Tình hình sản xuất rau xanh ở HàN ộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và khả năng ô nhiễm một số kim loại nặng trong vùng trồng rau ven đô Hà Nội (Trang 49)

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Hà Nội đã có những bước phát triển rõ rệt. Do tác động của các chính sách mà thành phố đưa ra cùng với sự nỗ lực của nông dân và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ nông

nghiệp, ngành nông nghiệp Hà Nội đã đạt được những kết quả to lớn, biểu hiện rõ nét nhất là trong ngành sản xuất lúa, rau và các loại cây hoa màu khác đều tăng trên cả ba mặt: diện tích, năng suất và sản lượng. Về cơ bản, Hà Nội đã giải quyết được vấn đề lượng thực, điều mà nhiều năm trước đây còn rất lúng túng.

Sản xuất rau là một bộ phận quan trọng trong ngành nông nghiệp của Hà Nội. Là thành phố đông dân, yêu cầu cung cấp rau xanh cho nhân dân là yêu cầu bức xúc hàng ngày. Hơn nữa, Hà Nội là đầu mối lưu thông trong nước và quốc tế do du khách đến Hà Nội ngày càng nhiều cũng là đối tượng lớn tiêu thụ rau xanh không những về số lượng mà cả về chất lượng.

Theo nghiên cứu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, sản lượng rau của Hà Nội đạt 175.000 tấn/năm. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ rau của Hà Nội hiện khoảng 1.200 tấn/ngày. Như vậy, rau của Hà Nội mới đáp ứng được 40%. Số còn lại là 710 tấn (60%) được cung cấp từ Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Hải Phòng. Và vì lý do đó, Hà Nội đang lệ thuộc đáng kể vào nguồn cung rau sạch từ các địa phương này.

Các chủng loại rau sản xuất ở Hà Nội tập trung vào sáu nhóm chính sau: - Nhóm rau họ hoa thập tự: Cải ngọt, cải xanh, cải làn, cải bó xôi, cải Đông dư, củ cải trắng, củ cải đỏ, cải cúc, cải thìa (thường gọi là cải chíp), cải bắp trắng, cải bắp tím, su hào, hóa lơ trắng, hoa lơ xanh, cải thảo, cải ngồng,…

- Nhóm rau họ cà: Cà chua, cà chua bi, cà pháo, cà bát, cà tím dài, cà tím tròn, khoai tây,…

- Nhóm rau họ bầu bí: Dưa chuột, dưa lê xanh, bầu, mướp, mướp đắng, bí xanh, bí sáp, bí cô tiên, bí ngồi, rau bí,…

- Nhóm rau họ đậu: Đậu trạch, đậu đũa, đậu côve, đậu bắp, đậu Hà Lan,… - Nhóm rau gia vị: Tía tô, rau mùi các loại, húng Láng, húng bạc hà, kinh giới, diếp cá, hành hoa, xà lách, ớt,…

- Nhóm rau khác: Cà rốt, rau muống, rau dền, rau ngót, rau lang, hành tây, ngô ngọt, ngô rau, măng tây, khoai sọ, ớt ngọt,…

trường. Tại hầu hết các vùng rau, nông dân thường sản xuất xen canh đa dạng nhiều chủng loại rau (khoảng 15-20 chủng loại rau/vùng). Do tập quán và kinh nghiệm sản xuất, bước đầu đã hình thành một số vùng rau mang tính chất chuyên canh như: vùng chuyên bắp cải ở Đặng Xá – Gia Lâm; vùng chuyên cà chua ở Yên Mỹ - Thanh Trì, Giang Biên – Long Biên; vùng chuyên bí xanh ở Nam Hồng – Đông Anh; vùng chuyên cải xanh, cải ngọt ở Vân Nội – Đông Anh, Lĩnh Nam – Hoàng Mai; vùng chuyên rau muống ở Hoàng Mai, Thanh Trì, Từ Liêm; vùng chuyên mướp đắng ở Văn Đức – Gia Lâm;…

Các chủng loại rau cao cấp như bí ngồi, đậu bắp, đậu Hà Lan, củ cải đỏ, dưa lê xanh,… chủ yếu được sản xuất ở các vùng chuyên rau, nơi có trình độ thâm canh cao như: Vân Nội, Nam Hồng – Đông Anh, Yên Mỹ - Thanh Trì…

Kết quả điều tra về tình hình sản xuất rau ở ngoại thành Hà Nội cho thấy: - Có tổng số 112/117 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội sản xuất rau thuộc 5 huyện và 2 quận có sản xuất nông nghiệp của thành phố.

- Tổng diện tích gieo trồng rau trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội là 2.642,5ha, trong đó diện tích các vùng chuyên canh rau (sản xuất rau quanh năm, trung bình đạt khoảng 3 vụ/năm) là 1.685,76ha (chiếm 63,8% diện tích trồng rau) và diện tích các vùng không chuyên canh rau (sản xuất rau chỉ 1 vụ trong năm) là 965,74ha (chiếm 36,2%).

- Trong số các vùng trồng rau của thành phố, lớn nhất là hai huyện Đông Anh (chiếm 36% diện tích) và Thanh Trì (chiếm 19% diện tích).

- Tổng sản lượng rau do thành phố sản xuất ước đạt 175.000 tấn/năm, tập trung tại các địa phương có diện tích gieo trồng rau lớn như Đông Anh, Thanh Trì. Đây cũng là địa phương đã nhận được nhiều sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như nghiên cứu của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã nỗ lực phát triển các vùng sản xuất rau an toàn với diện tích trồng rau an toàn lên đến trên 5.600 ha với sản lượng 125.000 tấn/năm (tức là có trên 70% sản lượng rau của Hà Nội sản xuất là rau an toàn). Tuy nhiên, hiện toàn thành phố mới chỉ có 42 ha nhà lưới trồng rau an toàn và chỉ có 3

cơ sở được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn có xử lý nước để tưới rau. Ngoài rau sạch, rau trồng tại Hà Nội cũng chưa thể khẳng định được là đã đảm bảo chất lượng. Kết quả xét nghiệm mẫu rau năm 2003 - 2004 cho thấy, 10% số mẫu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, trong số 10% này có 4% là tồn dư vượt mức cho phép.

Đối với nguồn rau lớn cung cấp cho Hà Nội, chất lượng cũng không kiểm soát được.

Số liệu của Cục Bảo vệ thực vật cho thấy tổng diện tích rau sạch tại 6 tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng) sau 3 năm triển khai mới đạt gần 16.000 ha và cung cấp 288.000 tấn, chỉ đạt 8,4% về diện tích và 7,4% về lượng. Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, KLN và nitrat trên một số loại rau Hà Nội, Vĩnh Phúc tại vùng sản xuất rau an toàn và rau thường trong năm 2005 cho thấy, tại Hà Nội, có 4/18 mẫu rau thường (rau cải, rau muống) có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Tỷ lệ này ở Vĩnh Phúc là 11/18. Điều đáng lo ngại là vi sinh vật trong rau cải tại các vùng sản xuất rau an toàn và thị trường ở cả 3 địa phương trên các mẫu phân tích đều cho thấy, hầu hết đã nhiễm coliform và E.coli vượt tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và khả năng ô nhiễm một số kim loại nặng trong vùng trồng rau ven đô Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)