Sơ đồ 3.4 : Hạch toán hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu kế toán mua bán hàng và phân tích nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại tại COÂNG TY TNHH TM Mêkong (Trang 38)

- Phiếu mua ngoại tệ : Do ngân hàng lập khi Công Ty mua ngoại tệ

Sơ đồ 3.4 : Hạch toán hàng nhập khẩu

TK1112,1121,311 TK331 TK156 Ký quỹ mở L/C Hàng nhập khẩu TK413 CL lãi TK3333 Thuế NK phải nộp TK33312 TK1331 Nộp thuế NK và Thuế GTGT hàng thuế GTGT hàng NK NK được khấu trừ

e) Ví dụ minh hoạ :

Ngày 07/12/2004 Công Ty TNHH TM MêKông mở thủ tục L/C tại ngân hàng EXIMBANK và ký quỹ 20% trị giá hợp đồng (1.679 USD). Tỷ giá thực tế tại thời điểm ký quỹ là 01USD = 15.768 VNĐ.

Ngày 30/12/2004 theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 55264 Công Ty nhập 360 cái bếp gas hiệu PALOMA (hàng mới 100%) của PALOMA COMPANY LIMITED, trị giá hợp đồng là 8.395 USD/CIF-TÂNCẢNG, tỷ giá thực tế tại thời điểm nhận hàng là 01USD = 15.742 VNĐ. Điều kiện giao hàng : CIF, phương thức thanh toán : L/C. Hàng này có thuế nhập khẩu là 30% và thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%, Công Ty đã nộp bằng tiền mặt. Công Ty hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ngày 20/12/2004 Công Ty thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ gửi ở ngân hàng, tỷ giá thực tế khi thanh toán là 01USD = 15.788VNĐ.

Chi phí bốc xếp 400.000 đồng (VAT 10%), phí chứng từ 127.000 (VAT10%) đều trả bằng tiền mặt, phí dịch vụ giao nhận trả cho Công Ty TNHH Nhân Quyền 2.000.000 đồng (VAT10%), lệ phí hải bằng tiền mặt quan tại cửa khẩu Cảng Sài Gòn 60.000 đồng(Hóa đơn GTGT kèm theo)

- Thuế VAT của hàng nhập khẩu : (132.154.090 + 39.646.227) x 10% = 17.180.032 - Trị giá ký quỹ : 8.395 x 20% x 15.768 = 26.474.472 - Chênh lệch tỷ giá : (26.474.472 + 106.032.208) – 132.154.090 = 352.590 Kế toán ghi : + Ký quỹ mở L/C : Nợ TK331 : 26.474.472 Có TK1121E : 26.474.472 + Trả tiền hàng : Nợ TK331 : 6.716USD x 15.788 = 106.032.208 CóTK1121E : 106.032.208 + Trị giá nhập khẩu : Nợ TK156 : 132.154.090 Có TK331 : 132.154.090 + Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá :

Nợ TK413 : 352.590 Có TK331 : 352.590 + Thuế nhập khẩu phải nộp :

Nợ TK156 : 39.646.227 Có TK3333 : 39.646.227 + Thuế VAT của hàng nhập khẩu :

Nợ TK1331 : 17.180.032 Có TK : 33312 : 17.180.032

+ Nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu bằng tiền mặt : Nợ TK3333 : 39.646.227 Nợ TK33312 : 17.180.032 Có TK 1111 : 56.826.259 + Chi phí bốc xếp : Nợ TK641 : 400.000 Nợ TK1331 : 40.000 Có TK1111 : 440.000 + Phí chứng từ : Nợ TK641 : 127.000 Nợ TK1331 : 12.700 Có TK1111 : 139.700 + Phí dịch vụ giao nhận : Nợ TK641 : 2.000.000 Nợ TK1331 : 200.000 Có TK1111 : 2.200.000 + Lệ phí hải quan : Nợ TK641 : 60.000 Có TK1111 : 60.000

1.2 Kế toán quá trình bán hàng 1.2.1 Kế toán bán hàng trong nước 1.2.1 Kế toán bán hàng trong nước

1.2.1.1 Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa a) Phương thức, thủ tục, chứng từ a) Phương thức, thủ tục, chứng từ

* Phương thức bán buôn hàng hóa :

Bán buôn hàng hóa là việc Công Ty bán hàng cho các đơn vị kinh doanh thương mại khác, mọi hoạt động bán buôn của Công Ty đều thông qua phòng kinh doanh, khi khách hàng có nhu cầu về hàng hóa và Công Ty cũng muốn bán mặt hàng đó trên thị trường thì hai bên sẽ tiến hành thoả thuận. Công Ty chỉ quyết định bán hàng cho đối tác khi đã biết rõ về tình hình tài chính cũng như uy tín của đối tác trên thương trường.

Ở Công Ty TNHH TM MêKông thì nghiệp vụ bán buôn hàng hóa theo phương thức bán hàng vận chuyển thẳng không thường xuyên xảy ra mà chủ yếu là theo phương thức bán hàng qua kho nghĩa là hàng hóa mua về được nhập vào kho Công Ty rồi mới xuất bán, Công Ty thực hiện 2 phương thức giao hàng qua kho :

Phương thức chuyển hàng : Đây là phương thức Công Ty thường sử dụng nhất. Khi người mua muốn mua hàng họ sẽ yêu cầu báo giá, Công Ty sẽ fax bảng báo giá qua cho cho người mua, nếu người mua đồng ý thì họ sẽ tiến hành ký hợp đồng mua hàng với Công Ty, căn cứ vào hợp đồng Công Ty sẽ chuyển hàng đến giao cho bên mua theo địa điểm đã qui định trước trong hợp đồng. Trong trường hợp này hàng hóa trong quá trình chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của Công Ty. Thời điểm xác định tiêu thụ đối với phương thức này là khi bên mua nhận được hàng, đồng thời đã thanh toán tiền hàng cho Công Ty hoặc chấp nhận thanh toán.

Trường hợp hai bên thỏa thuận qua điện thoại, qua fax không có chứng từ cụ thể hoặc người nhận ở xa không ký nhận hóa đơn được thì trên hóa đơn giá trị gia tăng Công Ty phải ghi rõ dòng chữ “bán hàng qua điện thoại (fax)”.

Phương thức nhận hàng trực tiếp : Khách hàng sẽ đến nhận hàng trực tiếp tại kho của Công Ty, hàng hóa được xác định tiêu thụ khi bên mua đã nhận được hàng và ký vào hóa đơn mua hàng.

* Thủ tục, chứng từ :

Sau khi nhận hợp đồng bán hàng, đơn đặt hàng hay quyết định bán hàng đã được duyệt, phòng kinh doanh sẽ chuyển sang cho phòng kế toán để xác định phương thức thanh toán. Phòng kế toán tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng và giao liên 2 (liên đỏ) cho khách hàng hoặc bộ phận vận chuyển.

Căn cứ vào phiếu thu hoặc giấy chấp nhận thanh toán, kế toán tổng hợp số liệu, ghi sổ tiêu thụ và theo dõi tình hình thanh toán của người mua.

Chứng từ sử dụng :

• Hoá đơn giá trị giá tăng (phụ lục kèm theo)

• Hoá đơn cước vận chuyển

• Hợp đồng kinh tế

• Các giấy tờ chứng nhận thu hồi nợ hoặc các chứng từ thanh toán khác(phiếu thu, giấy báo có …)

Tùy từng giao dịch mà Công Ty sử dụng các chứng từ thích hợp.

* Hóa đơn giá trị gia tăng : Lập khi giao hàng cho bên mua, là cơ sở để yêu cầu bên mua thanh toán tiền hàng và là cơ sở để ghi sổ kế toán. Hóa đơn bán hàng được lập thành 3 liên :

 Liên 1 : Dùng để lưu ở phòng kế toán

 Liên 2 : Giao cho người mua

 Liên 3 : Dùng để theo dõi, kế toán căn cứ để ghi sổ kế toán

* Hợp đồng kinh tế : Được thỏa thuận do hai bên Công Ty và bên mua ký kết trong đó qui định rõ về nội dung, phương thức thanh toán , hợp đồng kinh tế của Công Ty được lập thành 4 bản , mỗi bên giữ 2 bản.

* Giấy báo có : Do ngân hàng lập và gởi cho Công Ty thông báo về việc đã nhận được tiền do người mua gởi vào tài khoản tiền gởi của Công Ty tại ngân hàng.

* Phiếu thu : Do kế toán thanh toán lập khi thu tiền(phụ lục kèm theo)

* Phiếu xuất kho : Là căn cứ để Công Ty xác định mặt hàng, số lượng hàng xuất kho trong kỳ . Phiếu xuất kho của Công Ty được lập thành 4 liên :

 Liên 1 : Dùng để lưu

 Liên 2 : Chuyển cho kế toán kho

 Liên 3 : Giao cho khách hàng

 Liên 4 : Làm căn cứ thu hồi nợ

Quá trình luân chuyển chứng từ :

+ Cách tính giá hàng xuất kho tại Công Ty :

 Giá vốn hàng bán : Công Ty áp dụng giá bình quân gia quyền . Tức là giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua trong kỳ

Hợp đồng kinh tế

Hóa đơn GTGT hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Phiếu thu , uỷ nhiệm thu

Giám đốc ký duyệt Kế toán trưởng ký duyệt Sổ sách Lưu trữ

Công thức :

Ví dụ : Ngày 01/01/2005 Công Ty nhập kho bếp gas Sakura MK-626S số lượng là 22 cái đơn giá 1.180.000 đồng /cái. Đến ngày 05/04/2005 lô hàng này còn tồn 6 cái , đồng thời Công Ty nhập lô hàng mới số lượng 10 cái, đơn giá 1.800.000 đồng/cái. Sau đó Công Ty bán cho khách hàng là Công Ty Cổ Phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thủ Đức 14 cái.

Giá bán hàng hóa : Công Ty bán theo giá thị trường

Thuế suất thuế GTGT tính cho các mặt hàng của Công Ty là 10%. Thuế GTGT đầu ra = Thuế suất thuế GTGT x giá bán chưa có thuế.

b) Tài khoản sử dụng :

+ TK511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công Ty trong một kỳ hoạt động kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:

 TK 5111 : Doanh thu bán hàng - Áp dụng đối với các hoạt động cung cấp hàng hóa như bán bếp gas, thẻ điện thoại

 TK 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ Áp dụng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ như cho thuê văn phòng

+ TK632 – Giá vốn hàng hóa : Dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ của Công Ty .

+ TK641 : Phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo và dùng trong trường hợp Công Ty bán mặt hàng thẻ cào, sim điện thoại, khi cho khách hàng hưởng hoa hồng bán hàng và hưởng chiết khấu thanh toán.

+ TK157 – Hàng gửi đi bán : Dùng để phản ánh trị giá hàng hóa, sản phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng, đối với Công Ty TK157 được coi như “kho lưu động”.

+ TK 33311 – Thuế GTGT của hàng bán nội địa + TK131 – Phải thu khách hàng + TK156 – Hàng hóa + TK111 – Tiền mặt Giá vốn hàng bán = 6 x 1.180.000 + 10 x 1.800.000 16 x 14 = 21.945.000 Đơn giá bình quân gia quyền

= Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá hàng

hoá xuất kho trong kỳ

= Số lượng hàngxuất kho trong kỳ

Đơn giá bình quân gia quyền x

Công Ty MêKông không sử dụng các tài khoản : TK521 – Chiết khấu thương mại, TK531- Giảm giá hàng bán, TK532 – Hàng bán bị trả lại

Trên thực tế, công ty Mekong không phát sinh các trường hợp này, việc giảm giá hay chiết khấu thương mại được áp dụng trực tiếp trên từng hoá đơn, đối với từng đơn hàng, nên không đủ điều kiện ghi nhận vào các tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu. Khoản khách hàng trả lại do giao hàng không đúng theo yêu cầu, thì khi khách hàng xuất trả hàng, khách hàng xuất hóa đơn bán hàng cho Mekong, ghi rõ xuất trả cho hoá đơn nào. Kế toán dựa vào hoá đơn bán hàng (xuất trả) lập phiếu nhập kho, và chi trả tiền hàng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu kế toán mua bán hàng và phân tích nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại tại COÂNG TY TNHH TM Mêkong (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w