Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu (Trang 38)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tƣơng đồng nhƣ sau:

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể.

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định.

Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa với đặc điểm quy mô nhỏ, cần ít vốn phát triển rộng khắp cả thành thị và nông thôn đã thu hút một số lƣợng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển ở các địa phƣơng thì sẽ hình thành và phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phƣơng. Khác với khu công nghiệp tập trung cấp quốc gia, khu - cụm - điểm công nghiệp địa phƣơng có phạm vi nhỏ, cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao, phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết đƣợc dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu nhƣ doanh nghiệp lớn thƣờng đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và đóng góp quan trọng vào ngân sách, vào sản lƣợng và tạo công ăn việc làm ở địa phƣơng.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một vị trí rất quan trọng về tạo việc làm mới với thu nhập cao hơn nhiều so với lao động ở khu vực nông nghiệp. Riêng khu vực này đã tạo việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nói chung (gần 3,37 triệu ngƣời), mỗi năm tăng thêm gần nửa triệu việc làm mới với thu nhập bình quân năm 2006 gần 1,49 triệu đồng/tháng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng việc làm cho đội ngũ lao động trẻ. Để tạo ra một việc làm, các doanh nghiệp nhà nƣớc lớn phải đầu tƣ 41 triệu đồng, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 294 triệu đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tƣ nhân chỉ là 26 triệu đồng.

Do vài trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: Các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin,...), những hỗ trợ bồi dƣỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ...) và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, thành lập các công ty đầu tƣ mạo hiểm...).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu (Trang 38)