân nặng tăng lên

đều. Trẻ ngừng tăng cân là dấu hiệu báo động chếđộăn không hợp lý hoặc trẻ mắc một bệnh gì khác. Do đó việc theo dõi thường kỳ, đánh dấu cân nặng lên biểu đồ phát triển là việc làm cần thiết.

Giám sát dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng - Y3 4 ---

• • •

Ngoài ra có thểđánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhờ so sánh với cân nặng tương ứng ở

quần thể tham khảo (NCHS) để tính ra “chỉ số dinh dưỡng” và đánh gía được đứa trẻ có bị

suy dinh dưỡng hay không.

2.3. Vòng cánh tay: Những nghiên cứu ở trẻ em cho thấy ở những đứa trẻđược nuôi dưỡng tốt, vòng cánh tay tăng lên nhanh ở năm đầu tiên ( từ 10cm khi sinh đến 15cm ở cuối năm

đầu), sau đó tăng chậm ở năm thứ 2 (tới 16,5cm) và hầu nhưđứng yên cho tới 5 tuổi. Theo hằng số sinh học của người Việt nam, trẻ em nước ta lúc 1 tuổi có vòng cánh tay là 13,7cm, 2 tuổi là 14,0cm và 5 tuổi là 14,2cm (trai).

Do đó nhiều tác giả đã dùng vòng đo cánh tay trái bình thường như một chỉ sốđánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em từ 1-5 tuổi. Vòng đo này yêu cầu phương tiện đơn giản không cần biết tuổi chính xác nên có giá trị lớn ở thực địa. Nhược điểm là độ nhạy không cao, khó

đo một cách chính xác. Thông thường người ta đánh giá như sau: Trên 13,5cm: bình thường

12,5 - 13,4cm: báo động suy dinh dưỡng dưới 12,5cm: suy dinh dưỡng

2.4. Chiều cao theo tuổi: nếu chỉ đo một lần, cân nặng theo tuổi không phân biệt được những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng đã lâu ngày hay tình trạng thiếu dinh dưỡng mới gần đây.

Điều này quan trọng để xác định hành động phải xử trí

Thiếu dinh dưỡng kéo dài và bệnh tật đã ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ xương, đứa trẻ trở

nên thấp hơn (còi). Do đó chiều cao theo tuổi cũng là một chỉ số có giá trị. Đặc biệt chiều cao trẻ em ơ ítuổi bắt đầu đi học có nhiều thuận lợi dễ thu thập và phản ánh được một số yếu tố ảnh hưởng tới sức lớn và phát triển trước đây. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy chiều cao ở trẻ 7 tuổi có tương quan thuận chiều với tình hình kinh tế và mức sống ở

nhiều nước trên thế giới.

2.5. Tử vong đặc hiệu theo tuổi: tỷ lệ tử vong của trẻ từ 0-1tuổi / 1000 sơ sinh sống và tử

vong của trẻ từ 1-4 tuổi / 1000 trẻ đó đã được dùng như là chỉ tiêu của tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Có tác giả thấy sự so sánh giữa 2 tỷ số này ( A/B) lại nêu hình ảnh khêu gợi hơn: cả 2 nhóm đều bị những ảnh hưởng ngoại lai giống nhau, nhưng nhóm A phản ánh thời kỳ còn bú mẹ, còn nhóm B là thời kỳ chuyển tiếp chếđộăn.

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tập 1 (Trang 50)