Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và khả năng ô nhiễm một số kim loại nặng trong vùng trồng rau ven đô Hà Nội (Trang 125 - 129)

CM C Criteria maximum concentration CCC Criteria continuous concentration.

3.3.4.Các giải pháp khác

B ảng 3.7 Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại rau cả

3.3.4.Các giải pháp khác

Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì, UBND quận Hoàng Mai xem xét, phê duyệt đề án quy hoạch phân bổ sử dụng đất vùng trồng rau để địa phương có cơ sở xây dựng phương án giao đất cho các hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài.

Đề nghị cấp thành phố và cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn về chuyên môn giúp UBND các phường, xã thực hiện tốt công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rau theo nghị định 64/CP của chính phủ, quy định 1615/CD-UB của UBND thành phố Hà Nội.

Các ngành các cấp quan tâm đầu tư vốn về khoa học kĩ thuật, hạ tầng hoàn thiện cho nông thôn mới theo mục tiêu định hướng vùng trồng rau.

Uỷ ban nhân dân phường, xã cần rà soát lại quy hoạch, đề ra định hướng phát triển từng loại cây, từng loại sản phẩm và mức sản xuất hợp lý. Nội dung quy hoạch phải được thông tin đầy đủ cho dân về thị trường từng loại sản phẩm, yêu cầu về chất lượng hàng hóa.

Trước mắt phải tập trung vào ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng rau trồng. Việc tổ chức sản xuất vùng trồng rau theo hợp đồng là giải pháp cơ bản

để đưa sản xuất hàng hóa của xã đi vào quỹ đạo của nền kinh tế thị trường, vừa bảo vệ được lợi ích của nông dân, vừa hạn chế được rủi ro.

Khuyến khích việc thu mua và đem vào nuôi trồng những giống cây tốt. Đồng thời tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông để chuyển tải những tiến bộ kỹ thuật mới kịp thời cho dân. Thường xuyên phổ biến tiêu chuẩn chất lượng rau trồng trên thông tin đại chúng, từng bước thực hiện chiến lược phát triển hàng rau trồng có nhãn hiệu, thương hiệu đưa ra thị trường.

Làm tốt dịch vụ về vốn và xúc tiến thương mại. Tạo cơ chế tín dụng cho các hộ nông dân đã được vay vốn để phát triển rau trồng. Việc giúp đỡ những đối tượng có nhu cầu thực sự vay vốn vào mục đích đầu tư sản xuất sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển vùng trồng rau tại địa phương.

KẾT LUẬN

1. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất, nước và trong sản phẩm rau tại bốn vùng trồng rau Hà Nội vào vụ hè nhìn chung vẫn đạt tiêu chuẩn quy định (trừ một số ít mẫu có biểu hiện ô nhiễm). Ở xã Vân Nội và Minh Khai, các chỉ tiêu khảo sát đều cho kết quả tốt còn ở Hoàng Liệt đã có một mẫu đất có hàm lượng Cd vượt tiêu chuẩn cho phép (2,1mg/kg). Kết quả nghiên cứu ở Vĩnh Quỳnh cho thấy đây là nơi tập trung phần lớn các mẫu có biểu hiện ô nhiễm như Fe trong nước (1,59mg/l), As trong nước (1,102mg/l), Cu trong đất (62,3mg/kg), Cd trong trầm tích (3,3mg/kg). Như vậy, càng xuống phía Nam Hà Nội, do chịu ảnh hưởng của hệ thống sông tiêu thoát nước, chất lượng môi trường có chiều hướng suy giảm biểu hiện ở hàm lượng kim loại nặng trong các đối tượng môi trường tăng.

2. Khả năng ô nhiễm các kim loại nặng phụ thuộc nhiều vào mức độ linh động, khả năng di chuyển và tích lũy của chúng trong môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuy môi trường nước tưới vẫn đáp ứng được yêu cầu nhưng có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất do hàm lượng các kim loại nặng trong tổng cặn của các mẫu nước tương đối cao đặc biệt là đối với các nguyên tố Zn, Fe, Cu, Pb, Mn, Hg và As lượng hòa tan chỉ chiếm dưới 40% lượng tổng số xác định được. Hàm lượng kim loại nặng di động trong đất và trầm tích rất nhỏ so với lượng tổng số (< 2%) nên tuy đã có một số dấu hiệu ô nhiễm được phát hiện trong các mẫu nghiên cứu nhưng thực tế khả năng ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng là không cao. Việc sử dụng nước sông có chứa thải đô thị và công nghiệp của Hà Nội chưa ảnh hưởng đến chất lượng cây rau.

3. Mỗi loại cây có khả năng hút thu kim loại nặng khác nhau và các phần của cây rau cũng đều tích lũy một lượng nhất định các kim loại nặng. Ở rau muống nước, sự tích lũy các nguyên tố kim loại nặng trong thân lá thấp hơn trong gốc rễ

(trừ Ni, Cu, Zn). Riêng Pb hàm lượng tích lũy trong hai phần là giống nhau. Đối với rau dền, khả năng này lại có chiều hướng ngược lại, tất cả các nguyên tố kim loại nặng đều có hàm lượng phát hiện trong thân lá cao hơn trong gốc và rễ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và khả năng ô nhiễm một số kim loại nặng trong vùng trồng rau ven đô Hà Nội (Trang 125 - 129)