quyết định pháp luật của cơ quan nhà nước cáp trên
2.1.1. Quan hệ giữa quyết định quản lý của UBND cấp tỉnh với H iến pháp, luật, nghi quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của u ỷ ban Thường vụ Ouốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Vói tính chất là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, về nguyên tắc, quyết đinh quản lý nhà nước của ƯBND cấp tỉnh được ban hành trên cơ sở và để thi hành quyết định pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên. Điều này thể hiện rõ ở căn cứ ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh.
Thường thì các quyết định của UBND cấp tỉnh phải căn cứ vào quyết đinh pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của u ỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết đinh của Chủ tịch nước; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết đinh, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và có khi căn cứ cả vào công văn, thông báo của Thủ tướng Chính phủ hoặc của bộ trưởng.
Điều 123 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Ưỷ ban nhân dân do Hội đổng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đổng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đổng nhân dân"[23]. Như vậy, hoạt động của UBND phải tuân thủ Hiến pháp, luật và các quyết đinh pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, trong đó có cả hoạt động xây dựng và ban hành quyết đinh quản lý nhà nước
Quyết đinh quản lý nhà nước của ƯBND cấp tỉnh cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.
Điều 27, Khoản 1 Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và u ỷ ban nhân dân ở mỗi cấp quy đinh: "Căn cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, u ỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó, bảo đảm cho các văn bản này không trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên "[41].
Từ các quy định trên đây có thể thấy vị trí phụ thuộc của quyết định quản lý nhà nước của ƯBND cấp tỉnh với quyết đinh pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc của quyết đinh quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh đối với quyết định pháp luật của mỗi cơ quan nhà nước cấp trên rất khác nhau, tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý, vai trò của mỗi cơ quan trong thang bậc bộ máy nhà nước, ở đây chúng ta nghiên cứu chủ yếu mức độ chi phối về m ặt nội dung quyết đinh.
Hiến pháp, luật và các quyết đinh pháp luật của Quốc hội, Ưỷ ban thường vụ Quốc hội mang tính chất bao quát, đinh hướng chung cho hoạt động ban hành quyết định quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các quyết đinh pháp luật này rất ít ảnh hưởng đến nội dung quyết định quản lý của UBND cấp tỉnh.
2.1.2. Quan hệ ẹiữa quyết định quản ỉý củơ ƯBND cấp tỉnh với quyết đinh quản lý nhà nước của Chinh phủ, Thủ tướììg Chính phủ, các bộ trưởìĩg, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Cìii/ih phủ
Trong hệ thống các quyết định pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên thì những quyết định pháp luật có ảnh hưởng trưc tiếp và nhiều nhất tới nội dung các quyết định quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh là
các quyết định quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Điều này là hợp lý và dễ hiểu, bởi lẽ, các cơ quan này thuộc chủ thể của hoạt động quản lý theo nghĩa hẹp, là các cơ quan quản lý nhà nước.
Thông thường, các quyết định, chỉ thị của ƯBND cấp tỉnh được chia thành hai phần: phần 1 là căn cứ ban hành (đối với quyết định) hoặc là sự cần thiết ban hành (đối với chỉ thị) và phần 2 là nội dung của quyết đinh hoặc chỉ thị đó [5].
Căn cứ quan trọng đầu tiên liên quan đến thẩm quyền về hình thức của quyết định và thường được dùng nhất đó là Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và u ỷ ban nhân dân.
Căn cứ tiếp theo cụ thể hơn, thường được dùng đó là các quyết định quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Đây là các căn cứ quan trọng ảnh hưởng đến nội dung quyết định quản lý nhà nước của ƯBND cấp tỉnh, phổ biến là các căn cứ vào quyết đinh quản lý nhà nước của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, sau đó là các nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ chúng ta có thể thấy các quvết đinh quản lý nhà nước của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngans bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng nhiều khi là để thi hành quyết đinh quản lý nhà nước của tập thể Chính phủ.
Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có thể quy định trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh trong khi các quyết định, chỉ thị, thồng tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng có thể có quy định tương tự do có phạm vi điều chỉnh theo ngành và lĩnh vực quản lý trong cả nước.
Quyết định quản lý của ƯBND cấp tỉnh ban hành hiển nhiên là phải phù hợp với quyết định quản lý của bộ quản lý ngành và cũng đê thi hành quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
V í dụ: Quyết đinh của UBND tỉnh Nghệ an sô' 4754/QĐ-UB ngày 24 tháng 11 năm 1997 về việc ban hành quy chế xét tặng nghệ sỹ xuất sắc tỉnh Nghệ An có căn cứ vào Thông tư số 68/TT-VH ngày 07 tháng 9 năm 1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin [48).
Sự phụ thuộc cũng như vị trí của quyết định quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh so với quyết định pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên được thể hiện rất rõ nét qua hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm sát và xử lý vãn bản trái pháp luật. Điều này đã được quy định thành chương riêng ưong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996.
Liên quan đến vãn bản UBND cấp tỉnh có các điều 83, 84, 85. Điều 83 quy định về thẩm quyền của Chính phủ trong việc kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật, trong đó khoản 2 quy định: “Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, u ỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái Hiến pháp, luật và các vãn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;” [32]. Điều này cũng đã được ghi nhận tại Điều 114 hiến pháp năm 1992.
Về thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đối với văn bản của UBND cấp tỉnh đã được ghi nhận tại Điều 84 Luật ban hành quy phạm pháp luật năm 1996. Theo đó, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh, đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thù tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực phụ trách; đổng thời cũng tính cả phương án nếu ƯBND cấp tỉnh không nhất trí thì có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn phải chấp hành quyết định đình chỉ thi hành của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nsang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ[32).