Hoàn cảnh diễn ra hành động xem bói

Một phần của tài liệu Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng (Trang 76)

7. Khung lý thuyết

3.1.3 Hoàn cảnh diễn ra hành động xem bói

Đi tìm câu trả lời cho việc tại sao xem bói lại có sức hấp dẫn, không những tồn tại mà còn phát triển cho đến ngày nay là một điều cần có sự giải thích nhiều chiều, ở nhiều phương diện. Đến với bói toán có nghĩa là chúng ta đến với văn hóa tâm linh, ở đó sự giải thích cần tính đến các nguồn gốc tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo.

Tôn giáo tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại. Nếu khoa học sống bằng khái niệm, nghệ thuật sống bằng hình tượng thì tôn giáo sống bằng đức tin. Trước đây không ít người coi tôn giáo đồng nghĩa với mê tín, lạc hậu và phản khoa học song tôn giáo chính là văn hóa, là những niềm tin của con người. Niềm tin giúp cho con người vượt qua được những khó khăn, nhọc nhằn của cuộc sống thường nhật, giúp cho con người sống có lý tưởng, ước mơ.

Tôn giáo ra đời khi con người không lý giải được các hiện tượng tự nhiên như: sấm chớp, mây, mưa…và những gì ở xung quanh họ. Hiện nay, khoa học rất phát triển, con người không những lý giải được các hiện tượng tự nhiên mà còn chinh phục thiên nhiên. Đáng lẽ ra tôn giáo phải mất đi nhưng thực tế cho thấy tôn giáo không những không mất đi mà còn có khả năng tái sinh mạnh mẽ. Sự tồn tại của tôn giáo với con người ở bất kể hình thức kinh tế- xã hội nào, bất kể sự phát triển về nhận thức và hiểu biết của con người, chứng tỏ hiện tượng này luôn tìm được những hình thức tác động hợp lý và “khôn ngoan” đến đời sống tâm lý của con người. Một trong những nguyên nhân giải thích về sức sống dai dẳng của thế giới là chức năng an ủi con người.Cuộc sống thực tại của con người còn gặp không ít khó khăn, vất vả, những lo âu xen lẫn cay đắng và phiền muộn. Những điều này luôn xảy ra trong cuộc sống gia đình thường nhật, trong các nhóm nhỏ xã hội và ngoài xã hội nói chung. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác còn gay gắt, con người còn phải tìm đến các lực lượng khác hỗ trợ, ngoài bản thân mình, kể cả việc trông chờ vào những cơ may.Chính điều này đã làm cho một số người mong muốn đi tìm sự giải tỏa, tìm sự cứu giúp. Chúng ta có thể thấy phần nào thông qua hiện tượng đi lễ đền bà Chúa Kho, chùa Hương…Tại sao hiện tượng này trong thời bao

cấp lại không phát triển? Phải chăng, nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh khắc nghiệt, nhiều rủi ro đã khiến cho nhiều người đặc biệt là giới kinh doanh tìm đến sự giúp đỡ của thánh thần. Hơn nữa, chúng ta đều biết, vũ trụ bao la, thế giới vô cùng mà khả năng của con người có giới hạn. Bên cạnh thế giới tự nhiên còn bao điều bí ẩn, những hiện tượng không thể lý giải một sớm một chiều được như hiện tượng các nhà ngoại cảm, những người có khả năng giao tiếp với người chết, một thế giới của những người âm dần dần được các nhà ngoại cảm hé lộ làm cho con người mong muốn nhận thức đầy đủ hơn về thế giới bên kia, về chính những khả năng đặc biệt của mình. Đó là nguyên nhân tác động tới sự gia tăng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và phong trào đi tìm mồ mả, đất cát nói riêng như hiện nay.

Nhu cầu của con người về tín ngưỡng, tôn giáo không phải tự nhiên mà có mà do những điều kiện về tự nhiên và xã hội tạo nên. Do vậy nó cũng sẽ thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. Nó được quyết định bởi cơ sở vật chất của các hình thái kinh tế - xã hội nhưng nó cũng tác động trở lại đối với chính trị, các thiết chế, văn hóa và lối sống của hình thái kinh tế- xã hội đó. Cho nên xem xét về hành động đi xem bói của người dân không chỉ xem những cơ sở xã hội nào là mảnh đất khiến nhu cầu bói toán tồn tại và có xu hướng gia tăng mà đồng thời cũng phải xem xét những tác động của nó đến cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng như thế nào.

Nhu cầu chính là yếu tố đầu tiên trong cấu trúc hành động của con người. Nhu cầu cùng với lợi ích tạo thành động cơ, dẫn dắt con người hành động, tham gia định hướng hành động. Xem bói là một trong những lựa chọn của con người kể từ thời xa xưa, cho đến ngày nay, với sự biến đổi của xã hội nó đã xuất hiện những mầu sắc mới. Hiện nay “gia tăng sự cầu mong về sức khỏe, hạnh phúc và làm ăn thành đạt, những sự kiện liên quan tới các sự kiện quan trọng trong đời người như : cưới xin, ma chay, động thổ , xuất hành...cũng được quan tâm nhiều hơn”, “Xu hướng thương mại hóa các hoạt động hành nghề tôn giáo và các cơ sở thờ tự khá rõ. Tang ma, cúng giỗ, cầu siêu, dặt bát hương, đặt ảnh, cúng sao giải hạn, cầu an, làm ở chùa hay thỉnh sư về nhà…việc nào có giá của việc đó”[49,12]. Lý giải

điều này như thế nào? Có rất nhiều nguyên nhân từ phía chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan gồm có: nhận thức của người dân, tâm sinh lý của người dân. Nguyên nhân khách quan chính là những tác động của hoàn cảnh kinh tế xã hội của cá nhân, gia đình, bối cảnh của đất nước mang những hơi thở thời đại.

Trong xã hội truyền thống, khi số phận con người luôn gắn với số phận của cộng đồng thì việc quan tâm tới những nhu cầu cá nhân dường như không là cần thiết nhất, quan trọng nhất với người dân. Trong xã hội đó, tồn tại những khuôn mẫu giá trị, giao tiếp hay thậm chí cả những khuôn mẫu cho những số phận. Ở đó, họ có cái hạnh phúc giống nhau, cái trăn trở giống nhau và cả cái bất hạnh cũng dường như giống nhau cho nên nhu cầu đối với họ đều giống nhau. Điều mong muốn nhất đối với họ là sức khỏe để đủ điều kiện vất vả một nắng hai sương, họ có chung một sự sùng kính đối với các vị thần làng, thần mây, thần mưa…là những vị thần tác động đến cuộc sống nông nghiệp của họ; đối với gia đình họ có chung tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tất cả đều chia sẻ với cộng đồng. Do đó xuất hiện những nhu cầu mang tính cá thể hóa là chuyện khó gặp, khó thấy.

Xã hội càng phát triển, sự phân công lao động càng sâu sắc là lúc mà nhu cầu của cá nhân cũng ngày càng có xu hướng khác biệt. Cùng là mối quan tâm đối với con cái, có người mong muốn định hướng cho con sau này sẽ có nghề nghiệp ổn định, đủ ăn, đủ tiêu; có người mong muốn con đi du học để mở rộng sự hiểu biết, kiếm thật nhiều tiền…Ngay cả, trật tự trong thang bậc giá trị xã hội cũng đã đổi khác. Người buôn bán, kinh doanh vào dịp đầu năm, cuối năm nô nức, chen chúc đi lễ, đi vay ở đền Bà Chúa Kho mong Bà bố thí cho lộc rơi, lộc vãi. Giới công chức đầu năm rủ nhau đi xin ấn đền Trần. Giới sĩ tử đi thi đến Văn Miếu Quốc tử giám cầu tài. Người muộn con đi lễ chùa Hương, lên Yên Tử. Có vẻ đúng với câu “Phú quý sinh lễ nghĩa”.

Đối với người Việt, có thể nói niềm tin tôn giáo len lỏi vào từng gia đình. Từ đạo thờ cúng tổ tiên, thờ thần thành hoàng làng, thờ những người có công với đất nước. Trong thời đại ngày nay, cuộc sống của người dân được cải thiện, họ có xu hướng chú ý hơn, chăm chút hơn cho phần mồ mả tổ tiên, đi tìm phần mộ cho

những người không may lưu lạc ở đâu mà con cháu không tìm được, đi tìm mộ cho những liệt sỹ đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh cứu nước. Hơn nữa niềm tin tôn giáo còn len lỏi trong những sự may rủi của thời cuộc, của vận mệnh mỗi con người, ai cũng mưu cầu sức khỏe, sự may mắn để tồn tại và đứng vững trong thế giới có nhiều biến động này. “Nhưng những quỷ thần rải rác đâu đó trong thiên nhiên đâu phải là bất động. Họ trà trộn vào đời sống con người, ảnh hưởng đến từng số phận, liên kết với ta từ trong lòng mẹ cho đến khi chết đi. Hạnh phúc hay bất hạnh của con người đều lệ thuộc vào, tử sinh đều từ đó mà ra. Họ là nguyên nhân của tật bệnh, của mất mùa; đàn bà hiếm muộn cũng do họ; mất tiền mất của cũng do họ; kể cả việc lều chõng trường thi đều có quỷ thần tác động; nghĩa là bao gồm hết mọi biến cố làm cho con người hạnh phúc, không ngừng tác động; nghĩa là bao gồm hết mọi biến cố làm con người hạnh phúc, theo dõi mãi hành vi của ta và là nguyên nhân của mọi thành bại. Con người đong đưa giữa hai thế giới, thế giới tự nhiên mắt thấy tai nghe và thế giới vô hình, thế giới siêu nhiên” [32, 25].

Đối với người đi xem họ nghĩ gì về việc hiện nay số lượng người đi xem có chiều hướng gia tăng?

Vì hiện nay có nhiều hiện tượng duy tâm chưa có lời giải. Điều đó làm cho hiện nay có nhiều thầy bói, thầy cúng mọc lên, nhưng trong đó những người có khả năng thật sự thì ít. Số lượng người đi xem gia tăng chứng tỏ số lượng người tin vào bói toán đang tăng lên, đời sống tâm linh đang lên ngôi(PVS 10, Nữ, 25 tuổi, đang chờ việc, chƣa kết hôn)

Hoạt động bói toán có xu hướng nhộn nhịp hơn thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu, nhu cầu lớn thì tạo cơ hội cho hoạt động này phát triển. Nhu cầu lớn là do quan điểm, suy nghĩ, tinh thần của nhiều người chịu tác động của hiện thực xã hội ngày nay khiến con người lo sợ nhiều điều, họ đi xem bói để cảm thấy yên tâm hơn, mong “ đoán biết” được số mệnh, để tránh những gì không tốt “ sắp xảy ra” và chờ đợi những điều tốt đẹp mà thầy cho họ biết trước, do hiện tượng “ lây lan” từ người này sang người kia” ( PVBCT 9, nữ, 28 tuổi, du lịch, chƣa kết hôn).

Trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến đổi như hiện nay, cuộc sống của con người dường như cũng “bấp bênh” hơn. Họ tìm đến với tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động bói toán với mong muốn được chia sẻ, giãi bày, đôi khi cần có thêm niềm tin để “đặt cược” cho những dự định trong tương lai. Các hoạt động bói toán đã hình thành từ ngàn xưa. Trong quá khứ, chúng đã từng có ảnh hưởng rất lớn đến chính trị, quân sự, văn hóa và các mặt trong đời sống.Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, chúng đang có một thị trường càng ngày càng mở rộng, có năng lực tái sinh mạnh mẽ. Cùng với sự gia tăng các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực xã hội học tôn giáo cần làm rõ nguồn gốc xã hội của hiện tượng này, nhận thức đầy đủ hơn về tình cảm tôn giáo của người dân để từ đó xây dựng những chính sách phù hợp góp phần làm lành mạnh đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Một phần của tài liệu Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)