Quan hệ giữa quyết định quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh với quyết định pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dướ

Một phần của tài liệu Quyết định quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50)

quyết định pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới

Nếu hiểu m ột cách tương đối thì các cơ quan nhà nước cấp dưới trực tiếp của ƯBND cấp tỉnh bao gồm cả các cơ quan chính quyền cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (các sở, ban, ngành).

2.3.1. Quan hệ giữa quyết định quản lý của UBND cấp tỉnh với quyết định quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh

Như chúng ta đã biết, các cơ quan chuyên môn nói trên là “ trực thuộc ƯBND cấp tỉnh” . Chẳng hạn, theo Luật năm 1994 thì: "Các cơ quan chuyên môn thuộc u ỷ ban nhân dân giúp u ỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở" [31' Đ531. Như vậy, các sở, ban là các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh chịu sự chi đạo và quản lý về tổ chức - biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, nhưng đồng thời cũng chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của bộ quản lý ngành.

Do vị trí như trên nên các quyết đinh quản lý của các sở, ban phải bảo đảm sự thống nhất, sự phù hợp với các quyết định quản lý của UBND cấp tỉnh.

Tuy nhiên, như trên đã nói, hiện nay có những quan điểm cho rằng có nên trao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh ban hành quyết định quản lý, trong đó đặc biệt là các quyết đinh mang tính quy phạm.

Quan điểm phản đối cho rằng các sở, ban cấp tỉnh là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo theo hai chiều, do vậy, chúng chỉ nên ban hành các quyết định quản lý có tính chất thưc hiện, áp dụng các quyết định quản lý của các cơ quan cấp trên và của UBND cấp tỉnh. Quan điểm ủns hộ cho rằng nếu thừa nhận sự ủy quyền thì cũng thừa nhận sự ủy quyền trong ban hành quyết định quản lý. Chính phủ ủy quvền cho các bộ thì ƯBND cấp tỉnh cũng có thể ủy quvền cho các cơ quan

chuyên môn của mình ban hành các quyết định quản lý liên quan đến ngành, lĩnh vực của các cơ quan đó. Chúng tôi cho rằng, với chủ trương cải cách bộ máy hành chính hiện nay, bộ, các cơ quan ngang bộ là những cơ quan hoạch đinh chiến lược về ngành, lĩnh vực của mình trong phạm vi toàn quốc. Sở, ban thuộc tỉnh chỉ nên là cơ quan thực hiện các phương hướng, chủ trương mà các bộ, cơ quan ngang bộ đã đưa ra. Nếu có đặc thù của địa phương thì các sở, ban, có thể đề nghị ƯBND cấp tỉnh ban hành những quyết đinh quản lý có tính chất quy phạm, chủ đạo. Như vậy, các cơ quan chuyên môn thuộc ƯBND cấp tỉnh có quyền ra các quy định nhưng phạm vi giới hạn, chi nên ra các quy định áp dụng pháp luật, nghĩa là các quyết định quản lý hướng dẫn thực hiện các quy định của bộ, cơ quan ngang bộ và của UBND cấp tỉnh. Điều này cũng tránh được sự lộn xộn trong việc ban hành các quy đinh quản lý nhà nước hiện nay, giảm bớt tình trạng không thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, cũng như giữa các tỉnh khác nhau['S).

Như vậy, theo xu hướng giảm dần các chủ thể có quyền ban hành quyết đinh quản lý mang tính quy phạm thì các sở, ban, ngành chỉ nên ra quyết đinh quản lý cá biệt dựa trên cơ sở quyết đinh quản lý của UBND cấp tỉnh và phải bảo đảm sự phù hợp với các quyết định quản lý của ƯBND cấp tỉnh.

Về quan hệ giữa quyết đinh quản lý nhà nước của UBND, chủ tịch UBND tỉnh với quyết định của các cơ quan chuvên môn đáng chú ý là quy đinh tại khoản 4 Điều 52 Luật năm 1994 về nhiệm vụ, quvền hạn của chủ tịch UBND cấp tỉnh: “Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuvên môn thuộc Ưỷ ban nhân dân cấp mình và những vãn bản sai trái của u ỷ ban nhân dân, chủ tịch UỶ ban nhân dán cấp dưới;” . Theo quy định này, có thể hiểu chủ tịch UBND cấp tỉnh có quvền đình chỉ hoặc bãi bỏ những quyết định quản lý nhà nước của các sở, ban thuộc UBND cấp tỉnh và cùa UBND, chủ tịch UBND cấp huvện.

Thông qua quyền hạn của chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc xử lý quyết định quản lý nhà nước chúng ta cũng có thể thấy được mức độ ảnh hưởng, phụ thuộc của các cơ quan đó. Đương nhiên, khi đình chỉ, bãi bỏ các quyết định quản lý nhà nước của các cơ quan này, chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng phải ban hành một quyết đinh quản lý nhà nước.

Các sở, ban là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo vế biên chế, tổ chức của UBND, do đó, quyền hạn của chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc xử lý quyết định pháp luật của các cơ quan này là rất lớn.

Theo quy đinh của Luật thì cá nhân chủ tịch có quyền đinh chỉ, bãi bỏ những quyết định sai trái, nghĩa là những quyết định vi pham hoăc yêu cầu hợp pháp hoặc yêu cầu hợp lý như đã trình bày ở trên.

2.3.2. Quan hệ giữa quyết định quản lý của UBND cấp tỉnh với quyết định pháp luật của H Đ N D và UBND cấp huyện

Tương tự như các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, các cơ quan chính quyền cấp huyện (HĐND và UBND cấp huyện) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng chịu sự quản lý của UBND cấp tỉnh do phạm vi hiệu lực của thẩm quyền UBND cấp tỉnh theo không gian.

Về mối quan hệ giữa quyết đinh quản lý của UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh, hiện nay, có một thực tế là các quyết đinh của UBND cấp huyện thường sao chép hầu như nguyên vãn quyết đinh cua UBND Cấp tinh, chỉ khác ở giới hạn hiệu lực trong phạm vi địa bàn huyện.

Trong hoạt động điều hành, ƯBND cấp tỉnh ban hành quyết định hoặc chỉ thị vê một vấn đề nào đó thì hầu như ngay lập tức UBND cấp huyện cũng ban hành quyết định hoặc chỉ thị về đúng vấn đề đó (thậm chí theo đúng cả hình thức quvết định, còn nội dune thì gần như là sự sao chép lại). Điểu này cũng có thể xảy ra đối với cấp x ã .[5]

Các quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện được ban hành trong những trường hợp này hiển nhiên là phải cản cứ vào quyết định quan ]ý của

huyện là cơ quan quyền lực nhà nước thuộc hệ thống các cơ quan quvền lực do nhân dân trực tiếp bầu ra. Do vậy, Điéu luật quy định HĐND cấp tỉnh mới có quyền bãi bỏ nghị quyết sai trái của HĐND cấp huyện là hợp lý do thứ bậc của các cơ quan đó trong cùng hệ thống (tương tự như UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện).

Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất trên địa bàn tỉnh thì việc để quyền đình chỉ nghị quyết HĐND cấp huyện cho chủ tịch UBND cấp tỉnh là phù hợp bởi UBND là cơ quan thực tế trực tiếp điều hành hoạt động quản lý, có thế mạnh trong việc nắm bắt những lĩnh vực thực tế của cuộc sống hàng ngày. Trong hoạt động quản lý của mình UBND sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện những sai trái trong quá trình quản lý. Ngược lại, hoạt động của HĐND chủ yếu diễn ra ở hai kỳ họp, thường trực HĐND lại không phải là một cấp quản lý độc lập, chỉ có nhiệm vụ quan trọng là chuẩn bị kỳ họp của HĐND.

Thực tế, phần lớn những nghị quyết sai trái của HĐND cấp huyện là do UBND cấp tỉnh phát hiện và đề nghị bãi bỏ. Quy định này theo chúng tôi là rất có giá trị, bảo đảm hiệu quả thực tế của hoạt động quản lý.

Quyết định quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh là cơ sở pháp lý cho việc ban hành quyết định quản lý nhà nước của HĐND, ƯBND cấp huyện, các sở, ban. Những quyết đinh quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh có thể là căn cứ cho việc ban hành các quyết định của giám đốc các sở và của UBND cấp huyện.

Nghị quyết của HĐND cấp huyện dùng để đinh ra chủ trương, các biện pháp, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong phạm vi địa bàn huyện và dưa trên sơ sở căn cứ chu yêu là các quvết đinh chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên (HĐND và UBND cấp tỉnh).

Mức độ phụ thuộc vào nghị quyết của HĐND cấp tinh rõ nét hơn do đây là các cơ quan trong cùng hộ thông và cũng do sự giỗng nhau về tính chất pháp lý của nghị quyết. Thường thì các nghị quyết của HĐND cấp

huyện thể hiộn lại chủ trương trong nghị quyết cùa HĐND cấp tỉnh nhưng ở phạm vi hẹp hơn.

M ặt khác, các nghị quyết của HĐND cấp huyện cũng phụ thuộc vào quyết đinh quản lý của UBND cấp tỉnh. Các nghị quyết này phần nào đó cũng phải phù hợp với các quyết đinh quản lý của UBND cấp tỉnh, đặc biệt là các quyết đinh mang tính chủ đạo và quy phạm, bởi lẽ, hiệu lực của những quyết định quản lý của ƯBND cấp tỉnh bao trùm cả trong phạm vị địa bàn tỉnh và trên tất cả các lĩnh vực, trong khi nghị quyết của HĐND cấp huyện thực chất cũng là đề ra các biện pháp để thực hiện việc quản lý mọi mặt đời sống.

Chính do sự phụ thuộc này mà các quyết đinh pháp luật của HĐND cấp huyện có thể bị chủ tịch ƯBND cấp tỉnh đình chỉ thi hành và bị xử lý như đã đề cập ở trên.

Một phần của tài liệu Quyết định quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50)