CM C Criteria maximum concentration CCC Criteria continuous concentration.
B ảng 3.7 Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại rau cả
3.3.3. Cải thiện môi trường nước tưới để sử dụng hợp lí tài nguyên đất vàn ước
Hà Nội đã được mở rộng và quy hoạch phát triển với rất nhiều khu đô thị và công nghiệp mới trên quan điểm kết hợp xây dựng đô thị mới với chỉnh trang đô thị cũ theo hướng giải tỏa dần các xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường, bố trí lại các điểm dân cư và các nhà máy xí nghiệp.
Khi chưa có sự đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho những khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất như quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì thì để việc sử dụng nước thải thành phố cho trồng rau an toàn cần có các giải pháp đảm bảo chất lượng nước sông Tô Lịch trên toàn tuyến, bắt đầu từ các nguồn gây ô nhiễm là các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, các bệnh viện, các khu dân cư… cho đến nâng cao ý thức của người dân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch được đề xuất như sau:
+ Tất cả các nguồn nước thải trước khi xả vào sông Tô Lịch phải được xử lý triệt để, đáp ứng với các tiêu chuẩn đã quy định. Nước thải của các nhà máy, bệnh
viện phải được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống cống chung hoặc phải được xử lý triệt để nếu là xả trực tiếp vào các sông, mương, hồ.
+ Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các cơ quan, dịch vụ sẽ được xử lý chung, nước thải công nghiệp sẽ được xử lý riêng hoặc chung với các hệ thống thích hợp dựa trên nguyên tắc đơn vị gây ô nhiễm phải trả tiền.
+ Trong số các phương pháp xử lý nước thải được đưa ra thì phương pháp bùn hoạt tính được xem là phương pháp khả thi nhất do tính phù hợp và hiệu quả xử lý của nó. Phương pháp này đã được áp dụng ở các nước đang phát triển và được đánh giá là phương pháp xử lý nước thải tổng hợp và phù hợp nhất, nó cho phép xây dựng trạm xử lý ở chỗ có diện tích nhỏ nhất.
+ Các biện pháp khác như:
- Nạo vét, cải tạo sông, kè bờ làm đường hai bên sông.
- Các biện pháp hỗ trợ như: cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường của dân cư, giáo dục nâng cao trình độ dân trí, chống lấn chiếm, đổ rác, chất thải xuống lòng sông và hai bên bờ sông... , tăng cường năng lực thu gom rác của công ty vệ sinh môi trường.
- Phục hồi, cải tạo các trạm xử lý đã có.
Một số giải pháp cải thiện chất lượng nước tưới đảm bảo an toàn cho người nông dân, cho các sản phẩm rau nông nghiệp nói chung và cây trồng nói riêng được đề xuất như:
Quản lý hoạt động của hệ thống thuỷ lợi, lịch trình bơm nước cụ thể hàng tháng và hàng năm có kế hoạch bổ sung, bảo dưỡng các máy bơm cũng như tổ chức các nhóm trực bơm, đảm bảo yêu cầu cấp nước cho người dân. Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động nông nghiệp như hệ thống đường giao thông nội thôn, có kế hoạch và tổ chức cùng người dân tu bổ, xây mới hệ thống kênh dẫn cũng việc xây dựng các ao chứa nước cho toàn bộ cánh đồng. Chủ động tìm các nguồn giống rau ít nhạy cảm với ô nhiễm nước tưới, lúa và cá phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng hiệu quả kinh tế góp phần đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường.
Xây dựng chương trình quan trắc giúp theo dõi thường xuyên chất lượng nước sông để chủ động trong việc bơm nước phục vụ tưới tiêu.
Ngoài ra, khuyến cáo, tuyên truyền người dân thận trọng trong việc canh tác, thu hoạch và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp, cũng như một số bệnh tật liên quan đến việc tiếp xúc với nước thải:
- Người nông dân phải sử dụng ủng, găng tay, khẩu trang... khi sản xuất để tránh không phải tiếp xúc trực tiếp với nước thải.
- Quan sát khi thấy chất lượng nước sông quá xấu (nước có màu đen đặc, có bọt màu hồng nhạt) thì hạn chế tháo nước vào ruộng.
- Để tránh rau sau thu hoạch cũng như bản thân người dân tiếp xúc với nước thải, cách đơn giản, dễ sử dụng là người dân sử dụng nguồn nước từ giếng đào thay thế nguồn nước mặt hiện nay để rửa, tuyệt đối không sử dụng nước thải.