NHỮNG NHÂN TỐ CẢN TRỞ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 36)

CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN

Tác giả Henson và cộng sự đã đề cập tới một vấn đề rất đáng quan tâm khi nghiên cứu về ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan (thường đúng với biện pháp SPS và TBT) đó là những nhân tố cản trở doanh nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu, quy định phi thuế quan tại thị trường nhập khẩu [11].

1.4.1. Tiếp cận những nguồn lực để đáp ứng những tiêu chuẩn

Một vấn đề lớn mà những quốc gia đang phát triển phải đối mặt là việc tiếp cận những nguồn lực để đáp ứng các tiêu chuẩn SPS tại thị trường nhập khẩu. Những nguồn lực này bao gồm: thông tin về chính tiêu chuẩn SPS, những kiến thức về khoa học và kỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ thích hợp, đội ngũ lao động có kỹ năng, những vấn đề về tài chính nói chung… Nếu những nguồn lực này không sẵn có tại địa phương, chúng có thể được tìm thấy ở nước ngoài, nhưng chi phí cho việc đáp ứng sẽ tăng lên một cách đáng kể. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những chi phí này dường như là quá cao so với mức chịu đựng của họ.

DN/ nhà máy được chấp thuận

Những tiêu chuẩn của quốc gia/ EU

Thanh kiểm tra bởi nước xuất khẩu

Những tiêu chuẩn của EU Những tiêu chuẩn của EU Những tiêu chuẩn của EU Chứng nhận về vệ sinh

Đưa vào kênh phân phối tại thị

trường EU

Kiểm tra bởi chính quyền EU

Kiểm tra tại biên giới

Sự kiểm tra bắt buộc của cơ quan có

thẩm quyền

Sự kiểm tra bắt buộc của cơ quan có

thẩm quyền

Sự kiểm tra bắt buộc của cơ quan có

Tình huống sau đây minh họa cho điều này: Việc đáp ứng những tiêu chuẩn SPS đối với thịt đông lạnh và tươi của Ấn Độ. Ấn Độ từng không được đồng ý để xuất khẩu thịt tươi và đông lạnh vào EU. Tuy nhiên, một vài công ty đã nâng cấp những tiêu chuẩn SPS của họ để đáp ứng những yêu cầu của EU. Một công ty được phỏng vấn đã trả lời những vấn đề gặp phải để nhận được những kiến thức về kỹ thuật và những trang thiết bị sản xuất hiện đại. Họ đã phải mời những chuyên gia từ Newzealand và Úc đồng thời nhập khẩu những thiết bị với giá cao. Để lấy lại những chi phí này, công ty này của Ấn Độ đã phải mở rộng thị trường tới những thị trường có giá trị cao, đặc biệt là Trung Đông.

1.4.2. Thời gian cho phép để đáp ứng:

Thời gian cho phép đối với việc đáp ứng những tiêu chuẩn SPS của những nước phát triển là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí thích ứng. Nhiều quốc gia đang phát triển yêu cầu kéo dài thời hạn tuân thủ theo những quy định, một phần là do bị giới hạn về những nguồn lực. Nếu những nhà xuất khẩu không đáp ứng trong thời hạn cho phép, họ có khả năng không được xuất khẩu hàng hóa đến quốc gia đó. Trong một thời gian ngắn như vậy, những chi phí được biểu hiện qua thu nhập bị mất đi có thể rất quan trọng. Các nhà xuất khẩu cũng có thể mất khách hàng hoặc mất thị phần và ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài.

Điển hình như xuất khẩu tôm của Ấn Độ vào EU. Một nhà xuất khẩu tôm lớn của nước này đã phải chịu những tổn thất kinh tế đáng kể do việc phải đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh của EU. Xuất phát từ việc nâng lệnh cấm của EU đối với nhà xuất khẩu vào tháng 12 năm 1997. Công ty này đã nộp đơn yêu cầu cho việc được chấp nhận xuất khẩu vào EU từ cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, những thay đổi được yêu cầu bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi nhận được sự chấp thuận đã làm cho công ty mất một khoảng thời gian đáng kể để thực hiện. Kết cục, công ty không thể xuất khẩu vào thị trường EU trong một khoảng thời gian dài hơn (thêm 03 tháng) và trong suốt khoảng thời gian đó, những đối thủ cạnh tranh lớn, những doanh nghiệp đã nhận được sự chấp thuận, đã bắt đầu việc xuất hàng vào thị trường EU. Những chi phí về kinh tế là quá lớn đến nỗi đe dọa đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.4.3. Phản ứng từ Chính phủ tại các quốc gia đang phát triển

Một vài nhà xuất khẩu được phỏng vấn trong nghiên cứu của tác giả Henson đã cho rằng chính phủ của họ quá chậm trong việc phản ứng lại với những thay đổi

trong tiêu chuẩn SPS tại những thị trường xuất khẩu chính. Hậu quả là khoảng thời gian để cho các doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng những yêu cầu bị giảm rõ rệt, chi phí và tổn thất tăng lên, thậm chí trong một số trường hợp là rất nghiêm trọng làm cho khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp bị hạn chế.

Ví dụ minh họa: vào năm 1997, trong ngành thủy sản của Ghana, khu vực những doanh nghiệp tư nhân đã chỉ trích về việc thiếu những bước chuẩn bị cho những quy định mới, mặc dù EU đã cho phép một khoảng thời gian thỏa đáng để thực hiện. Đầu năm 1998 việc xuất khẩu bị ngừng theo ý kiến của của Ủy ban tiêu chuẩn của Ghana. Một đoàn thanh tra thủy sản của EU đã đến vào tháng 02 năm 1998. Vào tháng 06 năm 1998, Ủy ban tiêu chuẩn Ghana được sự chấp thuận của EU trở thành cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép cho những doanh nghiệp và những chuyến tàu xuất khẩu đến EU. Nhiều nhà máy và chuyến hàng đã được chấp thuận và hoạt động vận tải bằng đường biển đã được tái khởi động, nhưng đến tháng 01 năm 1999 Ghana vẫn chưa thể quay về mức xuất khẩu như trước đây.

1.4.4. Bản chất của chuỗi marketing

Những thủ tục đánh giá việc chấp hành những biện pháp SPS thì rất khó và tốn nhiều chi phí để áp dụng đối với chuỗi cung ứng của những nước đang phát triển. Chuỗi cung ứng có xu hướng quá dài, quá phân tán và manh mún hơn so với những quốc gia phát triển. Kết quả là việc thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng nguồn cung ứng là hầu như không thể, đặc biệt tại những doanh nghiệp nhỏ. Tình huống xuất khẩu thịt bò của Zimbabue tới thị trường EU. Zimbabue đã rất thành công trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thịt bò vào EU. Tuy nhiên, phần lớn thịt bò được xuất khẩu bởi những doanh nghiệp/ nông trại lớn. Mức độ tham gia của những nông trại nhỏ là rất thấp.

Những tiêu chuẩn được áp đặt bởi EU yêu cầu phải truy nguyên nguồn gốc của gia súc trong chuỗi cung cấp. Ví dụ: doanh nghiệp xuất khẩu được yêu cầu chứng minh rằng gia súc từ khu vực không bị bệnh bò điên và khu vực an toàn với nhiều dịch bệnh. Hơn nữa, những yêu cầu gần đây đối với việc truy xuất nguồn gốc của từng cá thể trong chuỗi cung cấp bắt buộc phải có cả mã kí hiệu và thẻ đính trên tai của gia súc. Chi phí cho việc đáp ứng những yêu cầu này có thể quá mức đối với những doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, chi phí để thực hiện sẽ thấp đi rõ rệt nếu những động vật (gia súc) được mua từ một số lượng nhỏ những trang trại được thiết lập quan hệ sẵn. Hiển nhiên, những doanh nghiệp xuất khẩu có xu hướng chấp nhận nguồn cung cấp từ

những nhà cung cấp lớn hơn là từ những nhà cung cấp nhỏ bất kể nơi đâu sẵn có tại Ghana.

1.4.5. Phương pháp sản xuất

Đôi khi những tiêu chuẩn SPS của EU không tương thích với hệ thống sản xuất tại những nước đang phát triển. Những hệ thống này cần được thay đổi nhanh chóng để đáp ứng. Mức độ quan trọng của những đầu tư mới được yêu cầu thì vượt quá bản chất của vấn đề. Ví dụ: những vấn đề liên quan đến thời tiết như thời tiết quá nóng, cơ sở hạ tầng yếu kém… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.6. Những vấn đề về hậu cần và vận chuyển

Vận chuyển trong trường hợp bằng đường hàng không đối với những sản phẩm dễ hỏng, có thể được xem là một rào cản lớn cho những sản phẩm đã đáp ứng những yêu cầu SPS. Minh họa về tình huống của Kenya: Vấn đề chính mà những doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU của quốc gia này phải đối mặt là vận chuyển. Đối với những nhà xuất khẩu nhỏ, vấn đề này càng lớn hơn nữa.Thực tế, năng lực của ngành hàng không quá yếu đến nỗi sản phẩm của họ được vận chuyển đến Pháp phải qua trung chuyển ở Ý. Phải mất nhiều thời gian hơn để vận chuyển hàng hóa đến Pháp và làm tăng chi phí, giảm giá thực nhận của nhà xuất khẩu tới mức gần với lợi nhuận biên. Một số nhà xuất khẩu tại quốc gia này đã nói rằng những doanh nghiệp mới và ở quy mô nhỏ không có nguồn lực nào khác như những công ty lớn. Vấn đề này là do sự bất cập của ngành hàng không. Vấn đề này chỉ rõ sự thiếu hụt cơ sở vật chất và nguồn lực cần thiết để chắc chắn rằng sản phẩm vẫn đảm bảo những yêu cầu vệ sinh suốt chuỗi cung ứng.

1.4.7. Tiếp cận thông tin

Mặc dù việc tham gia để tiếp cận thông tin và hiệu quả của việc làm này đã được viện dẫn, nhưng tiếp cận thông tin về những yêu cầu SPS tại thị trường nước ngoài vẫn có thể là một vấn đề. Nó có thể gây nên sự chậm trễ hoặc khó khăn cho doanh nghiệp. Tại các quốc gia châu Á Thái Bình Dương có sự tiếp cận khá tốt đối với những thông tin về những biện pháp SPS của EU. Tuy nhiên một số nước đang phát triển khác việc này là hết sức khó khăn. Tình huống về khả năng tiếp cận thông tin tại Ghana: năm 1996 văn phòng chính phủ của Ghana thông báo rằng những quy định mới của EU đã được thông qua và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 1997. Trong đó hệ thống HACCP sẽ được yêu cầu đối với thủy sản nhập khẩu của EU. Tuy nhiên, do việc thực hiện được trì hoãn 01 năm cho những quốc gia châu Á và Thái Bình

Dương. Ghana nhận được thông tin về quy định mới này thông qua những hiệp định được ký kết với EU tại Brusel, đại sứ của nước này tại Brusel và cả thông qua văn phòng của Hội đồng Châu Âu tại Ghana. Liên minh châu Âu đã đưa ra những trợ giúp đáng kể vào năm 1997. Chính phủ Ghana rõ ràng tin tưởng họ đã được lợi từ kênh thông tin với EU như những quốc gia châu Á – Thái Bình Dương và những quốc gia khác phải tốn nhiều nỗ lực hơn để đáp ứng những yêu cầu của EU. Mặc dù, những tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế được xem là những vấn đề quan trọng, nhưng yêu cầu của hải quan cũng không kém phần quan trọng. Nếu không nói là rất quan trọng trong nhiều trường hợp. Hải quan có thể là một nguồn thông tin quan trọng và chuyên về những quy định được yêu cầu bởi những nước phát triển. Những nhà phân phối sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.

1.4.8. Nhận thức

Một vấn đề quan trọng tại nhiều quốc gia đang phát triển là mức độ nhận thức và hiểu về những biện pháp SPS. Điều này rõ ràng cũng có tương đồng với cách tiếp cận về thông tin ở trên. Những nỗ lực đáng kể đã được các tổ chức như WTO, FAO và UNCTAD thực hiện nhằm làm tăng nhận thức về những tiêu chuẩn SPS của chính phủ tại các quốc gia đang phát triển. Xa hơn nữa, nhiều chính phủ tại các quốc gia đang phát triển đã tổ chức các hội thảo trong nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức cá nhân về trách nhiệm đối với vấn đề SPS một cách liên tục, ví dụ vấn đề thanh tra tại cảng, vấn đề chuỗi cung ứng thực phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do nhận thức về tầm quan trọng của những tiêu chuẩn và ảnh hưởng của chúng đối với kết quả xuất khẩu còn khá hạn chế. Kết cục là phản ứng ban đầu đối với những biện pháp SPS mới được áp dụng thường là trì hoãn và không hoan nghênh, ủng hộ.

1.4.9. Hệ thống pháp luật bên trong

Mức độ và đặc điểm của hệ thống pháp luật đối với vấn đề SPS ở những nước đang phát triển ảnh hưởng đến khả năng của các quốc gia này trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn. Nếu những tiêu chuẩn SPS được thực hiện thích hợp tại các quốc gia xuất khẩu thì chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ quen với việc vận hành trong môi trường tuân theo khuôn khổ và quy định chặt chẽ, sẽ đánh giá cao những yêu cầu cần phải đáp ứng. Hơn nữa, cơ quan thẩm quyền sẽ dễ dàng thực hiện và cấp thủ tục đánh giá sự tuân thủ theo yêu cầu từ những nước phát triển nếu họ có sẵn hệ thống quyền lực bắt buộc mọi các nhân, tổ chức phải tuân thủ. Những nước đang phát triển sẽ nhận thấy rằng điều khó khăn nhất để đáp ứng những tiêu chuẩn chính là hệ thống pháp luật

về SPS của mình quá ít và hệ thống kiểm soát quá yếu.

Tình huống minh họa hệ thống kiểm soát SPS của Zimbabue. Quốc gia này có một hệ thống kiểm soát SPS rất phát triển, với những tiêu chuẩn quốc gia phần lớn được xây dựng theo những tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống thực thi có hiệu lực mạnh ở cấp quốc gia và địa phương. Chẳng hạn, bộ nông nghiệp nước này đã trang bị những thiết bị kiểm nghiệm cho cả cây trồng và sản phẩm từ động vật. Ngoài ra, quốc gia này đã thiết lập một hệ thống những điểm kiểm tra sản phẩm tại sân bay và đến tận nhà máy, những trang trại. Rõ ràng, kết quả cho thấy là những cơ quan của chính phủ nước này dễ dàng thực hiện chức năng là cơ quan có thẩm quyền theo sự công nhận của EU.

Tác giả Henson và đồng sự nhận thấy vấn đề thường xuyên phải đối mặt nhất của các nước đang phát triển xuất phát từ đặc điểm của chuỗi marketing và phương pháp sản xuất [11]. Nhìn chung, những biện pháp SPS được đưa ra bởi các nước phát triển thì không tương thích với hệ thống sản xuất và marketing truyền thống của những nước đang phát triển và kết quả là chi phí cho việc thích ứng là rất cao, đôi khi là không thể thực hiện. Đặc điểm của hệ thống pháp luật cũng thường được nhắc đến. Tóm lại, những vấn đề mà các nước đang phát triển đang phải trải qua liên quan đến những yếu tố bên trong như chuỗi cung ứng và trách nhiệm của chính quyền trong vấn đề SPS.

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả này đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp vào EU tại nhiều quốc gia khác nhau, họ được yêu cầu cho biết mức độ quan trọng của những yếu tố quyết định khả năng đáp ứng những yêu cầu SPS khi xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm vào thị trường EU thông qua một thang đo Likert 05 điểm từ “rất quan trọng” tương ứng với (1) cho đến “rất không quan trọng” tương ứng với (5).

Những tiêu chuẩn SPS có thể tạo ra những chi phí thích ứng đáng kể, tuy nhiên mức độ ngăn cản đối với hoạt động thương mại thì khác nhau giữa các quốc gia và giữa các nhà sản xuất trong cùng quốc gia, phụ thuộc vào khả năng của họ trong việc giải quyết hiệu quả những yêu cầu đó. Kết quả thu được cho thấy những nhân tố chính hạn chế khả năng đáp ứng những yêu cầu SPS là khó khăn (hay thiếu) tiếp cận khoa học và chuyên môn kỹ thuật, sự không tương thích giữa những yêu cầu SPS với phương thức sản xuất/ marketing nội địa. Những nhân tố được đánh giá ít quan trọng hơn là thiếu nhận thức về những yêu cầu SPS trong ngành công nghiệp thực phẩm và sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về những yêu cầu SPS.

Kết quả này chỉ ra những vấn đề cố hữu bên trong của những nước đang phát

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 36)