Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện (Trang 69)

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm: tăng 46.553.000 tương ứng 23,78 % Việc tăng lên này là do quỹ lương của doanh nghiệp năm 2010 tăng so với năm 2009 đồng thời năm 2009 trích thiếu, năm

3.1.5.Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ PNT

3.1.5.Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Ưu điểm:

Các TTPT được sử dụng trong giai đoạn này mang lại bằng chứng kiểm toán rất đa dạng, hữu ích, có tính thuyết phục và tùy theo vào nội dung các phần hành và quy mô loại hình DN mà KTV lựa chọn các TTPT thích hợp như: phân tích xu hướng, phân tích hợp lý… Đồng thời, so với việc áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết, TTPT tỏ ra tiết kiệm hơn về mặt thời gian lẫn công sức và đây chính là một trong những yếu tố giúp Công ty cạnh tranh tốt trên thị trường. Đặc biệt KTV vận dụng kinh hoạt sáng tạo TTPT trên từng khoản mục đối với từng khách hàng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong bước công việc xây dựng số ước tính của KTV, KTV cũng đưa ra những mô hình để ước tính. Các mô hình này giúp KTV ước tính dễ dàng và chính xác hơn. Việc xây dựng mô hình cũng linh động. Với mỗi phân hành, có những mô hình đặc trưng. Thậm chí cùng một phần hành nhưng tại các khách hàng khách nhau, có những đặc trưng riêng thì mô hình này cũng được bổ sung thêm những biến mới để dự đoán chính xác hơn.

Sau khi xây dựng được số ước tính, KTV tính toán mức chênh lệch có thể chấp nhận được.Mỗi phần hành đều chỉ có mức sai sót nhất định để không làm sai lệch suy nghĩ của người đọc BCTC. Do đó xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được là rất hợp lý. Khi ước tính, KTV có thể phát hiện ra nhiều chênh lệch. Tuy nhiên có chênh lệch là không đáng kể, do đó có thể bỏ qua việc kiểm tra chi tiết. Mức chênh lệch có thể chấp nhận được được xác định dựa trên mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, số dư khoản mục và hệ số tin cậy của khoản mục. Cách tính này khá hợp lý. Mỗi phần hành có số dư khác nhau và số dư đó ảnh hưởng đến BCTC khác nhau. Đồng thời mỗi phần hành có độ rủi ro khác nhau.Do đó cần xác định thêm hệ số tin cậy của thông tin về số dư khoản mục. Việc

chọn số dư và hệ số độ tin cậy làm tiêu thức phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục là hợp lý.

Trong quá trình thục hiện phân tích tại Công ty PNT, có một bước công việc rất quan trọng là đánh giá lại kết quả phân tích. Công việc ước tính và phân bổ dựa nhiều vào kinh nghiệm và phán đoán của KTV, do đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kiểm tra lại công việc đã thực hiện là rất cần thiết, đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV đã thực hiện hầu hết các bước công việc của lý luận về TTPT từ phát triển một mô hình, ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ, phân tích nguyên nhân chênh lệch và xem xét phát hiện qua kiểm toán.

Nhược điểm:

Trong giai đoạn này KTV mới chỉ so sánh số liệu của đơn vị và số ước tính mà chưa so sánh với số kể hoạch vì vậy KTV không thể đánh giá một cách chính xác tình hình SXKD của đơn vị. Trong chương tình kiểm toán của PNT đã xây dựng TTPT trên, song do hạn chế về thời gian nên KTV đã không tiến hành bước so sánh đó.

KTV chỉ so sánh số liệu giữa 2 năm kế toán mà không xem xét sự biến động qua từng tháng cũng như không lập các biểu đồ số liệu của đơn vị vì vậy KTV khó có thể nhận biết được các biến động bất thường trong năm.

Trong giai đoạn này KTV xây dựng số chênh lệch có thể chấp nhận chỉ sử dụng cá giá trị trọng yếu kết hợp với sự phán đoán nghề nghiệp. Mà theo lý thuyết để xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được đòi hỏi phải có đầy đủ các yếu tố về giá trị trọng yếu chi tiết, chỉ số về độ tin cậy, số lượng các số dư trong số dư được kiểm toán. Việc thu thập đầy đủ các thông tin trên đòi hỏi phải có thời gian dài, do vậy việc xác định số chênh lệch trọng yếu nên được thực hiện trên máy vi tính sẽ đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí thời gian.

Trong xác định hệ số tin cậy, chủ yếu KTV dựa vào kết quả đánh giá HTKSNB và kinh nghiệm của mình để xác định. Do đó kêt quả nhiều khi mang nặng tính chủ quan, dựa nhiều vào óc phán đoán. Điều đó gây ra những rủi nhất định khi thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên đây là điều tất yếu khi thực hiện kiểm toán.

Trong kỹ thuật phân tích cũng có những hạn chế nhất định. Các mô hình phân tích còn giản đơn. Tuy đã kết hợp các biến tài chính và phi tài chính nhưng số lượng các biến ít hoặc mối liên hệ giữa các biến chưa chặt chẽ, tính độc lập của các biến được lựa chọn chưa cao. Điều đó làm đơn giản hóa các phép so sánh và giảm tính chính xác của bằng chứng kiểm toán thu được. Rất ít khi KTV chi tiết hóa dữ liệu hay chi tiết hóa thành các mô hình.

Mặt khác, KTV ít khi thực hiện xem xét tính độc lập và độ tin cậy của dữ liệu một cách riêng biệt. Chủ yếu đánh giá dựa vào kết quả đánh giá HTKSNB. Việc này là chưa phù hợp, do khi đánh giá HTKSNB là đánh giá tổng thể, còn nhận xét về dữ liệu sử dụng cho mô hình là đánh giá chi tiết. Dù HTKSNB được đánh giá là kém hiệu quả nhưng vẫn có bộ phận nào đó hoạt động tốt hơn mức chung và ngược lại, một HTKSNB được đánh giá là tốt vẫn có những điểm yếu nhất định. Nếu lấy mức rủi roc hung áp dụng cho riêng

bộ phận nào đó thì KTV sẽ thu được kết quả phân tích không chính xác. Dữ liệu để phân tích rất quan trọng. Nếu dữ liệu dung để phân tích không độc lập và tin cậy thì kết quả phân tích có thể sai lệch.

Tại Công ty kiểm toán PNT. KTV áp dụng TTPT trong giai đoạn thực hiện kiểm toán một cách đầy đủ đối với khách hàng lớn. Với khách hàng nhỏ, thủ tục phân tích thực hiện sơ sài, thiếu bài bản. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới công bố, nếu đem tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa là dưới 300 lao động và vốn dưới 10 tỷ đồng, thì có đến 96,81% doanh nghiệp của nước ta thuộc nhóm này. Có thể nói khá nhiều khách hàng của công ty là khách hàng nhỏ. Nếu coi nhẹ TTPT thì KTV phải tăng kiểm tra chi tiết. Điều đó làm tăng khối lượng công việc, gây áp lực cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế PNT thực hiện (Trang 69)