7. Khung lý thuyết
2.2.3. Về nghề nghiệp, trình độ học vấn
Xem bói vốn được xem là hoạt động mang tính mê tín. Phần đông những người đi xem bói là những người làm ăn buôn bán (những đối tượng mà cuộc mưu sinh của họ gắn liền với may rủi) và những người có trình độ học vấn thấp. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy hiện nay đối tượng đi xem bói đã có sự thay đổi đáng kể trong thành phần nghề nghiệp cũng như trình độ học vấn.
Về nghề nghiệp: Đông đảo nhất trong thành phần người đến xem là giới buôn bán kinh doanh chiếm 31,3% (47/150); sau đó là công chức văn phòng, giáo viên, bộ đội, công an gọi chung là giới công chức chiếm 28,0% ( 42/150); số còn lại làm nghề tự do (24 %); trong đó có 14% (21/150) thuộc nhóm không làm việc bao gồm những người làm nội trợ, người đang chờ việc, người thất nghiệp…;chỉ có 2,7% ( 4/150) là học sinh, sinh viên (bảng 2.9).
Bảng 2.9 Nghề nghiệp của ngƣời đi xem bói
STT Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Học sinh, sinh viên 4 2,7
2 Nghề tự do, công nhân, nông dân 36 24,0
3 Công chức 42 28,0
4 Kinh doanh 47 31,3
5 Không làm việc 21 14,0
Trong một nghiên cứu của Hồ Liên ở các trường đại học cho thấy đa số thanh niêncó bát hương ở gia đình, một số có bát hương trong ký túc xá, thậm chí cả trong phòng làm việc, 55% sv được hỏi trả lời tin số mệnh, 28% kiêng ăn thịt chó, cá mè những ngày đầu tháng, 30% tin bói chỉ tay, 35% tin bói chân gà, 39% tin hướng mồ mả, 35% tin hướng bàn thờ… nghĩa là sinh viên cũng tin đủ thứ [Hồ Liên [33,125].
Như vậy, ngoài giới kinh doanh thường xuyên đi xem bói và tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, xuất hiện cả những người công chức, học sinh, sinh viên…cũng đi xem bói. Họ đến với bói toán nhằm mục đích gì? Chúng tôi sẽ phân tích trong nội dung động cơ đi xem bói.
Về trình độ học vấn của người đi xem tập trung nhất ở trình độ phổ thông có tới 45,3% (68/150); 36,0% (54/150) có trình độ trung cấp, cao đẳng; 18,7 % (28/150) có trình độ từ đại học trở lên. Số liệu này phù hợp với mặt bằng trình độ học vấn của người dân hiện nay ở các đô thị nói chung.
Với số liệu trên chứng tỏ đã có sự mở rộng hơn trong thành phần nghề nghiệp của người đi xem bói. Ngoài những người buôn bán, kinh doanh còn có một bộ phận công chức, học sinh, sinh viên là những người có trình độ học vấn tương đối cao. Có vẻ như đã có sự thay đổi trong quan niệm chỉ có những người có trình độ học vấn thấp mới tin vào những bói toán.Ngoài giới kinh doanh gắn bó với bói toán, đi lễ, các nhóm nghề khác cũng tham gia bói toán. Họ đến với bói toán với mục đích gì? Tại sao hiện nay đối tượng đi xem bói có xu hướng gia tăng những người thuộc giới công chức, công nhân, những người làm nghề tự do? Chúng tôi sẽ phân tích để trả lời những câu hỏi này trong chương 3.