GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THỦY SẢN KHÁNH HÒA VƯỢT QUA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 89)

- Sản phẩm thô Mực khô lột da, mực, ghẹ xuất

4.3.GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THỦY SẢN KHÁNH HÒA VƯỢT QUA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU

1. Công ty TNHH

4.3.GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THỦY SẢN KHÁNH HÒA VƯỢT QUA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU

RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU

4.3.1. Thiết lập chuỗi sản xuất thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng truy xuất nguồn gốc xuất xứ

Rào cản SPS và TBT được thị trường Mỹ và EU lập ra ngày càng nhiều hơn. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong điều

kiện chuỗi sản xuất manh mún và rời rạc như hiện nay. Vệ sinh an toàn thực phẩm,

khả năng truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng thủy sản được các thị trường nhập

khẩu rất quan tâm bởi tình trạng dịch bệnh, dư lượng kháng sinh tràn lan và kiểm soát không triệt để quá trình sản xuất. Trước những yếu kém nội tại của chuỗi sản xuất và yêu cầu của khách hàng, việc thiết lập chuỗi sản xuất thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng truy xuất nguồn gốc xuất xứ là giải pháp căn bản giúp doanh nghiệp thủy sản vượt qua rào cản SPS và TBT của thị trường Mỹ và EU.

(1)Mục đích cơ bản của giải pháp nhằm

- Phát triển một hệ thống sản xuất thủy sản bền vững và thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Chủ động nguồn nguyên liệu dồi dào, đảm bảo yêu cầu chất lượng đưa vào chế biến xuất khẩu.

- Kiểm soát chi phí và gia tăng thu nhập cho những nhà sản xuất nhỏ.

- Tăng khả năng quản lý rủi ro trong quá trình kinh doanh như giảm thiểu các rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm được kiểm soát chất lượng từ con giống đến thu hoạch, chế biến, bao gói, bảo quản, cấp đông và tiêu thụ.

(2) Nội dung cơ bản của giải pháp

Chuỗi sản xuất mặt hàng thủy sản là quá trình bắt đầu từ nguyên liệu sống,

thông qua các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản, vận chuyển và chế biến tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và phân phối tới tay của khách hàng. Mức độ quan trọng của từng mắt xích trong việc tạo ra sản phẩm thủy sản đạt các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là ngang nhau. Trong chuỗi sản xuất thủy sản, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc chịu ảnh hưởng từ nhiều mắt xích trong chuỗi, chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi của công ty chế biến. Một mắt xích trong chuỗi sản xuất gặp vấn đề thì sản phẩm đầu ra sẽ không đáp ứng những yêu cầu về SPS và TBT.

Doanh nghiệp thủy sản chủ động xây dựng và tổ chức lại hệ thống sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi. Chuỗi sản xuất mặt hàng thủy sản được hình thành bằng liên kết ngang giữa các hộ nuôi/ngư dân và liên kết dọc giữa doanh nghiệp thủy sản, trung gian thu mua, hộ nuôi/ ngư dân và nhà nhập khẩu.

Hình 4.1. Chuỗi sản xuất tổng quát đối với mặt hàng thủy sản (Nguồn: Tác giả)

Một là, Liên kết dọc trong chuỗi sản xuất: Liên kết dọc nhằm thiết lập mối

tin cậy giữa các mắt xích trong chuỗi sản xuất. Doanh nghiệp thủy sản thiết lập liên kết này thông qua cơ chế hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm của những tác nhân chính, bao gồm:

- Hợp đồng thu mua gắn với đầu tư của doanh nghiệp thủy sản cho hộ nuôi/ngư dân và nậu vựa. Thông qua hợp đồng này, doanh nghiệp thủy sản và nậu vựa, hộ nuôi/ngư dân sẽ thỏa thuận chi tiết về quyền lợi và trách nhiệm của các bên, hướng đến mục tiêu đảm bảo chất lượng nguyên liệu thủy sản. Nguyên liệu của hộ nuôi, ngư dân và nậu vựa khi đạt chuẩn sẽ được nhập vào nhà máy ngay, quá trình này lặp đi lặp lại hình thành quan hệ làm ăn ổn định giữa doanh nghiệp với nậu vựa và hộ nuôi/ngư dân. Ngoài cam kết thu mua nguyên liệu với giá đã thỏa thuận, doanh nghiệp thủy sản còn đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật cho nậu vựa và hộ nuôi/ngư dân.

- Doanh nghiệp chủ động tìm kiếm đối tác là những nhà nhập khẩu chính và thiết lập hợp đồng cung cấp sản phẩm cho những nhà nhập khẩu này. Doanh nghiệp thủy sản và nhà nhập khẩu tham gia vào quan hệ hợp tác này trên cơ sở đánh giá chi phí/ lợi ích từng bên nhận được. Đối với doanh nghiệp thủy sản thay vì mất nhiều thời

Tổ chức chứng nhận Công ty bảo hiểm Cơ sở cung cấp đầu vào Ngư dân Ngân hàng Nhà nhập khẩu Sản xuất/Chế biến Hộ nuôi Ngư dân Trung gian thu mua Hộ nuôi Liên k ết d ọ c Liên kết ngang

gian, chi phí để thiết lập kênh phân phối riêng thì nay họ sẽ được cập nhật các thông tin về thị trường một cách nhanh chóng và không cần lo lắng về đầu ra. Về phía nhà nhập khẩu nhận được cam kết đảm bảo về chất lượng, duy trì nguồn cung cấp ổn định và giảm thiểu chi phí tìm kiếm đối tác mới.

Để hợp tác dọc được thiết lập bên cạnh vai trò đầu tàu của doanh nghiệp thủy sản thì điều kiện cần là sự tham gia của những tác nhân hỗ trợ là cơ sở dịch vụ (giống, thức ăn, thuốc thủy sản,…), ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức chứng nhận. Các chủ thể này hỗ trợ cho quá trình hình thành liên kết thông qua những hợp đồng, chẳng hạn như hợp đồng bảo lãnh giữa ngân hàng với doanh nghiệp để hộ nuôi/ ngư dân vay vốn tại ngân hàng, hợp đồng bao thanh toán giữa doanh nghiệp và ngân hàng để hộ nuôi/ ngư dân nhanh chóng nhận tiền, hợp đồng giữa doanh nghiệp và công ty bảo biểm, hợp đồng giữa doanh nghiệp với tổ chức chứng nhận độc lập...

Hai là, liên kết ngang giữa hộ nuôi/ngư dân: Hợp tác giữa các hộ nuôi/ngư

dân với nhau nhằm chia sẻ rủi ro và tìm kiếm sự đồng thuận trong hoạt động kinh doanh. Cơ chế thúc đẩy mối liên kết này là sự hình thành và duy trì những hiệp hội ngành nghề.

- Hiệp hội khai thác thủy sản: liên kết các ngư dân theo đối tượng khai thác, ngư trường và tự nguyện hợp tác với nhau. Tham gia vào liên kết này, các ngư dân được học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật khai thác, chia sẽ những thông tin về ngư trường, hỗ trợ nhau về hậu cần và nguyên liệu, kéo dài thời gian bám biển, giảm chi phí, giảm thất thoát, tăng hiệu quả kinh tế, ngoài ra các ngư dân có thể hỗ trợ, bảo vệ nhau khi xảy ra sự cố trên biển.

Hoạt động trong hiệp hội, các ngư dân sẽ cùng nhau thỏa thuận để đi đến thống nhất về giá bán sản phẩm, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán làm giảm thu nhập sau mỗi chuyến khai thác.

- Hiệp hội nuôi trồng thủy sản: liên kết các hộ nuôi theo đối tượng nuôi và vùng nuôi. Hiệp hội đứng ra đảm nhận công việc quản lý các khâu như đầu vào, nguồn nước, con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và liên kết tiêu thụ sản phẩm với nhà máy chế biến. Thông qua hiệp hội, những kiến thức về sản xuất an toàn, mô hình nuôi cho năng suất cao và thông tin về tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường nhập khẩu nhanh chóng đến với hộ nuôi.

4.3.2. Chủ động nắm bắt thông tin về rào cản thương mại, quy định mới về SPS và TBT của thị trường nhập khẩu

Các nước nhập khẩu thường thay đổi pháp luật, chính sách thương mại, rào cản thương mại trước những biến động về chính trị, kinh tế. Trong khi đó, thông tin của doanh nghiệp thủy sản về rào cản thương mại còn chưa đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác; có quá nhiều cơ quan đưa ra thông tin và doanh nghiệp phải tự tìm kiếm kênh thông tin riêng cho mình. Muốn vượt qua rào cản thương mại, doanh nghiệp thủy sản cần nhận được thông tin tốt về các loại rào cản thương mại, mức độ và biện pháp áp dụng. Bằng không việc thiếu thông tin hoặc không có thông tin về rào cản sẽ gây tổn thất đáng kể cho doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thể chủ động lập ra bộ phận chuyên trách hoặc giao cho bộ phận kinh doanh cập nhật và xử lý thông tin về rào cản thương mại, luật lệ chống bán phá giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản cũng cần sự hỗ trợ từ Chính phủ

và Hiệp hội:

 Thiết lập một kênh thông tin chính thống về tình hình thị trường, rào cản thương mại, những quy định, tiêu chuẩn mới được thị trường nhập khẩu áp dụng để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, giảm chi phí và thời gian tìm kiếm.

 Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các tiêu chuẩn, quy định của EU và Mỹ để doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và áp dụng.

 Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho doanh nghiệp thủy sản về những tiêu chuẩn và các quy trình sản xuất được thị trường nhập khẩu yêu cầu.

4.3.3. Thiết lập hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh làm chứng cứ, lập luận chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá

Biện pháp kiện chống bán phá giá là rào cản nguy hiểm bởi chúng gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế, lâu dài và trên diện rộng nếu doanh nghiệp không xây dựng biện pháp đối phó hợp lý. Nói chung, không có một biện pháp hoàn hảo nào có thể giúp doanh nghiệp thủy sản tránh được các vụ kiện chống bán phá giá, chỉ có thể phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại.

(1) Mục tiêu đặt ra cho giải pháp: giúp doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa chủ

động phòng ngừa các vụ kiện chống bán phá giá và giảm tổn thất về kinh tế.

(2) Nội dung cơ bản của giải pháp

Trong các vụ kiện chống bán phá giá, việc cung cấp chi tiết thông tin của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đối với phán quyết về mức thuế chống bán giá. Qua các vụ

kiện chống bán phá giá tôm và cá da trơn của Việt Nam cho thấy một thực trạng: chứng từ, số liệu kế toán của doanh nghiệp thủy sản chưa rõ ràng, minh bạch và chưa theo chuẩn mực quốc tế nên cơ quan điều tra của nước khởi kiện đã không chấp nhận những tính toán chi phí do phía doanh nghiệp Việt Nam đưa ra, dẫn đến bất lợi trong xác định biên độ phá giá.

Hiệp định Chống bán phá giá của WTO quy định rất cụ thể về quá trình điều tra bán phá giá. Theo đó, sau khi có quyết định điều tra, cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu sẽ gửi bản câu hỏi tới các doanh nghiệp bị điều tra. Tiếp theo, doanh nghiệp có khoảng một thời gian để gửi lại bản câu hỏi cùng những thông tin và tài liệu được yêu cầu cho cơ quan điều tra. Thời gian tối đa cho phép doanh nghiệp hoàn tất công việc này:

 Theo quy định của Hoa Kỳ là trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận (thường cộng thêm 07 ngày kể từ ngày gửi)

 Theo quy định của EU cho phép doanh nghiệp xuất khẩu trả lời bản câu hỏi chỉ trong 15 ngày.

Với thời gian ngắn như vậy, nếu doanh nghiệp không có sẵn hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế và dữ liệu được lưu trữ liên tục thì họ không thể cung cấp các số liệu, chứng cứ một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời để chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá.

Hơn nữa, để được đối xử công bằng như doanh nghiệp sở tại và chủ động đối phó với biện pháp chống bán phá giá, doanh nghiệp thủy sản nên chú trọng đến vấn đề hạch toán chi phí, lưu trữ thông tin chứng từ, rõ ràng, minh bạch theo các chuẩn mực quốc tế.

- Các doanh nghiệp thủy sản cần chủ động đào tạo nhân viên kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm nâng cao trình độ quản lý, theo dõi chứng từ, sổ sách trong quá trình sản xuất.

- Đầu tư hệ thống theo dõi, ghi chép sổ sách kế toán một cách minh bạch, rõ ràng, phù hợp tiêu chuẩn kế toán quốc tế và lưu trữ đầy đủ để làm chứng cứ khi phát sinh vụ kiện chống bán phá giá. Các thông tin mà doanh nghiệp nên có số liệu rõ ràng như giá bán, số lượng, ngày tháng xuất bán, nguồn gốc… Một hệ thống cơ sở dữ liệu kế toán như vậy không thể một sớm, một chiều hình thành được, do đó các doanh nghiệp thủy sản cần thực hiện ngay từ bây giờ.

KẾT LUẬN



Trong suốt thời gian qua, ngành thủy sản của tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng lớn mạnh, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của địa phương. Mỹ và EU là hai thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với các doanh nghiệp c h ế b i ế n thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tại hai thị trường này, trong đó có các rào cản phi thuế quan ngày một tinh vi và phức tạp hơn. Để vượt qua những rào cản này, các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa phải không ngừng đổi mới và phát triển quá trình sản xuất sản phẩm, từ khâu nuôi trồng khai thác cho đến khâu chế biến và tiêu thụ, mặt khác phải nâng cao hiểu biết của mình về các rào cản thương mại để kịp thời thích ứng và đối phó. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành, các hiệp hội trong tỉnh cần hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trên nhiều phương diện. Từ đó, hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa mới duy trì được sự ổn định và phát triển mạnh trong thời gian tới đây.

Là một vấn đề khá rộng và có độ phức tạp cao nên những phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan ở thị trường Mỹ, EU đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Khánh Hòa và những giải pháp, kiến nghị đưa ra trong đề tài có thể còn nhiều thiếu sót, nhưng tác giả mong rằng nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ bé giúp các doanh nghiệp thủy sản hiểu thêm về các rào cản thương mại và chọn được giải pháp thích hợp nhằm gia tăng kết quả xuất khẩu vào thị trường EU và Mỹ.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 89)