Chân dung những người hành nghề bói toán

Một phần của tài liệu Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng (Trang 33)

7. Khung lý thuyết

2.1.3 Chân dung những người hành nghề bói toán

2.1.3.1 Về đặc điểm giới tính

Biểu đồ 2.2 cho thấy cả 2 giới đều có sự tham gia hành nghề bói toán, song tỷ lệ nữ giới có phần ưu thế hơn chiếm 57,7 % (226/392) và 42,3% (166/392) nam giới trong mẫu được khảo sát. Trong giới thầy bói, có những “Đồng cô, bóng cậu”. Đây là những người hành nghề nếu là nam giới mà giọng nói và cử chỉ giống người phụ nữ được gọi là “Cô”, nữ giới nhưng có tính cách, cử chỉ giống đàn ông sẽ được gọi là “cậu”. Những người này được coi là có Căn, phải làm việc âm theo sự chỉ bảo của thần linh. Đặc biệt, đối với những người lập điện thờ và thực hiện áp vong đều có những căn số nhất định. Tuy nhiên do không có thông tin đầy đủ nên chúng tôi không thống kê được về số lượng những người hành nghề được coi là có căn

những người hành nghề thông qua việc nghiên cứu sách, học qua truyền nghề từ các thế hệ trước.

Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ những ngƣời hành nghề bói toán theo cơ cấu giới tính

42.3

57.7

Nam Nữ

Trên cơ sở cơ cấu giới tính như vậy, chúng ta hãy xem xét cơ cấu này thay đổi như thế nào khi xét theo các loại hình bói toán. Số liệu trong biểu đồ 2.3 cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ ở một số loại hình bói.

Biểu đồ 2.3: Tƣơng quan giới tính của những ngƣời hành nghề bói toán với các loại hình xem bói

19.9 6.6 15.7 18.7 16.3 14.5 9.3 11.5 16.8 26.1 15.9 11.5 8.4 8.8 0 5 10 15 20 25 30

Xem tay Tướng,tử vi Gọi hồn Phong thủy Bài tây Các loại khác

Xem tổng hợp

Nam Nữ

Dựa vào số liệu ở Biểu đồ 2.3, có thể thấy không có sự chênh lệch nhiều về cơ cấu giới tính ở các loại hình xem bói, ngoại trừ trường hợp xem bằng bài tây và xem tướng, tử vi. Nếu như ở loại hình xem tướng, tử vi, nam giới có ưu thế hơn (19,9% nam giới so với 11,5% nữ giới trong mẫu khảo sát) thì ở loại hình xem bói bằng bài tây, số lượng nữ giới lại chiếm ưu thế hơn (26,1% nữ so với 18,7% nam trong mẫu khảo sát).Xem tướng, tử vi thường là những thầy có khả năng đọc được sách viết bằng chữ Hán cổ. Tầng lớp này thường có độ tuổi khoảng 60 trở lên. Phải chăng chính vì vậy mà có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ ở loại hình xem tướng, xem tử vi. Trong quan niệm, người dân thường xếp tử vi là một loại hình khoa học, đặt riêng so với các loại hình khác. Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi, bản than người dân chưa thật sự phân biệt được thế nào là xem tử vi và thế nào là bấm độn hay xem tướng thông thường. Chính vì điều này mà những thầy được gọi là thầy tử vi thường được người dân gắn mác có vẻ “khoa học” hơn những thầy khác, điều đó đồng nghĩa với việc họ cho rằng đây không phải hình thức mê tín dị đoan.

Như vậy, có thể thấy không có sự khác biệt đáng kể về giới tính của những người hành nghề bói toán cũng như ở từng loại hình bói. Điều này cho thấy hoạt động bói toán thu hút sự tham gia của cả 2 giới. Tuy nhiên, sự đánh giá của người đi xem đối với khả năng hành nghề của thầy ở từng loại hình có sự khác biệt nào không thì luận văn chưa có điều kiện đề cập đến.

2.1.3.2 Về độ tuổi

Xét về độ tuổi thì người hành nghề xem bói thấp nhất là 12 tuổi, cao nhất là 90 tuổi, phần đông tập trung trong khoảng từ 48,5 - 51,4 tuổi.

Bảng 2.2: Kết quả thống kê về độ tuổi ngƣời hành nghề xem bói

Valid 392

Missing 0

Mean (Giá trị trung bình) 50,01

Median (Trung vị) 50,0

Minimum( giá trị nhỏ nhất) 12,0

Khoảng trung bình với độ tin cậy 99% 48,5 51,4

Khoảng tuổi này cho phép người lao động có sự tích lũy tương đối chín về kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp.Tuy nhiên, nghề bói toán là một trường hợp đặc biệt. Đối với nghề này, không phân biệt độ tuổi vì đây là nghề nhưng không qua trường lớp nào đào tạo, có chăng các thầy chuyên về tử vi, bấm độn có quá trình tự học, tự tìm hiểu qua một số sách cổ viết bằng chữ Hán hoặc học theo sự truyền dạy của thế hệ đi trước. Phần lớn, các thầy đến với bói toán theo một căn duyên nhất định và khả năng biết xem bói là lộc trời ban. Cũng chính vì thế mà những người mới biết xem thường được người đi xem chú ý vì theo họ người mới được ăn lộc có khả năng phán đúng hơn. Nếu như trước đây, thầy bói thường gắn với hình ảnh những người trung niên hay cao tuổi thì hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp thầy bói trẻ tuổi, thấp nhất là nam giới 12 tuổi, hiện đang là học sinh trung học cơ sở. Số lượng thầy bói dưới 40 tuổi chiếm 14,05%(57/392).

Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa giới tính và độ tuổi của những ngƣời hành nghề xem bói Nhóm tuổi Nam Nữ Số lƣợng % Số lƣợng % 1. ( từ 1-29 tuổi) 6 3,6 6 2,7 2. ( từ 30- 39 tuổi) 10 6,0 35 15,5 3. ( từ 40 – 49 tuổi) 52 31,3 66 29,2 4. ( từ 50 – 59 tuổi) 67 40,4 83 36,7 5. Từ 60 trở lên 31 18,7 36 15,9 Tổng 166 100 266 100

Căn cứ vào tương quan giữa nhóm tuổi và giới tính cho thấy những người hành nghề đều tập trung vào nhóm từ 40-59 tuổi xét ở cả hai giới nam và nữ. Cụ thể nam giới tập trung nhất ở nhóm tuổi từ 50-59 tuổi ( 40,4%), và nhóm từ 40-49 tuổi (31,3%). Tương tự như vậy nữ giới tập trung nhất ở nhóm từ 50-59 tuổi ( 36,7%),

và nhóm từ 40-49 tuổi (29,2%). Đây là độ tuổi ở bất kỳ nghề nghiệp nào cũng đã có một thời gian làm việc tương đối, có khả năng tích lũy được kinh nghiệm nên tay nghề cao hơn những nhóm khác, đặc biệt với nghề “thầy bói”.

Chúng tôi đưa ra các khoảng thời gian về thời gian hành nghề: Dưới 5 năm, từ 5-10 năm, trên 10 năm. Qua khảo sát cho thấy có 102 địa chỉ hoạt động dưới 5 năm chiếm 26 % trong tổng số những người hành nghề bói toán được khảo sát ở Hải Phòng. Số lượng địa chỉ còn lại do chưa đủ thông tin nên chúng tôi không đưa vào phân tích.

Tóm lại, đội ngũ những người hành nghề bói toán có sự tham gia của nhiều nhóm tuổi khác nhau, trong đó có người già (trên 90 tuổi), người thuộc tầng lớp trung niên, thanh niên và thậm chí đang trong lứa tuổi học sinh cấp 2. Độ tuổi không phải là yếu tố tác động tới độ “lành nghề” của thầy mà khả năng của thầy được đánh giá qua nhiều kênh: thâm niên hành nghề, thời gian được ăn “lộc”…

2.1.3.3 Về nghề nghiệp

Nghề nghiệp ở đây được hiểu là những loại hình nghề nghiệp mà những người đang hành nghề bói toán hiện nay đã làm hoặc đang làm. Khảo sát nghề nghiệp của những người hành nghề nhằm mục đích xem xét hiện nay thầy bói đã trở thành một nghề hay chưa? Những người hành nghề mang tính chuyên nghiệp hay chỉ coi là một nghề bán chuyên nghiệp mà thôi. Giả sử những người hành nghề hiện nay mang tính chuyên nghiệp sẽ cho phép chúng ta nghĩ tới thu nhập từ nghề đủ cho họ trang trải cuộc sống và rõ ràng nhu cầu bói toán của người dân tương đối ổn định đủ cho phép hình thành một thị trường trong lĩnh vực này.

Phần lớn người hành nghề xuất thân là nông dân, người làm nghề tự do, buôn bán, những người thuộc nhóm không làm việc, số ít là những công chức, học sinh, sinh viên. Có đến 147/392 (37,5%) người hành nghề đã từng hoặc đang là nông dân, 108/392 (27,6%) làm nghề buôn bán, tự do, 95/392 (24,2%) là những người nội trợ, hoặc là những thầy cúng, thầy bói chuyên nghiệp. Số còn lại là công nhân, học sinh, sinh viên, công chức. Tuy nhiên, theo quan sát thực tế của chúng tôi, cùng với

những thông tin có được từ phỏng vấn sâu và phỏng vấn bán cấu trúc cho thấy khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng người hành nghề chuyên nghiệp tăng lên.

Biểu đồ 2.4: Nghề nghiệp của những ngƣời hành nghề xem bói

95 7 18 147 17 108 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Những người không làm việc Học sinh, Sinh viên Công chức Nông dân Công nhân Buôn bán, nghề tự do

Ở khu vực nông thôn, phần lớn các thầy đều xuất phát là nông dân hoặc đang là nông dân, khi nào có khách tới xem họ lại trở thành thầy bói. ( 147/352 chiếm 41,9%) Một số ít đối tượng là công chức họ là những giáo viên, nhân viên, bộ đội….về hưu ( Cá biệt có một vài đối tượng còn đang là học sinh cấp 2, cấp 3, sinh viên ( 7/351 chiếm 2%). Trong đó, một vài người đã chuyên làm nghề từ rất lâu, khoảng > 30 năm. Trong khi đó ở đô thị, những người hành nghề bói toán chuyên nghiệp đông hơn ( 24/41 chiếm 58,5%). Một số đối tượng còn làm những nghề khác như: giáo viên, bộ đội (3/41 chiếm 7,3%), buôn bán, nghề tự do, công nhân (14/41)…Nếu như ở thành thị một số người hành nghề chuyên nghiệp vừa xem bói vừa cúng lễ khi cần thiết thì ở nông thôn, ngoài nghề bói toán, hàng ngày họ vẫn đảm nhận công việc thường nhật và chỉ chuyên tâm bói toán vào dịp đông khách như dịp đầu năm. Đối với những người hành nghề xem bói có kiêm cúng lễ thì thời gian hành nghề nhiều hơn trong một năm với rất nhiều loại hình cúng lễ (cúng đầu năm, dâng sao, giải hạn, thanh minh, rằm tháng 7, động thổ, cất nóc, lên nhà mới…).

Bảng 2.4: Kết quả thống kê về nghề nghiệp của những ngƣời hành nghề xem bói theo khu vực cƣ trú

Khu vực cư trú Nghề nghiệp

Nông thôn Thành thị

Những người không làm việc 70 25

19,9 % 61,0% Họcsinh, SV 7 0 2,0 % 0% Nông dân 147 0 41,9% 0% Công nhân 15 2 4,3% 4,9% Buôn bán, nghề tự do 97 11 27,6% 26,8% Công chức 15 3 4,3% 7,3% Tổng 351 41 100% 100%

Thực tế quan sát cho thấy một số người hành nghề bói toán kiêm cả dịch vụ cúng lễ, ngược lại có những thầy cúng chuyên nghiệp đôi khi cũng tư vấn cho thân chủ về một số vấn đề khi có yêu cầu. Chủ yếu họ thường tư vấn về vấn đề đất cát, mồ mả, phong thủy, về cách sắp xếp bàn thờ, cúng lễ…Trong số 392 người hành nghề được khảo sát có tới 128 thầy tham gia cúng lễ (bao gồm cả hoạt động cúng lễ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp). Ở những điện thờ tư nhân, chủ điện tham gia bói toán thường cũng kiêm cả dịch vụ cúng lễ khi có nhu cầu.

Trong đội ngũ những người hành nghề bói toán, có thể phân loại theo Căn. Có nghĩa là, nhóm thứ nhất bao gồm những người có Căn và nhóm thứ hai bao gồm

toàn bộ những người không có căn.Tuy nhiên chúng tôi chưa đủ dữ liệu để phân tích sâu về vấn đề này. Chỉ biết rằng số lượng những người có căn phổ biến hơn. Do đó, khi hành nghề, họ thường có những quy định riêng tùy theo căn số của họ.

“Chị ấy đã xin nhưng các quan không cho, bắt phải làm thì mới hết đau đầu.Từ khi lập điện thấy đỡ hẳn” [PVBCT 7, nữ, 25 tuổi, kế toán]

“Trước đây mẹ tôi cũng là giáo viên, nhưng bà lại biết xem, thời kỳ đó cấm ác lắm, cho là hành nghề mê tín dị đoan nên bà phải nghỉ việc, lâu nay, bà xin ko làm việc âm nữa, bà mà xem cho ai là bị quay ngay, mệt lắm”[PVS 12, nữ, 45 tuổi, ngân hàng].

Xem bói thường là bước khởi đầu cho hoạt động cúng lễ. Thầy bói chính là người gợi ý, đưa ra những lời khuyên cho người đến xem nên lễ cái gì và lễ như thế nào. Nhiều trường hợp chúng tôi ghi nhận được, các thầy bói yêu cầu người đi xem bói cần phải thực hiện một số nghi lễ nhất định với chi phí cao gấp nhiều lần so với chi phí một lần xem bói.

2.1.3.4 Về trình độ học vấn

Theo số liệu ở bảng 2.6 cho thấy phần lớn đối tượng thầy bói được khảo sát có trình độ học vấn phổ thông, tập trung hơn cả ở trình độ cấp 2 hoặc chưa học hết cấp 2 ( 43,1%), thấp hơn có đến 34,2 % có trình độ học vấn cấp 1 và chưa học hết cấp 1. Chỉ có một số lượng tương đối ít những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên ( 22,1 %), cá biệt có 0,5 % đối tượng mù chữ.

Bảng 2.5: Kết quả thống kê về trình độ học vấn của những ngƣời hành nghề xem bói Trình độ học vấn Số lƣợng Số lƣợng % Mù chữ 2 0,5 Chưa học hết cấp 1- cấp 1 134 34,2 Chưa học hết cấp 2- cấp 2 169 43,1 Chưa học hết cấp 3 – cấp 3 75 19,1 Trung cấp, CĐ, ĐH 12 3,1 Tổng 392 100

Sở dĩ chúng tôi lựa chọn các phương án mang tính khoảng “từ chưa học hết cấp 1 cho đến tốt nghiệp cấp 1”, “chưa học hết cấp 2 cho đến tốt nghiệp cấp 2”…bởi vì theo độ tuổi, các thầy bói có độ tuổi tập trung trong khoảng từ 48,5- 51,4. Độ tuổi này có trình độ học vấn tương đối thấp, tình trạng bỏ học nhiều nên chúng tôi sử dụng phương án theo khoảng.

Bằng cấp thường là tiêu chí đánh giá trình độ, từ đó cho chúng ta nghĩ tới khả năng về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên đối với nghề thầy bói, sự đánh giá về trình độ của thầy có sự khác biệt so với các loại hình nghề nghiệp khác. Nghề này không tồn tại bằng cấp về chuyên môn bởi không có trường lớp nào đào tạo nghề thầy bói. Phần lớn những người hành nghề đều cho biết họ có một cơ duyên nhất định khi đến với nghề. Có những người sau khi trải qua một biến cố nào đó trong cuộc đời thường là có bệnh nặng, bị bệnh tật liên quan đến thần kinh…Thậm chí có một số người còn ốm liệt giường, là những người tàn tật, chỉ học qua lớp “vỡ lòng” cũng có khả năng bói toán. Những trường hợp này được gọi là có căn. Căn là những người có những đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt, chịu những dồn nén xã hội và tâm lý nên dễ dẫn đến tình trạng rối loạn về tâm lý và hành vi thì thường sau khi ra trình đồng đều khỏi bệnh, trở về trạng thái tâm sinh lý bình thường [Ngô Đức Thịnh, 2007]. Cho nên niềm tin của người đi xem đối với thầy bói không phụ thuộc vào trình độ học vấn của thầy, nghề nghiệp hay bằng cấp về chuyên môn của thầy mà phụ thuộc vào mức độ đúng sai trong những lời phán. Tuy nhiên, đối với trường hợp ngoại cảm lại có sự đánh giá khác. Hiện nay, trong số những người ngoại cảm, bên cạnh một số nhà ngoại cảm đã được thừa nhận, tồn tại rất nhiều nhà ngoại cảm tự xưng hay do người dân tự đặt cho họ cái danh xưng như vậy. Từ khi trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người được thành lập, một số nhà ngoại cảm được biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân biết nhiều hơn về một khoa học mới và cũng từ đó nhu cầu tâm linh của người Việt trên mọi miền tổ quốc có xu hướng ngày càng tăng. Chính hoàn cảnh đó tạo nhiều điều kiện cho một số người hành nghề bán chuyên nghiệp chuyển sang hành

nghề chuyên nghiệp và mở ra cơ hội hoạt động cho thị trường kinh doanh tín ngưỡng và tâm linh.

Một phần của tài liệu Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)