Thông qua quá trình khảo sát thực tế, đề tài lựa chọn một số loại rau được trồng phổ biến tại các khu vực làm đối tượng nghiên cứu:
Rau muống (Ipomoea aquatica Forssk.)
Rau muống có lá hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím, quả nang chứa 4 hạt có lông màu hung. Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, sống được ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng. Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất: đất sét, đất cát, đất pha cát, đất ẩm giàu mùn hoặc đất được bón phân hữu cơ, có độ pH= 5,3 – 6,0. Trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C. Hai loại rau muống là:
- Rau muống nước: được trồng hoặc mọc tại nơi nhiều nước, ẩm ướt, thậm chí sống tốt khi kết thành 1 bè và thả trôi trên kênh mương hay hồ. Loại này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng, luộc ngon hơn xào hay ăn sống. Về thời vụ, có thể trồng rau muống cạn bằng hạt hoặc bằng nhánh cắt từ cây rau muống. Nếu trồng bằng hạt thì gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 3. Nếu trồng bằng nhánh thì tiến hành từ cuối tháng 3 đến tháng 8.
- Rau muống cạn, trồng trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ. Loại thứ hai thường thích hợp với xào hoặc có thể ăn sống. Rau muống nước được cấy từ tháng 3 đến tháng 8, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 11.
Rau dền
Hai giống rau dền chính là: dền tía (Amaranthus tricolor L.) và dền trắng
(Amaranthus viridis L.)
Rau dền là loại cây chịu hạn, chịu nước, sức nẩy mầm cao. Nhiệt độ thích hợp: 25-30oC. Trong 100g phần ăn được cho 19kcal, 810μg vitamin A, 35mg vitamin C.
Thời vụ, làm đất, chăm sóc: Gieo hạt: từ tháng 2 đến tháng 6, lượng hạt gieo: 1-1,5gam/m2. Trồng: sau khi gieo 25-30 ngày nhổ cây con trồng. Đất cần làm nhỏ, tơi xốp, lên luống rộng 0,9-1,0m. Khoảng cách trồng cây cách cây là 20x20cm.
Sau khi trồng 25-30 ngày cho thu hoạch. Có thể nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt ngang cây cách đất 8-10cm để thân chính ra nhánh, sau thu hoạch nhánh.
Rau cải xanh có cuống lá hơi tròn và nhỏ, phiến lá nhỏ hẹp. Chịu được nóng và mưa; nhanh cho thu hoạch nên có tác dụng giải quyết rau giáp vụ rất tốt. Trong 100g phần ăn được cho 18kcal, 1,7g protein, 125μg vitamin A, 51mg vitamin C.
- Vụ Đông - Xuân: gieo từ tháng 8 đến tháng11 (để liền chân hoặc sau khi gieo 20-25 ngày nhổ cấy).
- Vụ Xuân - Hè: gieo tháng 2 đến tháng 6, sau khi gieo 35-40 ngày cho thu hoạch.
Rau cải xanh được trồng trên các luống rộng 1,2- 1,5m; cao 15-20cm. Phân bón lót: phân chuồng 300-400kg/sào + tro bếp (Trải đều phân lên mặt luống và đảo xới đều với đất).
Lượng hạt gieo: 1-2gam/m2. Sau mọc, khi cây được 2 lá thật, tỉa dần cho đến khi hạt khoảng cách cây là 15x15cm. Nhổ cấy: khi cây con được 20-25 ngày tuổi, khoảng cách 20x25cm.
Cải xanh là cây rất ngắn ngày nên không để rau thiếu nước, phân. Cần bón thúc bằng phân chuồng hoặc phân đạm pha loãng. Lượng đạm bón là 1,5kg/sào.
+ Gieo cải Xuân cần chú ý thu hoạch đúng lứa, để quá sẽ ra hoa; + Cải Đông - Xuân khi thấy cây cụp nõn thì thu hoạch.
Cây cải chíp (cải thìa) (Brassica sinensis L.)
Cải thìa có cuống lá hình lòng máng, có màu trắng, cây mọc gọn, trồng gần như quanh năm, nhiệt độ thích hợp: 12 - 180oC. Một số giống thường dùng như: cải Trung kiên, cải Nhật Tân, cải Tai ngư... Trong 100g phần ăn được cho 18kcal, 450μg vitamin A, 26mg vitamin C.
- Vụ Đông - Xuân: từ tháng 9 đến tháng 11 (sau khi gieo 25-30 ngày nhổ cây giống đem trồng).
- Vụ Xuân-Hè và Hè-Thu: gieo từ tháng 2 để liên chân. Lượng hạt gieo 1,5- 2g/m2, sau khi gieo phủ rạ, tưới nước giữ ẩm.
- Lên luống rộng 1,0-1,2m, cao 25-30cm. Bón lót như cải xanh, song cần bón thêm lân và kali.
- Sau khi mọc 1 tuần, tỉa dần 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày lần cuối cùng để lại khoảng cách cây là 15x15cm2.
- Sau mỗi lần tỉa bón thúc nước phân chuồng hoặc phân đạm pha loãng đồng thời xới nhẹ.
Khoảng 40 ngày sau khi gieo cho thu hoạch.
Cải xoong (Nasturtium Brassicaceae)
Cải xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á và là một trong số những loại rau ăn được con người dùng từ rất lâu. Thân của cải non, mềm, xốp dài 20 – 60 cm trôi nổi trên mặt nước và lá của nó là loại lá phức hình lông chim. Cải xoong sản sinh ra các hoa nhỏ màu trắng và xanh lục, mọc thành cụm. Cải xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thể hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập. Cải xoong giàu Calcium (64 mg), sắt (1,1 mg), vitamin A, C,…
Cải xoong rất thích sống ở nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 200C, ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển. Độ pH của đất thích hợp nhất 6 – 7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây rất thích độ ẩm cao, cần nước tưới thường xuyên. Trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp Tết 11 – 12 dl, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao.
Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch.