Giới thiệu khái quát về trường

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức, nghệ an (Trang 26)

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường CĐ nghề kỹ thuật Việt - Đức Nghệ An

Trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng thành, trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt ­ Đức Nghệ An không ngừng phát triển và lớn mạnh. Có trụ sở chính tại trung tâm thành phố Vinh, Nghệ an, trường góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực là những công nhân có tay nghề cao ở các ngành nghề như: Điện công nghiệp, cơ khí, xây dựng ... cho tỉnh nhà. Vượt qua những khó khăn thử thách vị thế và thương hiệu của trường đang dần được khẳng định trong hệ thống các trường dạy nghề không chỉ trong tỉnh mà còn nhiều tỉnh khác ở khu vực Bắc miền Trung.

Trường Kỹ thuật Việt Đức Nghệ An tiền thân là Trường Xây dựng Việt­Đức, được thành lập năm 1972 theo Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An.

Năm 1980, Trường xây dựng Việt ­ Đức hợp nhất với Trường Trung cấp xây dựng, năm 1982 sát nhập thêm Trường xây dựng Hà Tĩnh.

Năm 1997 sát nhập 03 trường: Trường xây dựng Việt ­ Đức, Trường Dạy nghề cơ điện, Trường Công nhân kỹ thuật giao thông lấy tên là Trường Kỹ thuật Việt­Đức Nghệ An.

Ngày 31/01/2007, Bộ trưởng Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội đã ký quyết định thành lập Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt ­ Đức Nghệ An trên cơ sở nâng cấp Trường Kỹ thuật Việt ­ Đức, đây là kết quả của sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành, sự phấn đấu không mệt mỏi của nhiều thế hệ tập thể lãnh đạo, cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

Bước vào thời kỳ mở cửa hội nhập với nhiều vận hội và thách thức mới, nhiệm vụ của nhà trường rất nặng nề. Đặc biệt đây là những năm đầu Trường đào tạo hệ cao đẳng nghề, cấp đào tạo còn rất mới mẻ, đòi hỏi nhà trường phải tăng quy mô, phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, tăng cường thiết bị dạy học, biên soạn chương giáo trình, tìm phương pháp đào tạo tốt nhất, tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Với nhiệm vụ chính trị mới mà Đảng và nhân dân giao phó, Trường quyết tâm thi đua dạy tốt học tốt, thực hiện chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đào tạo. Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt­ Đức Nghệ An đủ tiềm lực cơ sở vật chất, trình độ năng lực đào tạo liên thông ba cấp độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao phục vụ CNH­ HĐH đất nước.

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt ­ Đức, Nghệ An cũng có những bước phát triển vượt bậc. Tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường đã nỗ lực phấn đấu toàn diện trên các mặt: tuyển sinh đào tạo vượt chỉ tiêu tỉnh giao, tổ chức xây dựng nội dung chương trình đào tạo một số nghề, tổ chức đào tạo kết hợp lao động sản xuất làm ra sản phẩm cho xã hội nâng cao tay nghề học sinh, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học, sản xuất bàn ghế trang bị phòng học, xây dựng cơ bản các lớp học, xưởng thực tập, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tổ chức xây dựng tốt đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, cán bộ công nhân viên đạt kết quả cao trong toàn trường.

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật ­ công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Đào tạo trình độ cao đẳng nghề: Công nghệ ôtô, Công nghệ hàn, Điện dân dụng và công nghiệp và Kỹ thuật xây dựng.

Trung cấp nghề: Công nghệ ôtô, Công nghệ hàn, Điện dân dụng và công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Cốt thép hàn, Cấp thoát nước.

Sơ cấp nghề: Tất cả các nghề trên và các nghề lái máy xúc, san ủi, kỹ thuật điện lạnh, sửa chữa máy nông nghiệp, lái xe các hạng (A1, B1, B2, C), kỹ thuật hàn theo tiêu chuẩn quốc tế (3G, 6G), điều khiển phương tiện thuỷ nội địa, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng hạng 3 và các lớp tiếng Hàn.

Liên kết đào tạo với Viện ĐH Mở Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng đào tạo các nghề kinh tế, luật, quản trị kinh doanh và xây dựng.

Hiện nay, Trường được lựa chọn để đầu tư 02 nghề trọng điểm cấp quốc gia, 02 nghề trọng điểm cấp khu vực ASEAN giai đoạn 2011­ 2015.

Toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường đang ra sức để đưa quy hoạch xây dựng trường CĐN kỹ thuật Việt ­ Đức Nghệ An thành trường Đại học vào năm 2020

1.2.3. Quy mô đào tạo hiện nay

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, trường có 7 Khoa và 7 phòng ban, cụ thể như sau:

1. Khoa Công nghệ ô tô 2. Khoa Điện

3. Khoa Cơ khí 4. Khoa xây dựng

5. Khoa khoa học cơ bản 6. Khoa Đào tạo lái xe

Các Phòng ban chức năng bao gồm sau: 1. Phòng Đào tạo

2. Phòng Kế toán ­ Tài vụ 3. Phòng Tổ chức hành chính

4. Phòng Công tác học sinh ­ sinh viên 5. Phòng Kế hoạch vật tư

6. Phòng liên kết đào tạo 7. Phòng Đoàn ­ Đảng

Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh sinh viên qua nhiều thế hệ, Trường đã có sự đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc và đước Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:

Đảng bộ Nhà trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Năm 1987, Trường được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng ba.

Năm 1993, Trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì. Năm 2007, Trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất.

Trường nhiều năm liên tục là tập thể lao động xuất sắc được tặng bằng khen các cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tổ chức chính trị ­ xã hội: Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ hoạt động sôi nổi, tích cực góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và được các cấp tặng bằng khen, giấy khen.

Các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên Nhà trường đã có nhiều thành tích được ghi nhận, được tặng thưởng huân, huy chương và bằng khen các cấp.

1.2.4. Đội ngũ giảng viên

Giảng viên là lực lượng quan trọng hàng đầu để thực hiện quá trình đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo. Hiện nay, trường có tổng số 132 cán bộ giáo viên. Trong đó có 58 người có trình độ thạc sỹ; 66 người có trình độ đại học; 08 người trình độ cao đẳng. Trình độ chuyên môn của CBGV của trường được tổng hợp trên bảng 3.1.

Bảng 1.1. Trình độ chuyên môn của giáo viên trường Cán bộ, giáo viên cơ hữu Số TT Trình độ Số lượng cán bộ, giáo viên Biên chế Hợp đồng 1 Thạc sĩ 58 58 2 Đại học 66 57 09 3 Cao đẳng 08 08 Tổng 132 115 17

(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)

­ Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sỹ trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường: 58/132 = 44%

Nhìn vào bảng 1.1 có thể thấy rằng, trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học. Các giảng viên không chỉ giỏi về lý thuyết, có trình độ cao mà còn giỏi về thực hành để đảm bảo yêu cầu giảng dạy tích hợp phù hợp với hoạt động dạy nghề. Những cán bộ có trình độ Cao đẳng là những người ít tiếp xúc trực tiếp với học sinh ­ sinh viên như nhân viên phòng Hành chính tổng hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, nhà Trường luôn chú trọng đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường.

Về học sinh sinh viên:

Mỗi năm Nhà trường tuyển sinh gần một nghìn học sinh, sinh viên cho tất cả các nghề đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng và hơn một nghìn học sinh trình độ sơ cấp. Hình thức tuyển sinh chủ yếu là xét tuyển, chất lượng đầu vào chủ yếu là tốt nghiệp phổ thông và tương đương.

Bảng 1.2. Số lượng HSSV trường CĐ nghề KT Việt - Đức Nghệ An qua các năm.

Các tiêu chí 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

1. Sinh viên cao đẳng 430 348 519 575 557

2. Học sinh TCCN 711 411 370 217 224

3. Học sinh sơ cấp 1100 1195 1410 1003 1300

Tổng 2241 1954 2299 1795 2081

(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)

Theo số liệu thống kê của trường, chất lượng về chuyên môn tính theo tỷ lệ % của học sinh trong năm học 2011 ­ 2012 của trường như sau:

Bảng 1.3. Chất lượng đào đạo năm học 2011 - 2012 TT Chất lượng các

hệ đào tạo Giỏi Khá

Trung bình

khá Trung bình

1 Hệ CĐN 9,9% 68,6% 21,4% 0

2 Hệ TCN 3,8% 54% 39,6% 2,5%

(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)

Kết quả rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh, sinh viên trong năm học 2011 ­ 2012 được thống kê như sau:

Bảng 1.4. Kết quả rèn luyện phẩm chất của HSSV năm học 2011 - 2012 TT Chất lượng các hệ đào tạo Tốt Khá Trung bình Yếu Kém 1 Hệ CĐN 23,7% 72,2% 4,1% 0 0 2 Hệ TCN 19% 74,7% 6,3% 0 0

(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)

Nhìn chung chất lượng đào tạo về mặt chuyên môn cũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức HSSV của trường đạt kết quả khá tốt. Chất lượng chuyên môn của hệ cao

đẳng không có sinh viên yếu, kém, trung bình. Trung cấp nghề chỉ có 2,5 % đạt loại trung bình, không có học sinh yếu, kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phẩm chất đạo đức trong thời gian học tập tại trường đa số HSSV chấp hành tốt nội quy, quy chế nhà trường, có ý thức kỷ luật cao nên kết quả rèn luyện của HSSV mỗi năm học tỷ lệ yếu, kém rất thấp, đặc biệt trong năm học 2011 ­ 2012 không có HSSV bị xếp loại yếu kém.

Có được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Nhà trường, sự kết hợp hoạt động đồng bộ của các phòng ban, bộ phận, đặc biệt là sự nhiệt tình, tận tụy, phấn đấu vượt khó khăn của đội ngũ giáo viên với tình thương và trách nhiệm cao và tinh thần thi đua, nỗ lực học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.

1.2.5. Cơ sở vật chất

Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt ­ Đức Nghệ An được chính phủ CHDC Đức trước đây đầu tư quy hoạch xây dựng thành một cấu trúc của một trường dạy nghề hoàn chỉnh trên khuôn viên rộng 3 ha nằm sát quốc lộ 1A.

Về cơ bản phòng học, thư viện, nhà xưởng và các trang thiết bị của trường đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Trường hiện có khu nhà hiệu bộ và 2 khu giảng đường với diện tích 7.140 m2, có 5 nhà xưởng thực hành với diện tích 6135m2 với đầy đủ máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu thực hành tại xưởng. Với phòng thư viện số lượng tài liệu phong phú đáp ứng được nhu cầu dạy và học tại trường với hệ thống truyền hình Iternet tốc độ cao ADSL dùng đào tạo từ xa và 3 phòng học vi tính, tất cả các phòng học đều có hệ thống đèn, quạt, máy chiếu projector phục vụ tốt cho công tác dạy và học tập tại trường. Nhà trường có khu KTX 5 tầng với diện tích sử dụng 3.840m2 phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của HSSV trong thời gian học tập tại trường. Có hệ thống sân tập lái và ô tô các loại dùng cho đào tạo lái xe với diện tích 5.600 m2.

Để phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhà trường có hệ thống sân bãi rộng với 1 sân bóng chuyền, 2 sân cầu lông, 1 sân bóng đá đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động TDTT của CBVC và học sinh sinh viên của trường .

Trong thời gian tới Nhà trường sẽ đầu tư chiều sâu, nhằm hoàn thiện, hiện đại hoá cơ sở vật chất của trường. Chú trọng mua sắm bổ sung trang thiết bị máy móc, đồ dùng dạy học; đầu tư phát triển cho thư viện, mua sắm bổ sung đầu sách, bản sách, tạp chí chuyên ngành; đổi mới, cải tiến phương thức quản lý và phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động, nghiên cứu của cán bộ giảng viên, học sinh, sinh viên.

CHƯƠNG II

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL và ứng dụng của thang đo trong giáo dục đại học thang đo trong giáo dục đại học

2.1.1. Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL

+ Khi bộ thang đo SERVQUAL (Parasuraman & ctg, 1988) được công bố đã có những tranh luận về vấn đề làm thế nào để đo lường chất lượng dịch vụ tốt nhất. Khoảng hai thập kỷ sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực chứng minh tính hiệu quả của bộ thang đo SERVQUAL. Cho đến nay, mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL được xem là mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ cụ thể và chi tiết.

+ Lý thuyết về sự thỏa mãn chất lượng dịch vụ của Parasuraman &ctg, (1985): Theo lý thuyết này, sự thỏa mãn chất lượng dịch vụ được đo lường bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng cung ứng. Nếu chất lượng cung ứng tốt hơn chất lượng mong đợi thì khách hàng sẽ rất hài lòng; nếu chất lượng cung ứng bằng chất lượng mong đợi thì khách hàng chấp nhận; nếu chất lượng cảm nhận thấp hơn chất lượng mong đợi thì khách hàng sẽ bất mãn.

Thỏa mãn chất lượng dịch vụ, theo Parasuraman và các tác giả, thực chất là giảm và xóa bỏ 5 khác biệt sau

Hình 2.1. Mô hình chất lượng dịch vụ

Nguồn: Parasuraman & ctg (1985: 44)

Chất lượng kỳ vọng

Khách

hàng

Chất lượng cảm nhận

Khoảng cách 5

Khoảng cách 4 Thông tin đên

khách hàng

Nh

à t

iếp

thị

Chất lượng chuyển giao

Khoảng cách 2 Khỏang cá ch 1 Khoảng cách 3 Nhận thức của đơn vị về kỳ vọng của kháchhàng Chuyển đổi cảm nhận của đơn vị thành tiêu chí chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyển đổi cảm nhận của đơn vị thành tiêu chí

Khoảng cách [1] là sai biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và cảm nhận của nhà cung cấp dịch vụ về kỳ vọng đó. Sự diễn dịch kỳ vọng của khách hàng khi không hiểu thấu đáo các đặc trưng chất lượng dịch vụ, đặc trưng khách hàng tạo ra sự sai biệt này.

Khoảng cách [2] được tạo ra khi nhà cung cấp gặp các khó khăn, trở ngại khách quan lẫn chủ quan khi chuyển các kỳ vọng được cảm nhận sang các tiêu chí chất lượng cụ thể và chuyển giao chúng đúng như kỳ vọng. Các tiêu chí này trở thành các thông tin tiếp thị đến khách hàng.

Khoảng cách [3] hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng không đúng các tiêu chí đã định. Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng trong tạo ra chất lượng dịch vụ.

Khoảng cách [4] là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách hàng nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm chất lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đã cam kết.

Khoảng cách [5] hình thành từ sự khác biệt giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng kỳ vọng khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ. Khoảng cách này phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước.

Dựa vào mô hình này, Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang đo SERVQUAL gồm 10 thành phần:

(1) Phương tiện hữu hình thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.

(2) Tin cậy nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật việt đức, nghệ an (Trang 26)