7. Khung lý thuyết
3.1.1. Yếu tố cá nhân và sự tác động tới hành động đi xem bói
3.1.1.1 Khác biệt giới trong hành động đi xem bói
“Hầu như các tôn giáo thế giới đều có sự kỳ thị đối với bản năng giới tính.Phật giáo coi sắc giới là một điều đại kỵ, Thiên chúa giáo cấm các thầy tu lập gia đình…”[29,45]. Sự khác biệt giới có thể thấy qua sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân tại các ngôi chùa. Dân gian có câu “ trẻ vui nhà, già vui chùa”. Đối với bói toán, cũng tồn tại sự khác biệt về giới trong thành phần tham gia, mức độ niềm tin cũng như mục đích đi xem bói.
Theo khảo sát cho thấy trong số những người đi xem nữ giới có số lượng đông hơn nam giới ( trình bày ở mục 2.2.1). Hơn nữa, nữ giới đóng vai trò chủ động trong việc đi xem bói và quyết định thực hiện những nghi lễ sau khi xem bói. Điều này được thể hiện trong bảng số liệu 3.1.
Bảng 3.1: Tƣơng quan giữa giới tính và ngƣời đi cùng
Người đi cùng Nam Nữ
Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm
Đi một mình 3 8,1 16 21,6
Đi cùng gia đình 18 48,6 6 8,1
Đi cùng họ hàng 11 29,7 16 21,6
Đi cùng bạn bè 5 13,5 36 48,6
Tổng 37 100 74 100
Trong số nam giới đi xem bói phần đông họ đi cùng gia đình (chủ yếu là vợ) chiếm tới 48,6% (18/37), trong khi chỉ có 8,1% nam giới đi một mình. Còn lại họ lựa
chọn phương án đi cùng họ hàng (29,7%) và số ít đi cùng bạn bè (13,5). Điều này cho thấy người vợ có ảnh hưởng rất lớn đến nam giới trong hành động đi xem bói.
“ Vợ anh nói rằng việc liên quan đến ai thì phải người đó đi xem mới chính xác, anh đang định chuyển công việc nên đến xem thế nào” ( PVS 3,Nam, 41 tuổi, đại học, buôn bán, đã kết hôn).
“ Hôm trước bà xã đi xem về bảo thầy gọi ra được ngôi mộ tổ nhà chú bị thất lạc, nói là phải đàn ông đi xem nhìn mới rõ nên hôm nay chú đi, vì cũng đi xem nhiều rồi nhưng chưa có tung tích gì cả” ( PVS 1, Nam, 55 tuổi, trung cấp, làm nghề tự do, đã kết hôn).
“ Hôm trước chị mời được một thầy về nhà, thầy bảo bếp và bàn thờ nhà chị phải thay đổi, sắp xếp nhà cửa cũng phải thay đổi một chút cho hợp với hướng của chồng chị. Phòng ngủ nhà chị chật quá, để ngay cái gương chiếu vào giường ngủ, thể nào cứ thấy có gì bực mình, bứt rứt không yên, có nhiều chuyện lắm em a!Thầy bảo phải cúng để xin sửa nhà, nói với chồng thì ông ấy bảo bà muốn làm gì thì làm, miễn là đừng có làm ầm lên” ( PVS 12, nữ, 45 tuổi, trung cấp, ngân hàng, đã kết hôn).
“ Nếu đi xem mà thầy bảo cúng thì tớ cứ tự chuẩn bị thôi, chồng tớ không ý kiến gì nhưng cũng không tham gia gì đâu.” (PVS 4, nữ, 35 tuổi, đại học, giáo viên, đã kết hôn).
Không chỉ trong thành phần tham gia mà còn trong mức độ niềm tin cũng tồn tại sự khác biệt về giới. Phụ nữ vốn dĩ là phái yếu, đa cảm nên dễ bị tác động bởi những yếu tố ngoại cảnh.“ Tại xứ này, cũng như mọi nơi, đàn bà thường sùng đạo hơn đàn ông. Đối với họ, không cần phải lâm cơn nguy biến mới hướng về thế giới trên cao; trăm công nghìn việc của cuộc sống hàng ngày đã đủ, nhất là đối với các bà chạy chợ, mau chợ mai bán chợ hôm, đợi trông từng chút lợi nhiều khi thật mong manh để nuôi cả bầy con….”[ 33,105].
Biểu đồ 3.1: Mức độ niềm tin của ngƣời đi xem theo cơ cấu giới 0 31.4 68.6 14.1 45.5 40.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80
rất tin tin và tin một phần bán tín bán nghi
Nam Nữ
Xét dưới góc độ giới, từ những số liệu trên chúng tôi thấy rằng, tồn tại mối quan hệ giữa mức độ niềm tin với giới tính của người đi xem. Phụ nữ tin vào bói toán nhiều hơn so với nam giới. Theo bảng số liệu cho thấy phần đông người đi xem đứng ở trạng thái “bán tín bán nghi” có nghĩa là có tin nhưng cũng có những nghi ngờ nhất định, nói chung không tin hoàn toàn vào bói toán. Tuy nhiên phụ nữ vẫn tin vào bói toán hơn nam giới. Có tới 14,1% phụ nữ “rất tin” vào bói toán trong khi không có nam giới nào rất tin vào bói toán. Số lượng phụ nữ tin một phần và bán tín bán nghi tương đương nhau trong khi đó phần lớn nam giới “bán tín bán nghi” (68,6%), chỉ có 31,4% tin nhiều hơn vào bói toán.
“Thực ra, đi lễ, xem xét thường là việc của phụ nữ, nam giới họ không quan tâm lắm đâu, bảo họ làm gì thì họ làm thôi, chồng mình bảo đi cúng ở đâu cũng đi, nhưng sắm lễ thế nào? Đi đâu? Làm gì? Xem xét ở đâu thì tùy mình quyết định”(PVS 4, nữ, 35 tuổi, đại học, giáo viên, đã kết hôn)
Ngoài ra, khác biệt giới không chỉ thể hiện trong thành phần tham gia, mức độ niềm tin mà còn thể hiện trong mục đích đi xem bói (thể hiện trong bảng 3.2)
Bảng 3.2: Thống kê về mục đích đi xem bói qua quan sát và trƣng cầu ý kiến
Mục đích đi xem
Trƣng cầu ý kiến Quan sát
Nam Nữ Nam Nữ Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợn g % Số lƣợng % Liên quan đến nhà cửa, đất cát 31 60,7 42 42,4 17 45,9 13 17,6 Liên quan đến công việc gia đình
31 60,7 48 48,4 5 13,5 15 20,3 Liên quan đến công việc 32 64,7 49 49,4 13 35,1 31 41,9 Tò mò 13 25,4 39 39,4 2 5,4 5 6,8 Xem nhiều thứ 0 0 6 6,4 0 0 10 9
Theo bảng 3.2, nghề nghiệp, nhà cửa, đất cát là những điều nam giới quan tâm nhất. Trong khi đó, đối với nữ giới nghề nghiệp, gia đình, nhà cửa đất cát đều là những điều họ quan tâm. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, nếu như nữ giới có sự quan tâm tới nhiều vấn đề của gia đình, cuộc sống thì nam giới thể hiện sự tập trung hơn đối với các vấn đề về sự nghiệp, đất cát. Có vẻ như bản sắc giới cũng tác động một phần tới động cơ đi xem bói của con người.
Như vậy, có sự khác biệt về giới trong quyết định đi xem, niềm tin vào lời phán và động cơ đi xem bói.
3.1.1.2. Yếu tố nhận thức
Một trong những yếu tố tác động rất lớn đến niềm tin của con người là vấn đề nhận thức của họ. Chủ nghĩa Mác Lê Nin vạch ra nhận thức chính là một nguồn
gốc cơ bản của tôn giáo. Khi nào con người không hiểu, không biết, không giải thích được những gì xảy ra xung quanh họ, dễ dẫn họ đến sùng kính những yếu tố đó, cho nó có một sức mạnh siêu nhiên chi phối cuộc sống của mình.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã từng bước vén được những bức màn bí ẩn xung quanh cuộc sống của con người nhưng bên cạnh đó lại xuất hiện những vấn đề khiến cho con người đang phải loay hoay đi tìm lời giải đáp. Đặc biệt trong những năm gần đây, câu chuyện về những nhà ngoại cảm, về những hành trình đi tìm mộ liệt sỹ và những câu chuyện khác liên quan đến lĩnh vực tâm linh khiến cho xã hội trở nên trăn trở và bối rối hơn. Đối diện với những câu chuyện đó, có người tin, người không tin, người bán tín bán nghi. Chính trong hoàn cảnh như vậy, con người càng mong muốn được tìm hiểu về thế giới tâm linh, một thế giới vốn dĩ nhiều bí ẩn. Đối với thế giới này có vẻ như sự trải nghiệm có tác động rất lớn đến niềm tin và cảm nhận của mỗi người.
“ Mộ của ông bà tôi bị động và thầy bói bảo có một cái gì đè lên phần mộ của ông bà lúc đầu tôi không tin nhưng sau đó khi đi xem thêm một vài địa chỉ khác tôi đã về báo với dòng họ để xem lại thì lúc đào phần mộ lên tôi thấy không có tiểu, cả nhà tôi rất hoảng hốt và quyết định đào rộng ra thì phát hiện cái tiểu nằm ở giữa phần ranh giới mà chúng tôi xây lên. Điều đó chứng tỏ thầy bói nói đúng. Từ đó tôi thấy tin vào bói toán” (PVBCT 2, Nam, 23 tuổi, cấp 3, bộ đội, đã kết hôn).
“Tôi không tin lắm vào thầy bói phán nhưng thực sự những gì diễn ra trong gia đình tôi, đối với cá nhân tôi thì lại làm tôi cảm thấy có cái gì đó đúng”
(PVBCT 1, nam, 32 tuổi, đại học, kỹ sƣ, đã kết hôn, )
“ Cô là con người của duy vật, thường không tin, nhưng cô có một sự nhạy cảm rất cao, trước khi gia đình cô có việc gì hệ trọng cô là người thường được ông nội báo, những gì sau đó diễn ra đúng y như những gì được báo trước, cũng không hiểu được tại sao nhưng cô tin có sự liên hệ giữa chúng ta với người âm” (PVS 8, Nữ, 50 tuổi, thạc sĩ, giảng viên, đã kết hôn).
Cần phải nói thêm về việc phân biệt giữa nhận thức và cảm nhận hay niềm tin của con người. Rõ ràng đối với những người có trình độ học vấn càng cao họ sẽ
được trang bị thế giới quan duy vật, có sự phán xét về các hiện tượng kỹ càng hơn nên không dễ tin vào những lời phán vô căn cứ. Trong quá trình “bói” các thầy bói quy gán cho các phương tiện như: đường chỉ tay, vân tay, nốt ruồi, đồng tiền, hoa hồng, trầu cau, chân hương…những ý nghĩa hay một mã số nhất định có một quy luật nào đó mà từ đó có thể giúp thầy dịch ra được những vận hạn trong cuộc đời của người đi xem. Phần đông hiện nay người dân hiểu bói tử vi, bói dịch, bấm độn, phong thủy là khoa học và chỉ coi nhưng loại hình như bói trầu cau, gọi hồn, xem tướng là mê tín dị đoan. Cho nên đối với những loại hình được xem là khoa học dễ dàng được người dân tin hơn những loại hình khác.
Tuy nhiên giữa suy nghĩ và hành động đôi khi cũng có những khoảng cách nhất định. Con người ta hành động trên cơ sở niềm tin nhưng cũng có những trường hợp con người hành động theo thói quen, theo phong tục, tập quán.
“ Tôi có đứa cháu tuổi chuột, bố mẹ nó đều tuổi mèo xem bói thì thầy bảo mèo ăn chuột nên phải cúng giải hạn. Gia đình tôi đem cháu gửi vào chùa, tuần rằm hàng tháng đều cúng bái nên cháu khỏe mạnh, chóng lớn, gia đình cũng an tâm hơn vì có thờ có thiêng, có kiêng có lành ” (PVS 10, nữ, 25 tuổi, cao đẳng, đang chờ việc, chƣa kết hôn).
Chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Anh/ chị có tin những lời thầy bói phán không?” thì thường nhận được câu trả lời đại loại như “ Trước đây tôi không tin lắm” “ Bình thường tôi cũng chẳng tin đâu”…nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi nhận thấy rằng niềm tin của con người thường xuất phát từ một sự kiện nào đó xảy ra trong gia đình hay đối với bản thân từng cá nhân. “ từ khi ông nội tôi mất, sau đó xảy ra rất nhiều chuyện trong gia đình, mẹ tôi đi xem bói thầy nói rằng bị trùng tang, phải giải đi, hơn nữa cụ 5 đời ngày xưa mang 1 cái lộc bình ở chùa về nhà nên bây giờ bị phạt, sau đó chính tôi còn được báo mộng nhiều chuyện, từ đấy tôi tin có thế giới tâm linh thực sự” ( PVS 12, nữ, 45 tuổi, trung cấp, ngân hàng, đã kết hôn).
“ Trước đây tôi chẳng tin gì đâu. Hôm chồng tôi mất, tôi đi gọi hồn và thấy thầy nói rất đúng về chuyện gia đình nên tôi hoàn toàn tin” ( PVS 14, Nữ, 39 tuổi, buôn bán, đã kết hôn).
Với thế giới tâm linh dường như đối với những người đã chứng kiến những câu chuyện có thật của gia đình mình, đã trải qua những sự kiện trong cuộc đời, đã từng chiêm nghiệm thường có niềm tin hơn những người khác không phân biệt trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, mức sống…
“ Tôi có chú em liệt sỹ rất thiêng, dạo còn thịnh đề đóm, chú hay cho số tôi đánh thường rất trúng, khi tôi có việc gì đau đầu, lo lắng tôi hay khấn thầm chú về phù hộ thường cảm thấy nhẹ nhàng hơn, ổn thỏa hơn. Trước đây tôi cũng không tin vào bói toán, cách đây khoảng 7 năm có cô ở Đại Thắng, Tiên Lãng gọi rằng có mộ bà tổ cô rất linh thiêng, sao không đi tìm, rồi cô chỉ đường cho đi, chẳng đâu xa cả mà ở cánh đồng làng tôi. Con cháu đào bới 1 ngày không thấy, sau đó gọi cho cô, cô bảo 5 phút nữa sẽ có con bướm đậu vào chỗ nào thì đào đúng chỗ đó, thật lạ, sự việc diễn ra y như vậy. Có những điều không thể hiểu được tại sao, từ đó khi nào có ai mách có thầy xem hay tôi cũng muốn đi cho biết, điều tôi canh cánh bên lòng là chú em liệt sỹ ở chiến trường miền nam vẫn chưa tìm thấy mộ, đi xem để biết chú có được an nghỉ không, có thiếu thốn gì không” ( PVS 11, nam, 67 tuổi, công chức đã nghỉ hƣu, đã kết hôn)
“Trước đây chẳng bao giờ tớ tin bói toán , thậm chí còn cấm vợ con đi xem xét vớ vấn. Tết vừa rồi tớ đi cùng với mấy người bạn lên Mẫu ở Hải Dương, tận mắt thấy tai nghe , dân tình lũ lượt kéo đi chen chúc mình mới tin . Cả đoàn đi như thế mà khi Mẫu về là lúc 10h thì tự dưng có người lăn ra khóc rống lên . Đấy là những người có vong theo . Nghe nói ở HP cũng có điện ở đường Thiên Lôi, Kiến An cũng có… kiểu như chi nhánh . Cậu L ở Kiến An , trước cũng theo ở cửa Mẫu 8 năm, sau về mở điện, soi cũng được. Đi mới biết bên ngoài nhiều người tín thật nên hôm nay có người rủ đi tớ cũng muốn đi xem sao” ( PVS 6, Nam, 43 tuổi, cấp 2, nghề tƣ̣ do, đã kết hôn).
Đối với những người đi xem bói, đa phần họ không tin tuyệt đối vào những điều thầy bói phán, song họ vẫn ghi nhận những điều đó và chiêm nghiệm xem liệu những điều thầy phán có thành hiện thực hay không. Theo số liệu điều tra, có khoảng 61,3 % ( 92/150) số người được hỏi “bán tín bán nghi” với những lời phán của thầy bói, 37,3% ( 56/150) người tin vào lời phán của thầy bói và chỉ có 1,3 % (2/150) rất tin, 0% không tin hoàn toàn. Đối với người Việt, không có sự sùng đạo đến mức có thể dẫn tới sự cực đoan trong tôn giáo. Với những đặc điểm về tự nhiên, xã hội đã tác động đến đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Ở đây diễn ra sự tiếp biến văn hóa, là sự chung sống hòa bình của Nho, Phật, Đạo hòa quyện với những tín ngưỡng bản địa của dân tộc. “ Vì vậy, tâm linh tôn giáo của họ bàng bạc, hành động tôn giáo của họ mang tính thực dụng” [32,137].
Biểu đồ 3.2: Mức độ niềm tin của ngƣời đi xem vào những lời thầy bói phán
61.36% 37.34% 1.30% Rất tin Tin Bán tín bán nghi
“Nói là không tin cũng khó vì thực sự có những điều không thể lý giải nổi, nói là rất tin cũng không phải vì mọi chuyện cuối cùng cũng là do bản thân mình, có điều mỗi người mỗi thời kỳ mỗi vận, nếu rơi vào đúng vận hạn thì đành chờ thời chứ biết làm sao” ( PVS 13, Nữ, 34 tuổi, thạc sỹ, giáo viên, đã kết hôn)
Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn và mức độ niềm tin của
ngƣời đi xem bói
Mức độ niềm tin Trình độ học vấn Tổng
Phổ thông Trung cấp, Cao đẳng Đại học trở lên Rất tin 1 1 0 2 1,5 % 1,9 % 0% 100% Tin và tin một phần 25 24 12 61 36,8 % 44,4 % 42,9 % 100 % Bán tín bán nghi 42 29 16 87 61,8 % 53,7 % 57,1 % 100 % Tổng 68 54 28 150 100 100 100 100 %
Theo khảo sát của chúng tôi, không tồn tại mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người đi xem với mức độ niềm tin về những điều thầy phán. Xuất phát từ nguồn gốc của tôn giáo cho rằng “ thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như mọi ý thức sai lầm chính là sự tuyệt đối hóa, cường điệu mặt chủ thể của nhận thức