Cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi xem

Một phần của tài liệu Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng (Trang 70)

7. Khung lý thuyết

3.1.2. Cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi xem

Qua khảo sát của chúng tôi cũng như các nghiên cứu của các tác giả trước đã cho thấy bói toán là một hoạt động đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt ở khu vực đô thị. Một câu hỏi được đặt ra tại sao hoạt động bói toán lại tồn tại và có sức cuốn hút với người đi xem bói. Để góp phần trả lời câu hỏi này, cần xem xét các yếu tố tác động tới quá trình giao tiếp giữa người hành nghề và người đi xem bói.

Về khuôn mẫu giao tiếp giữa thầy bói và những người đi xem bói.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có một số khuôn mẫu cơ bản trong giao tiếp giữa người hành nghề bói toán và người đi xem bói. Người hành nghề bói toán sẽ căn cứ trên cơ sở nghề nghiệp, đặc điểm gia đình, tuổi tác của người đến xem để “phán” về quá khứ, hiện tại và tương lai của họ.

Dựa trên cơ sở nghề nghiệp của người đi xem bói, thầy bói sẽ có một số câu phán cơ bản với từng nhóm nghề nghiệp. Chẳng hạn, với nhóm công chức nhà nước, trong lời thầy phán bao giờ cũng đề cập tới vấn đề thăng quan tiến chức, di chuyển nơi làm việc… Đối với người buôn bán, kinh doanh, thầy sẽ phán về vấn đề tài lộc, được hay mất tiền.

Đối với những người đi xem bói đã có gia đình, tùy theo tuổi tác, thầy bói thường đề cập đến vấn đề con cái và mồ mả, đất cát. Đối với vấn đề con cái, rất nhiều trường hợp những người đã kết hôn đến xem được thầy phán “đã bỏ 1-2 đốt”. Trong câu chuyện này có nhiều người tin lời phán của thầy thể hiện qua việc người đi xem hỏi một cách cặn kẽ, chi tiết cách thức thờ cúng những vong linh “cô bé đỏ,

cậu bé đỏ”. Có người được thầy khuyên nên lập bát hương, có người được thầy khuyên chỉ cúng vọng chứ không nên lập bát hương. Theo thầy tùy theo sự hợp hay không hợp với cha mẹ, có hay “ theo” cha mẹ hay không để lập bát hương.

Ngoài ra, khi đề cập tới mồ mả đất cát, thầy thường phán “mất mồ mả, có bà cô, ông Mãnh rất thiêng” và khuyên “muốn con cháu sau này học hành đỗ đạt, có phúc có phần thì phải đi tìm những mộ đã mất, nếu không cũng phải làm lễ cúng Tam sinh tại khu mộ tổ để chiêu vong tất cả những vong linh có mộ và mất mộ về quy tụ chứng giám cho lòng thành của con cháu”.

Hộp 2: Biên bản quan sát ngày 21/2/2010

Thầy phán: Hôm nay đi theo anh đến đây có 4 người âm theo anh. Người thứ nhất là cụ tổ mà đến đời anh là 5 đời. Người này đã cứu anh thoát chết khi anh khoảng chừng 5 tuổi.Người này rất thiêng sẽ cho anh sức khỏe và công danh.

NĐX: thầy xem cho em, mộ cụ tổ mà nhà em đang thờ cúng có đúng không, vì có người

nói là nhầm mộ.

Thầy: ở đây không thấy nói như vậy, nhưng nhà anh lộn xộn lắm, anh em mất đoàn kết. Người thứ hai là bà tổ cô ngang với ông nội anh, bà này nhà anh đã có người lập bát hương.Bà này không đi theo anh thường xuyên, thanh minh này anh nên về thắp hương ở mộ của bà tổ cô này.

Người thứ ba tôi cứ hình như gia đình anh đời nào cũng có người chết trẻ, đây là vong của một ông chú liệt sỹ nhưng gia đình anh không biết hiện giờ ông này nằm ở đâu.Anh muốn tìm thì tìm đến cậu Liên ở Hải Dương…

Người thứ tư là cậu bé đỏ mà anh chị đã bỏ đốt. Ngày mồng 1 hôm rằm anh chị thắp hương nên khấn cả cậu bé này.Đáng lẽ ra anh đã có con trai, dòng nhà anh không tuyệt tự nhưng nhà anh cúng khấn không cẩn thận, toàn những người không tín nên khó lắm.

NĐX: khổ lắm cơ, mấy bác ngành trên chẳng tin cái gì, em phận làm út, kinh tế lại

không khá nên chẳng biết ra sao. Mấy năm nay cứ lận đận mãi.

Thầy: Thanh minh này cả gia đình nhà cậu. Nhưng mà cậu phải thuyết phục được mọi

người, nếu không 1 mình nhà cậu cũng được làm lễ Tam sinh, hôm nào rỗi tôi hướng dẫn cho, làm tại khu mộ tổ, mình tự làm lấy, sắm lễ hết khoảng 1 triệu là hết.

Nhà anh 9 đời đời nào cũng có người làm quan, đi xa, phát đạt, đời nào cũng có người làm công chức, học tốt, thầy đồ, thầy giáo đến đời anh, có thêm 1 điều, giàu sang anh đã lên voi, xuống ngựa, bây giờ 100 % ông tuổi Canh Tý thì có 99 ông mất chức

NĐX: thôi thầy hướng dẫn luôn( gửi thêm thầy 100.000) để em về chuẩn bị cho kịp

Thầy: làm cho anh bây giờ thì những người khác không xem được.

NĐX: hay là em chờ đến 11h em quay lại nhé! Em gửi thầy tiền lễ.

Xem bói hiện nay đang trở thành một nghề tương tự như các nghề nghiệp khác: cũng có khách hàng, người bán hàng. Vì vậy cũng sẽ chịu sự tác động của quy luật thị trường, quy luật cung cầu. Người hành nghề cũng sẽ có những chiêu bài, thủ thuật, cách thức để hút khách.

Quá trình xem bói hay đưa ra những lời phán về quá khứ, hiện tại và tiên lượng về tương lai của những người đến xem bao giờ cũng căn cứ trên những cơ sở nhất định. Một số người đi xem băn khoăn “bán tín bán nghi” cho rằng những thầy bói phải có những năng lực đặc biệt nào đó nên mới có thể đoán được vận mệnh về những người chưa bao giờ gặp mặt. Tuy nhiên họ cũng cho rằng không phải tất cả thầy bói đều giỏi và bản thân mỗi thầy bói cũng chỉ phán đúng được một phần nào đó chứ không đúng hết tất cả. Điều quan trọng là người đi xem có thực sự tỉnh táo để kiểm định về những gì thầy phán hay không mà thôi. Theo khám phá của Ray Hyman, có 3 kỹ thuật được giới đồng cốt Mỹ vận dụng bao gồm: đọc nguội (cold reading), đọc ấm (warm reading) và đọc nóng (hot reading) trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Đọc nguội là kỹ thuật lấy tin từ chính thân chủ bằng nhiều phương pháp như nói lấp lửng nước đôi, đọc ngôn ngữ cơ thể (thày bói hay cô đồng thường nói tràng giang đại hải, khi gặp thông tin khớp, ta thường nhướn mày, chớp mắt, rung cơ, thở nhanh… nên cô đồng nắm được). Đọc nóng là cách lấy tin trước khi bói hay gọi hồn. Ta cứ phải chầu chực mãi mới được bói hay hầu đồng là vì vậy. Còn đọc ấm là việc áp dụng các nguyên lý tâm lý thông thường cho thân nhân người đã khuất. Chẳng hạn giới đồng cốt Mĩ thường nói người chết cảm thấy đau đầu hay đau tim. Thông báo này có xác suất đúng cao vì đột qụy não và nhồi máu cơ tim là những nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Mĩ. Đối với thầy bói hay các cô đồng thường vận dụng kết hợp các kỹ thuật này trong quá trình giao tiếp với người đi xem.[1].

Tôi thấy thường các thầy bói rất giỏi gợi chuyện, họ chỉ hỏi vài câu là người nào không tỉnh táo sẽ nói ra hết, kể một thôi một hồi ngay.” ( PVS 15, Nữ, 50 tuổi, giáo viên đã về hƣu, đã kết hôn).

Năm nay cháu bao nhiêu tuổi? Năm nay chồng cháu bao nhiêu tuổi?Con lớn của cháu bao nhiêu tuổi. Trông bàn tay này tuy nhăn nheo nhưng đường nét rõ ràng. Đường thứ nhất là đường đời của cháu. Cháu là người con gái trường thọ. Đường thứ 2 là đường công danh, đúng số cháu làm thầy giáo, thầy thuốc, nếu không cháu phải làm kế toán tài chính hay cháu làm văn phòng, cháu có quyền có chức nhưng quan hệ đến tiền. Theo chú chú vẫn thích cháu làm văn phòng. Nếu không làm 3 nghề đó cháu phải kinh doanh buôn bán làm đẹp cho đời, nghĩa là cắt tóc gội đầu, buôn bán quần áo. Trong ba nghề đó cháu làm nghề gì?” ( Biên bản quan sát ngày 14/3/2010).

Dân gian thường có câu “Thầy bói nói dựa”, rõ ràng có cơ sở. Người đi xem hay bị tác động tâm lý bởi những câu mở đầu của quá trình xem bói. Cũng không hiểu từ đâu tồn tại khái niệm Xem bói thay vì khái niệm Nghe bói. Có lẽ, ngoài việc nghe những lời phán của thầy, người di xem cũng không tránh khỏi sự tò mò muốn biết thầy bói đã làm gì và làm như thế nào để có thể biết được về quá khứ, hiện tại, tương lai của họ.

Yếu tố tin đồn và sự tác động tới hành động đi xem bói

Trong số những người được hỏi có đến 69 người (chiếm 62,2 %) lần đầu tiên đến xem tại địa chỉ này. Khi được hỏi vì sao họ đến xem ở đây hay tại sao họ biết địa chỉ xem bói này, chúng tôi đã nhận được những câu trả lời nhìn chung là chị bạn hôm trước đi xem về bảo thầy này xem tay rất chuẩn nên hôm nay chị ấy dẫn mình đi” (PVS 4, Nữ, 35 tuổi, giáo viên, đã kết hôn); “Vợ anh được mấy người bạn chỉ, cứ rủ anh đi cùng vì nói rằng việc liên quan đến ai thì người đấy đi xem mới chính xác( PVBCT 10, Nam, 37 tuổi, đại học, bộ đội, đã kết hôn).

Mặt khác dựa trên số liệu quan sát ở bảng 3.4 cho thấy có sự khác biệt về mục đích giữa những người lần đầu tiên đến xem tại địa chỉ này với những người đến xem lần thứ hai trở lên. Cụ thể, ở lần thứ nhất có 7/111 người xem vì tò mò và 10/111 người xem có nhiều mục đích thì đến lần thứ hai không có ai đi xem vì tò mò và xem có nhiều mục đích. Điều này cho phép chúng ta có được giả định rằng số lượng những người đi xem vì tò mò chỉ dừng lại 1 lần mà thôi. Nếu như chúng ta

muốn biết sự tác động của bói toán đến tâm lý, cuộc sống, cách nhìn nhận của người dân có lẽ chúng ta nên tập trung phân tích nhóm người đi xem từ lần thứ hai trở lên. Đó là những người được xem là tín hơn những người khác và có động cơ tương đối rõ ràng. Trong nhóm những người đi xem lần thứ hai tập trung quan tâm tới công việc nghề nghiệp (54,8 %) và các vấn đề liên quan tới mồ mả, đất cát (31,0 %).

Bảng 3.4: Tƣơng quan giữa mục đích đi xem bói và số lần đến xem (Kết quả quan sát)

Mục đích đi xem Lần thứ nhất Lần thứ hai trở lên

Số lƣợng % Số lƣợng %

Liên quan đến nhà cửa, đất cát

17 24,6 13 31,0

Liên quan đến công việc gia đình

14 20,3 6 14,3

Liên quan đến công việc 21 30,4 23 54,8

Tò mò 7 10,1 0 0

Xem nhiều thứ 10 14,5 0 0

Tổng 69 100 42 100

Sau chiến tranh, những vấn đề tồn tại của hậu chiến tranh để lại cho người dân Việt rất nhiều mất mát, bi thương.Cuộc chiến tâm lý còn dai dẳng hơn rất nhiều so với những khốc liệt nơi trận mạc.Vài năm trở lại đây, phong trào đi tìm mồ mả của liệt sỹ được dấy lên do có xuất hiện của hàng loạt các nhà ngoại cảm, các câu chuyện về nhà ngoại cảm đi tìm hài cốt liệt sỹ được truyền tụng nhau qua các băng hình, các cuốn sách xuất bản rộng rãi những năm gần đây đã khiến cho những gia đình có liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt trở nên trăn trở hơn bao giờ hết. “thật ra cũng khó nghĩ lắm, cứ có tin gia đình nào gần đây mang được hài cốt về bố mình lại mất ngủ vì em ruột của ông cũng chưa tìm thấy. Cũng đã đi gọi dí, xem cả nhà ngoại cảm nhưng thông tin còn mập mờ mà gia đình cũng chưa có điều kiện nên đành chịu vậy”.(PVBCT 5, Nam, 51 tuổi, cán bộ xã, đã kết hôn).

Trong những yếu tố tác động tới sức thu hút của các địa chỉ xem bói, ngoài vấn đề về khuôn mẫu giao tiếp, yếu tố tin đồn, người đi xem thường có cách thức lựa chọn các địa chỉ xem bói theo những thói quen của họ.

Bảng 3.5: Tiêu chí lựa chọn địa chỉ xem bói

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ xem bói Số lƣợng %

Thầy mới được ăn lộc 84 25,2

Địa chỉ có đông người đến xem 102 30,6

Thầy có thâm niên hành nghề 68 20,4

Địa chỉ thuận tiện 25 7,5

Theo sự chỉ dẫn của bạn bè 33 9,9

Thời gian xem vào giờ hành chính 13 3,9

Địa chỉ quen 8 2,4

Theo số liệu điều tra người đi xem tập trung lựa chọn những địa chỉ xem bói có đông người đến xem ( 30,6 %), những địa chỉ đã xem quen và trở thành khách quen, đôi khi đối với những điện thờ họ trở thành những con nhang đệ tử của các chủ điện ( 25,2 %), những thầy đã có thâm niên hành nghề bói toán ( 20,4 %).

Theo số liệu điều tra, có một lượng không nhỏ những người hành nghề bói toán. Từ đây cho phép đưa ra một phán đoán về sự thành lập một nghề mới trong tương lai. Đã gọi là nghề có nghĩa là sẽ phải tuân theo quy luật cung cầu và dĩ nhiên, nhà cung cấp sẽ có những chiến lược maketting, tiếp thị để giới thiệu, quảng bá về sản phẩm của mình đối với thị trường tiêu dùng. Điều đó đồng nghĩa với việc đến lúc đó sẽ phải ra đời những quy định hành nghề để quản lý những vấn đề xã hội phát sinh từ những sản phẩm của hoạt động nghề nghiệp đặc biệt này. Chất lượng của sản phẩm vì yếu tố tạo nên sự gắn kết giữa người bán hàng và khách mua hàng không phải là cái gì khác ngoài chữ tín. Hơn nữa, đây là là một loại sản phẩm vô cùng đặc biệt. Nếu như ở các điện thờ tư gia có một đội ngũ con nhang đệ tử, những người đã gắn bó với cửa điện thì đối với những thầy bói, khách hàng của họ ít ổn định, ít gắn kết cũng ít bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)