Xuất phát từ những bài học kinh nghiệm của KTQT các nước, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống KTQT chi phí như sau:
Các doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo mô hình của Mỹ (mô hình kết hợp), nghĩa là kết hợp hài hoà giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, điều này phù hợp với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, nó phù hợp với trình độ của cán bộ kế toán của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.
Mỗi một phần hành kế toán nên phân công, phân nhiệm rõ ràng để nâng cao tinh thần trách nghiệm trong công việc của mỗi nhân viên kế toán, đồng thời tránh chồng chéo trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Cần phải chú trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán quá trình sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, cần quan tâm đến việc phân tích kết quả trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra, mọi sai lệch cần phải tìm ra nguyên nhân và bộ phận chịu trách nhiệm để có giải pháp điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Mọi trung tâm chức năng đều phải có trách nhiệm với chi phí chứ không chỉ riêng phòng kế toán.
Để việc tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin kế toán được kịp thời và chính xác thì kế toán tài chính nên sử dụng các tài khoản tổng hợp, báo cáo tài chính, còn kế toán quản trị nên sử dụng các tài khoản chi tiết và báo cáo bộ phận để thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định trong sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày khái quát về các vấn đề lý luận chung về công tác KTQT: phân tích, phân loại chi phí; dự toán, kiểm soát chi phí và tổ chức thực hiện KTQT trong doanh nghiệp. Cụ thể:
- Luận văn đã trình bày khái niệm về KTQT, chức năng và nội dung của KTQT chi phí, ý nghĩa của việc lập dự toán và quy trình kỹ thuật lập dự toán.
- Trình bày phương pháp tổ chức thực hiện KTQT chi phí trong doanh nghiệp theo chức năng và theo khâu công việc.
- Trình bày việc kiểm soát chi phí thông qua ba phân tích: phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận; phân tích biến động chi phí và trung tâm chi phí.
Tất cả những vấn đề lý luận trong chương này là cơ sở để luận văn nghiên cứu thực trạng công tác KTQT chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Kiên Giang.
CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI CHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG TRONG
THỜI GIAN QUA