Phân bố cơ cấu diện tích các loại đất cho thấy huyện Sóc Sơn bao gồm gần như đầy đủ các loại đất, chỉ thiếu đất cát. Huyện Đông Anh ngoài đất phù sa còn có diện tích khá lớn đất bạc màu bị glây và đất đỏ vàng trên phù sa cổ, huyện Từ Liêm có một diện tích nhỏ đất bạc màu bị glây, còn các huyện khác chỉ bao gồm toàn bộ là đất phù sa hiện đại. Cơ cấu diện tích các loại đất phân bố theo đơn vị hành chính được nêu trong bảng 1.6 [35].
Bảng 1.6. Cơ cấu diện tích các loại đất của Hà Nội TT Loại đất hiKí ệu Diện tích (ha) Đông Anh Gia Lâm Thanh Trì Từ Liêm Sóc Sơn Nội thành Tổng %
1 Cồn, bãi cát ven sông C 109 469 206 6 790 0,87
2 Phù sa sông Hồng được bồi hàng năm Phb 1221 2803 266 433 175 70 4968 5,49
3 Phù sa sông Hồng ít được bồi Phib 557 768 1021 50 313 2709 3,00
4 Phù sa sông khác được bồi Pb 528 528 0,58
5 Phù sa sông Hồng không được bồi Ph 1952 6141 3963 5252 930 2237 20475 20,04
6 Phù sa sông khác không được bồi P 997 797 0,88
7 Phù sa sông Hồng bị Glây Phg 1974 3504 2578 1823 434 20 10333 11,41 8 Phù sa sông khác bị Glây Pg 486 486 0,54 9 Phù sa sông Hồng có tầng loang lổ Phf 3196 300 850 1071 5417 5,98 10 Phù sa có tầng loang lổ Pf 126 126 0,44 11 Phù sa úng nước Pj 389 330 1248 25 1992 2,20 12 Đất dốc bị lầy thụt J 26 26 0,03 13 Đất dốc tụ D 128 128 0,14 14 Đất bạc màu trên phù sa cổ B 1226 1266 1,04 15 Đất dốc tụ bạc màu Bd 1682 1682 1,86 16 Đất bạc màu Glây Bg 5429 38 9752 15219 16,50 17 Phù sa ngòi, suối Py 180 180 0,20 18 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 471 815 1286 1,42 19 Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Ps 6707 6707 7,40 20 Thổ cư 2963 3280 2309 2451 3183 3255 17441 19,26 21 Sông 1305 1450 790 826 618 342 5331 22 Ao, hồ 276 283 257 175 228 674 1893
Đất cồn, bãi cát ven sông: Diện tích 790ha, chiếm 0,87% diện tích tự nhiên (DTTN), phân bố trên các bãi bồi lòng sông Hồng, chủ yếu ở các huyện Đông Anh (109ha), huyện Gia Lâm (469ha) và huyện Từ Liêm (206ha).
Đất cát hình thành trên các bãi bồi lòng sông Hồng đang phát triển ở giai đoạn ban đầu, phẫu diện chưa phân hóa, hàng năm phần lớn diện tích đất cát bị ngập úng trong mùa lũ do đó có hình thái kém ổn định. Đất cát bồi lòng sông thường được sử dụng trồng màu trong giai đoạn không bị ngập chìm.
Đất phù sa được bồi đắp hàng năm của sông Hồng: Diện tích 4968ha, chiếm 5,59% DTTN. Phân bố chủ yếu ở huyện Gia Lâm và Đông Anh. Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm hình thành trên các bãi bồi ven sông phần ngoài đê. Trong mùa lũ, các diện tích này bị ngập chìm và được bồi tụ thêm một lớp phù sa mỏng. Đất đang hình thành trong giai đoạn sơ khai, hình thái phẫu diện đất kém ổn định. Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm có độ phì cao và thường được sử dụng trồng rau, màu trong các giai đoạn không bị ngập chìm, một phần diện tích được sử dụng xây dựng các khu dân cư.
Đất phù sa sông Hồng ít được bồi hàng năm: Diện tích 2709ha, chiếm 3% DTTN, phân bố chủ yếu ở các xã thuộc huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh. Đất được hình thành trên các bãi bồi ngoài đê nhưng ở các phần diện tích nằm tương đối cao hơn nên ít bị ngập chìm, thường chỉ ngập chìm trong các đợt lũ. Đất đang hình thành ở giai đoạn ban đầu, phẫu diện chưa phân hóa và có hình thái khá ổn định. Đất có độ phì cao và thường được sử dụng trồng lúa và rau màu. Một phần đáng kể diện tích đất đang được sử dụng làm đất ở khu dân cư.
Đất phù sa sông khác được bồi hàng năm: Diện tích 258ha, chiếm 0,58% DTTN, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn. Đất hình thành trên các bãi bồi lòng sông Cầu và một số sông khác chảy qua địa phận huyện Sóc Sơn. Đất đang hình thành ở giai đoạn sơ khai, hình thái phẫu diện đất chưa phân hóa và kém ổn định. Đất có độ phì khá cao nên được sử dụng trồng rau, màu trong các giai đoạn không bị ngập chìm.
Đất phù sa các sông khác không được bồi hàng năm: Diện tích 979ha, chiếm 0,88% DTTN, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn. Đất được hình thành trên các đồng bằng phù sa hiện đại của sông Cầu, sông Công chảy qua địa bàn Sóc Sơn. Đất đang được hình thành ở giai đoạn ban đầu, phẫu diện chưa phân hóa và có hình thái phẫu diện ổn định. Độ phì của đất kém đất phù sa sông Hồng nhưng vẫn rất thích hợp để trồng lúa và rau màu.
Đất phù sa sông Hồng glây: Diện tích 10333ha, chiếm 11,41% DTTN, phân bố rộng rãi ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh và Từ Liêm. Đất đang hình thành ở giai đoạn ban đầu, tầng mặt bị glây do trồng lúa nước nên phản ứng của đất chua hơn và đất thường có màu xám đen, xám xanh. Phần lớn diện tích đất đang thâm canh trồng lúa nước.
Đất phù sa sông khác bị glây: Diện tích 468ha, chiếm 0,54% DTTN, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn. Đất đang hình thành ở giai đoạn ban đầu. Đất có thể bị glây cả tầng mặt và tầng dưới, phần lớn diện tích đang được sử dụng trồng lúa nước.
Đất phù sa có tầng loang lổ của sông Hồng: Diện tích 5417ha, chiếm 5,98%, phân bố chủ yếu ở huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Từ Liêm. Đất đang hình thành ở giai đoạn ban đầu, phẫu diện có biểu hiện phân hóa khá rõ. Các tầng ở độ sâu dưới 60cm thường có các vệt loang lổ nâu đỏ, nâu vàng. Đất thường phân bố trên mặt đồng bằng ở cao hơn các loại đất phù sa khác của sông Hồng. Độ phì đất thường kém hơn các loại đất phù sa của sông Hồng. Phần lớn diện tích đang được trồng lúa và rau màu.
Đất phù sa có tầng loang lổ các sông khác: Diện tích 126ha, chiếm 0,44% DTTN, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn. Đất đang hình thành ở giai đoạn ban đầu, phẫu diện đã có biểu hiện phân hóa. Tầng đất dưới 50cm thường có các vệt loang lổ đỏ vàng. Đất phân bố trên các bề mặt cao của đồng bằng hiện đại sông Cầu. Phần lớn diện tích đất hiện đang được sử dụng trồng lúa nước và hoa màu.
Đất phù sa úng nước: Diện tích 1992ha, chiếm 2,2% DTTN, phân bố rộng rãi ở huyện Sóc Sơn, ngoài ra còn phân bố ở các huyện Đông Anh, Thanh Trì và nội thành Hà Nội. Đất hình thành ở những vùng trũng, đầm lầy ven sông, bị ngập nước nhiều tháng trong năm, do đó khả năng sử dụng trồng cây nông nghiệp hạn chế. Nên sử dụng các mô hình ngư – nông nghiệp sẽ thích hợp hơn đối với diện tích này.
Đất lầy thụt: Diện tích 26ha, chiếm 0,03% DTTN, phân bố hạn chế ở huyện Sóc Sơn. Đất hình thành ở vùng trũng, đầm lầy, nơi thường xuyên ngập nước và tích tụ nhiều bùn, bã thực vật.
Đất dốc tụ: Diện tích 128ha, chiếm 0,14% DTTN, phân bố hạn chế ở huyện Sóc Sơn. Đất hình thành trên các vùng trũng giữa núi và trong các thung lũng xen kẽ trong miền đồi. Đất thường được sử dụng trồng các cây công nghiệp ngắn và dài ngày, có nơi cũng sử dụng để trồng lúa và hoa màu.
Đất bạc màu trên phù sa cổ: Diện tích 1266ha, chiếm 1,04% DTTN, phân bố khá phổ biến ở huyện Sóc Sơn. Đất hình thành trên các đồng bằng cao, đồng bằng đồi, cấu tạo bởi trầm tích sông, đệ tứ thống Pleistocen. Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp lâu dài đã làm đất bị thoái hóa, bạc màu. Độ phì đất suy giảm nhưng vẫn được sử dụng trồng lúa và hoa màu. Để nâng cao năng suất cần tăng cường bón phân chuồng, phân xanh và làm công tác thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Đất có phẫu diện phân hóa khá rõ. Tầng mặt thường bị rửa trôi một phần cấp hạt sét.
Đất dốc tụ bạc màu: Diện tích 1692ha, chiếm 1,68% DTTN, phân bố khá rộng rãi ở huyện Sóc Sơn. Đất hình thành trên các miền thung lũng xen kẽ giữa vùng đồi và núi thấp. Quá trình sử dụng đất lâu dài trong canh tác nông nghiệp đã làm đất bị thoái hóa, bạc màu, tầng mặt thường có thành phần cơ giới nhẹ, các tầng
dưới thường xuất hiện đá ong. Do có địa hình bằng thoải nên đất vẫn có giá trị sử dụng hữu hiệu trong canh tác nông nghiệp. Loại đất này phù hợp với việc phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.
Đất bạc màu bị glây: Diện tích 15291ha, chiếm 16,5% DTTN, phân bố rộng rãi ở huyện Sóc Sơn và Đông Anh, ngoài ra còn có một diện tích nhỏ ở huyện Từ Liêm. Đất hình thành trên các miền đồng bằng cao, đồng bằng đồi cấu tạo bởi trầm tích sông tuổi Đệ tứ thống Pleistocen. Đất bị bạc màu và tầng mặt bị glây do quá trình canh tác trồng lúa nước lâu dài. Các tính chất đất tương tự như đất bạc màu. Để thâm canh tăng năng suất cần tăng cường sử dụng phân chuồng, phân xanh, hạn chế sử dụng phân hóa học, đồng thời làm tốt công tác thủy lợi để chủ động trong tưới tiêu.
Đất phù sa sông ngòi: Diện tích 180ha, chiếm 0,20% DTTN, phân bố hạn chế ở huyện Sóc Sơn. Đất được hình thành trong thung lũng giữa núi phần Tây Bắc huyện Sóc Sơn. Phần lớn diện tích đất đang được sử dụng trồng lúa và hoa màu.
Đất nâu trên phù sa cổ: Diện tích 1286ha, chiếm 1,42% DTTN, phân bố chủ yếu ở huyện Sóc Sơn và Đông Anh. Đất hình thành trên các vùng đồi xen đáy trũng rộng hoặc hẹp. Phẫu diện đất đã phát triển và phân hóa rõ ràng. Lịch sử sử dụng đất bất hợp lí khá lâu dài đã làm nhiều diện tích đất này bị thoái hóa, bạc màu và đá ong hóa. Phần lớn diện tích đất hiện đang được sử dụng trồng rừng và trồng cây công nghiệp dài ngày.
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Diện tích 6707ha, chiếm 7,4% DTTN, phân bố khá rộng ở Tây Bắc huyện Sóc Sơn. Đất hình thành trên các dải đồi, núi thấp cấu tạo bởi đá phiến sét và trầm tích phun trào. Do quá trình sử dụng đất bất hợp lí đã làm phần lớn diện tích bị thoái hóa, đất thường có tầng đất mỏng chứa nhiều đá lẫn, một phần diện tích đã bị biến đổi thành đất xói mòn trơ sỏi đá.