Căn cứ đề xuất giải pháp tổ chức công tác KTQT trong Công ty TNHH Một

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí tại công ty tnhh một thành viên cấp thoát nước kiên giang (Trang 93)

Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Kiên Giang

Để phát huy vai trò là công cụ quản lý kinh tế tài chính trong đơn vị và vai trò cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, việc tổ chức công tác KTQT ở các DNNN nói chung và Công ty TNHH Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Kiên Giang nói riêng, phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau:

Thứ nhất: Tổ chức KTQT phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt

động, đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô, trình độ, phạm vi hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị.

Như chúng ta biết, các doanh nghiệp luôn có sự khác nhau về: đặc điểm hoạt động, phương thức quản lý, quy mô kinh doanh nên không có mô hình KTQT nào được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, hơn nữa, KTQT là kế toán cơ bản phục vụ cho công tác quản lý, nó cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, việc vận dụng KTQT phù hợp với đơn vị mình là yêu cầu không thể thiếu được.

Thứ hai: Tổ chức công tác KTQT phải đảm bảo tính kinh tế, cũng như các

doanh nghiệp khác trong kinh tế thị trường là luôn phải tự chú trọng hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty phải tính toán tới hiệu quả kinh tế của bất kỳ một hoạt động

nào trong đơn vị. Cụ thể, doanh nghiệp phải cân đối giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại trong quá trình vận dụng công tác KTQT.

Công ty TNHH Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Kiên Giang mang hai nhiệm vụ song song, đó là kinh doanh phải hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ công ích, phục vụ cộng đồng, do đó, nhiệm vụ công ích làm hạn chế rất nhiều nhiệm vụ kinh doanh, vì nhiệm vụ công ích phải bỏ vốn ra nhiều và phục vụ lâu dài, nhằm mục đích phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cơ chế tự hạch toán buộc các công ty phải cân đối sao cho hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và cán bộ công nhân viên công ty, vừa đạt được hiệu quả kinh doanh vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao phó.

Thứ ba: Tổ chức công tác KTQT không nên phá bỏ hết hay làm đảo lộn cơ cấu tổ

chức cũ. Cần biết rằng, vận dụng mô hình KTQT vào DNNN là điều cần thiết, nhưng không phải thế mà bằng mọi cách để thực hiện, không xem xét tới cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức kinh doanh hiện có, làm xáo trộn hoàn toàn cơ cấu ban đầu. Cần nghiên cứu, xem xét thực hiện trên cơ sở tiếp nhận những cái đã có, đồng thời hoàn thiện những cái đó một cách hiệu quả nhất.

Hiện tại Công ty TNHH Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Kiên Giang thực hiện KTQT lồng ghép trong hai phòng của Công ty, đó là phòng Kinh doanh và phòng Kế toán - Tài vụ. Khi có yêu cầu về thông tin cho nhà quản trị ra quyết định thì lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ cho một trong hai phòng này lên kế hoạch và báo cáo. Tuy nhiên, cách này có nhiều hạn chế bởi bộ phận KTQT không chuyên, hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau,...

Thứ tư: Tổ chức công tác KTQT phải phù hợp với trình độ trang thiết bị, sử

dụng phương tiện tính toán cũng như biên chế của bộ máy kế toán và trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán hiện có.

Thứ năm: Tổ chức công tác KTQT phải hài hoà với hệ thống KTTC, tránh sự

trùng lặp giữa KTQT và KTTC. Đây là yêu cầu cần phải lưu ý, vì cho tới nay, hầu hết các DNNN chưa nhận thức rõ ràng về sự khác biệt giữa KTTC và KTQT, đa phần đều cho rằng KTQT là sự chi tiết hoá từ KTTC và không nhận thấy hết vai trò cũng như tác dụng của KTQT đối với nhà quản trị.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí tại công ty tnhh một thành viên cấp thoát nước kiên giang (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)