ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 30)

Theo quan điểm của hai tác giả Deardorff and Stern [10] thì rào cản phi thuế quan có một loạt những đặc điểm quan trọng sau đây:

- Làm giảm lượng nhập khẩu.

- Làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Những rào cản phi thuế quan thành công trong việc giảm lượng nhập khẩu tới mức độ là chúng làm tăng giá thực tế và giá chìm của những sản phẩm nhập khẩu đối với những người có nhu cầu.

- Sự đa dạng của những rào cản phi thuế quan. Các rào cản phi thuế quan phong phú về hình thức. Nhờ đặc điểm này mà phạm vi ảnh hưởng của rào cản phi

thuế quan sẽ thay đổi theo thời gian, khả năng và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng. Do đó, nếu một quốc gia sử dụng rào cản phi thuế quan để phục vụ một mục tiêu cụ thể nào đó sẽ có nhiều sự lựa chọn mà không bị bó hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan.

- Sự không chắc chắn, rõ ràng của những rào cản phi thuế quan. Phần lớn chính sách của chính phủ là không rõ ràng trong việc thi hành, điều này dường như rất đúng đối với những rào cản phi thuế quan. Quả vậy, một vài ví dụ thực tế như những cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế đối kháng được nhận dạng là những rào cản phi thuế quan hoàn toàn đúng nghĩa bởi sự không rõ ràng mà chúng áp đặt cho thương mại quốc tế. Mặc dù những rào cản đó có thể hạn chế thương mại một cách rõ ràng, nhưng có thể là ngược lại nếu chúng được thi hành một cách không rõ ràng. Tầm quan trọng của sự không rõ rằng và chắc chắn của rào cản phi thuế quan là rất dễ hiểu đối với những người kinh doanh thương mại hiện nay.

- Chi phí cho tổn thất xã hội do những rào cản phi thuế quan gây ra.

- Những nguồn chi phí khác do rào cản phi thuế quan gây ra. Ngoài chi phí về tổn thất theo quan điểm truyền thống thì cũng có một vài chi phí phát sinh liên quan đến việc thực thi hàng rào phi thuế quan. Đầu tiên là những chi phí để vận hành trực tiếp chúng, ví dụ như những nguồn lực để rào cản phi thuế quan được thi hành. Thứ hai, những nguồn lực bị mất để tìm kiếm sự bảo hộ và những hiện tượng liên quan. Đó là thời gian và những nguồn lực khác bị lãng phí khi những cá nhân và hãng sản xuất tìm kiếm sự bảo đảm cơ hội lợi nhuận và những lợi ích khác được tạo ra từ một rào cản phi thuế quan.

Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì rào cản phi thuế còn có một số đặc điểm nổi bật khác như:

- Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao. Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thương mại của mình, bao gồm:

+ Bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển một số ngành nghề. + Bảo đảm an toàn sức khỏe con người, động thực vật, môi trường.

+ Hạn chế tiêu dùng.

+ Đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán.

+ Đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội + Để đáp lại hành động thương mại không bình đẳng…

Các hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau nêu trên trong khi công cụ thuế quan không khả thi hoặc không hữu hiệu để thực hiện.

- Hình thức thể hiện của các hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại. Các rào cản phi thuế quan thường mang tính “mập mờ” nên dù tác động của chúng có thể lớn nhưng lại là tác động ngầm và được che đậy hoặc biện hộ bằng cách này hoặc cách khác. Hiện nay, các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số hàng rào phi thuế quan nhất định. Theo đó, tất cả các hàng rào phi thuế quan hạn chế định lượng đều không được phép.

Một số hàng rào phi thuế quan tuy nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những quy định cụ thể, tính rõ ràng và khách quan. Chẳng hạn như các tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, biện pháp tự vệ, thuế chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng và một số hình thức hỗ trợ nông nghiệp. Thậm chí với những hàng rào phi thuế quan chưa xác định được là có phù hợp hay không với các quyết định của WTO, các nước vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chưa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ. Những hàng rào phi thuế quan này có thể do WTO chưa có quyết định điều chỉnh hoặc có nhưng rất chung chung và trên thực tế rất khó có thể xác định được tính phù hợp của những hàng rào phi thuế đó.

- Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên thực tế chúng thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Bên cạnh đó, các hàng rào phi thuế quan đôi khi cũng làm nhiễu tín hiệu của thị trường mà người sản xuất dựa vào đó để ra quyết định. Chẳng hạn như giá thị trường, khi bị làm sai lệch, nó sẽ không phản ánh trung thực về lợi thế cạnh tranh thật sự, chỉ dẫn sai việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của những nhà sản xuất bị hạn chế.

Tác động của các hàng rào phi thuế quan thường khó có thể lượng hóa được rõ ràng như tác động của thuế quan. Bản thân mức độ bảo hộ của mỗi hàng rào phi thuế quan cũng chỉ có thể được ước lượng một cách tương đối. Cũng vì mức độ bảo hộ của các hàng rào phi thuế quan không dễ xác định nên rất khó xác định một lộ trình tự do

hóa thương mại rõ ràng như với bảo hộ bằng thuế quan. 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN

Mặc dù có nhiều lý do biện hộ cho việc áp dụng rào cản phi thuế quan, nhưng tựu chung chúng ta có thể khẳng định rào cản phi thuế quan có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thương mại, cả tích cực lẫn tiêu cực cho các bên có liên quan.

1.3.1. Ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động xuất khẩu:

Nói đến rào cản thương mại người ta thường nghĩ đến yếu tố tiêu cực của nó đối với hoạt động xuất khẩu, nhưng thực tế chúng cũng có nhiều tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu:

- Rào cản thương mại nói chung và rào cản phi thuế quan nói riêng sẽ kích thích doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh để có thể bán được sản phẩm trong điều kiện bị áp thuế nhập khẩu cao cộng với các chi phí để đáp ứng các rào cản phi thuế quan được quốc gia nhập khẩu đưa ra.

- Rào cản phi thuế quan kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật, để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu về chất lượng, về các tiêu chuẩn môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm… nhờ đó mà nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

- Rào cản phi thuế quan kích thích các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp như xây dựng tiêu chuẩn G.A.P, ISO, HACCP, GMP…, xây dựng thương hiệu, nhãn mác và quan tâm đến việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ… để vượt qua các rào cản thương mại mang tính kỹ thuật từ nước nhập khẩu.

- Rào cản phi thuế quan được lập ở chính nước xuất khẩu giúp ngăn chặn những sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, sử dụng nguyên vật liệu không phù hợp ra thị trường thế giới nhằm bảo vệ uy tín quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra, những biện pháp được áp dụng giúp Chính phủ ở nước xuất khẩu tham gia điều tiết hoạt động xuất khẩu. Ví dụ: bằng biện pháp tạm dừng xuất khẩu những mặt hàng nhạy cảm trong các trường hợp cần thiết, giúp Chính phủ lập lại cân đối cung cầu trong nước, góp phần ổn định hoạt động kinh tế - xã hội [6].

1.3.2. Tác động hạn chế của các rào cản phi thuế quan đối với hoạt động xuất khẩu:

Khi xem xét mối quan hệ giữa rào cản phi thuế quan và hoạt động thương mại phải hoàn toàn thừa nhận rằng rào cản phi thuế quan có khả năng gây nên những trở

ngại cho hoạt động thương mại [11]. Những ảnh hưởng thương mại của rào cản phi thuế quan có thể dễ dàng được phân thành 03 loại như sau:

 Những rào cản đó ngăn cản hoạt động thương mại do áp đặt một lệnh cấm nhập khẩu hoặc do việc tăng cao những chi phí sản xuất và marketing.

 Những rào cản đó làm đổi hướng hoạt động thương mại từ một đối tác thương mại này sang một đối tác khác bởi việc đặt ra quy định phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp tiềm năng.

 Những rào cản đó là những biện pháp làm giảm hoạt động thương mại bằng cách làm tăng chi phí hoặc nâng cao những rào cản cho tất cả những nhà cung cấp tiềm năng muốn xâm nhập thị trường.

Dẫn đến hậu quả hàng hóa xuất khẩu bị hạn chế hoặc không được chấp nhận tại thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí để đáp ứng những rào cản phi thuế quan, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Ở tầm quốc gia sẽ dẫn đến các cuộc chiến thương mại, thực hiện các biện pháp trả đũa lẫn nhau.

Xuất phát từ quan điểm xem rào cản thương mại là một thực tế khách quan và các doanh nghiệp cần có những chuyển động để thích ứng với chúng. Trong nghiên cứu này, học viên tập trung khai thác ở khía cạnh rào cản phi thuế quan làm phát sinh những chi phi thích ứng đối với doanh nghiệp, từ đó tác động làm méo mó hoạt động thương mại. Hay nói cách khác, chi phí thích ứng chính là biểu hiện cho sự cản trở của rào cản phi thuế quan đối với hoạt động xuất khẩu. Chi phí để đáp ứng rào cản phi thuế quan bao gồm:

- Chi phí thích ứng: Đó là những chi phí cần thiết mà một công ty/ doanh

nghiệp phải bỏ ra để đáp ứng những tiêu chuẩn, quy định của thị trường nhập khẩu. Những chi phí này có thể bao gồm: những chi phí để điều chỉnh, thay đổi đối với sản phẩm và hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường nhập khẩu hoặc thực hiện những thủ tục đánh giá sự tuân thủ cả trước khi xuất khẩu lẫn tại cảng đến (cảng của quốc gia xuất khẩu đến)

- Chi phí sản xuất khác: Sự khác biệt trong những tiêu chuẩn hoặc những thủ

tục đánh giá sự tuân thủ cũng có khả năng tạo ra những chi phí sản xuất tăng thêm đối với nhà xuất khẩu. Thứ nhất, mức độ tiết kiệm chi phí sẽ bị suy giảm do doanh nghiệp cần sản xuất một sản phẩm riêng biệt cho thị trường nội địa. Thứ hai, vốn dành cho việc sản xuất theo những tiêu chuẩn tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu dường như kém hiệu quả hơn so với việc sản xuất theo những tiêu chuẩn kỹ thuật tại thị

trường nhập khẩu.

Ở thị trường nào mà những tiêu chuẩn và thủ tục tuân thủ làm chi phí cung cấp của nhà xuất khẩu vượt xa so với nhà sản xuất nội địa, nó sẽ trở thành một rào cản thương mại thật sự. Đối với một vài sản phẩm xuất khẩu được bán với giá trung bình, những chi phí thích ứng tăng thêm sẽ đóng vai trò như một rào cản khi chúng làm cho giá của sản phẩm vượt quá giá trung bình. Thậm chí những chi phí thích ứng tăng thêm sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh và doanh thu của các nhà xuất khẩu tại các quốc gia khác. Trong một vài trường hợp những tiêu chuẩn và những thủ tục này tạo ra sự phân biệt đối xử, thiên vị dành cho những nhà sản xuất trong nước và chống lại những nhà xuất khẩu nước ngoài. Những tiêu chuẩn và quy định của một quốc gia sẽ phản ánh thể chế thương mại của quốc gia đó. Thật vậy, những nhà sản xuất trong nước đã quen thuộc với việc hoạt động theo những thể chế đó. Tuy nhiên, đối với nhà sản xuất nước ngoài cần phải học hỏi và dần trở nên quen với những thủ tục khác biệt so với những cái được thực hiện ở đất nước họ. Những chi phí thích ứng tăng thêm sẽ cực kỳ cao tại nơi có sự khác biệt về ngôn ngữ và những thủ tục thì thật sự thiếu tương thích hoặc thường xuyên thay đổi.

Ví dụ: Những tác động làm méo mó hoạt động thương mại của những quy định SPS và TBT chủ yếu đến từ những chi phí để thích ứng và những yêu cầu về chứng nhận. Thực tế, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm ước tính những chi phí thích ứng đối với biện pháp SPS và TBT. Tài liệu của FAO tại hội nghị lần thứ 06 của WTO cho thấy những chi phí thích ứng đối với những biện pháp phi thuế quan, đặc biệt là những biện pháp SPS, đã vượt qua tổng ngân sách dành cho phát triển của chính phủ tại một vài quốc gia kém phát triển [13].

Hai tác giả Aloui và Kenny đã ước tính chi phí thích ứng khoảng 03% trên tổng giá trị xuất khẩu của Maroc, trong khi đó tác giả Cato cùng với Otwell và Coze tìm thấy một chi phí ít hơn 03% giá trị xuất khẩu để thiết lập những biện pháp thích ứng về chất lượng và chi phí để duy trì việc thích ứng ít hơn 01% trên tổng giá trị tôm xuất khẩu của Nicaraqua [13].

Những thủ tục đánh giá việc tuân thủ khi xuất khẩu vào thị trường EU tạo ra những chi phí cho doanh nghiệp thủy sản. Trước khi xuất khẩu vào thị trường EU, những nhà xuất khẩu sẽ chịu sự giám sát của một hệ thống kiểm tra trước, theo đó cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu sẽ chứng nhận rằng các doanh nghiệp của họ tuân thủ những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ít nhất là ngang với những tiêu

chuẩn do EU quy định.

Hình 1.1. Quy trình thủ tục đánh giá việc tuân thủ khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tới EU (Nguồn [11])

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)