KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI HAI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐỐI VỚI THỦY SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 64)

- Sản phẩm thô Mực khô lột da, mực, ghẹ xuất

3.2.KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI HAI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐỐI VỚI THỦY SẢN VIỆT NAM

THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐỐI VỚI THỦY SẢN VIỆT NAM

Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu quan trọng đối với thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải hệ thống rào cản phi thuế quan được áp dụng ngày một nhiều hơn ở hai thị trường này.

Tại thị trường Mỹ và EU, rào cản phi thuế quan được áp dụng phổ biến nhất là những biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm - kiểm dịch động thực vật và các rào cản kỹ thuật, các thủ tục hành chính, quy định về bảo vệ môi trường và những công cụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá. Đây được xác định là thách thức lớn cho các doanh nghiệp thủy sản.

3.2.1. Các rào cản phi thuế quan Hoa Kỳ áp dụng đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam

Thị trường Mỹ là một trong số những thị trường có hàng rào phi thuế quan thuộc loại khắt khe trên thế giới. Hệ thống biện pháp phi thuế quan được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, vấn đề đa dạng sinh học…

Thực tế là ngày càng nhiều biện pháp phi thuế quan được Hoa Kỳ áp dụng đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. Phần lớn biện pháp phi thuế quan được áp dụng là những biện pháp được quy định trong hiệp định TBT và SPS của Tổ chức thương mại Thế giới, ngoài ra Mỹ cũng sử dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thủy sản của Việt Nam.

Bảng 3.6. Thống kê một số quy định tiêu biểu của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu (1996 – 2012)

Số thứ tự Năm áp dụng Nội dung quy định

01 1996

Sản phẩm tôm tự nhiên:

- Không được xuất khẩu vào Mỹ nếu công cụ khai thác không bảo vệ rùa biển.

- Sản phẩm tôm phải kèm theo chứng nhận xuất xứ. 02 1996 Sản phẩm thủy sản phải thực hiện chương trình kiểm soát

dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi.

03 1997 Doanh nghiệp xuất khẩu phải áp dụng HACCP. Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Control Critical Point - Hệ

Số thứ tự Năm áp dụng Nội dung quy định

thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) được ban hành vào tháng 12/1995 và từ tháng 12/1997 được FDA đưa vào áp dụng bắt buộc đối với thủy sản của Mỹ và thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài.

04 1997 Sản phẩm cá ngừ phải chứng nhận công cụ đánh bắt không làm hại cá heo.

05 2002

Luật an toàn y tế cộng đồng và chuẩn bị phản ứng khủng bố sinh học. Theo đó, các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhận và bảo quản thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng hoặc súc vật ở Hoa Kì đều phải đăng kí với Cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì (FDA). Doanh nghiệp phải thông báo trước tất cả các chuyến tàu chuyên chở thực phẩm nhập khẩu vào Hoa Kì. Ngoài ra, phải cung cấp các thông tin về hàng hóa kê khai trên hóa đơn nhập khẩu bằng fax, email cho FDA trước khi hàng đến, không sớm hơn 05 ngày và không chậm hơn 08 giờ trước khi hàng đến. Bất kì sự thay đổi thông tin về hàng hóa phải được thông báo trước.

06 2004

Luật ghi nhãn dị ứng thực phẩm và Bảo vệ người tiêu dùng quy định các nhà sản xuất buộc phải ghi rõ bằng tiếng Anh tất cả thành phần có chứa protein xuất xứ từ sữa, trứng, cá, thủy sản giáp xác, quả hạch, lạc, lúa mì và đậu nành trên nhãn sản phẩm.

07 2007

Dự luật H.R.3610 còn được gọi là Luật an toàn nhập khẩu thực phẩm và dược phẩm nhằm siết chặt hơn nữa việc kiểm soát an toàn thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu vào Hoa Kì. Luật gồm 14 điều, trong đó có những quy định như sau: Thu phí sử dụng khi nhập khẩu, hạn chế số cảng nhập thực phẩm, kiểm soát các nhà nhập khẩu, tiền phạt, quyền triệu hồi, yêu cầu chứng nhận, hạn chế sử dụng oxit cacbon và bắt buộc ghi nhãn.

Số thứ tự Năm áp dụng Nội dung quy định

Nông Nghiệp Hoa Kì thanh kiểm tra và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhóm cá da trơn (catfish) mà trước đây do FDA đảm nhiệm. Theo luật này, cá tra xuất khẩu sang Hoa Kì được quản lý bởi hệ thống chất lượng và sản xuất tương đương tại Hoa Kì. Điều này đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất, đặc biệt là các chứng từ có liên quan. Trong khi vấn đề này đang là một trong những khâu yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam.

09

Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét, Luật công Mỹ 102 - 162 đã cấm nhập khẩu tôm từ những khu vực trên thế giới nếu việc đánh bắt gây nguy hiểm đối với loài rùa biển trừ phi nước đánh bắt được chứng nhận là đã yêu cầu tàu thuyền sử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển…

10 2008

Luật về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và ghi nhãn xuất xứ đối với hàng thủy sản quy định các nhà bán lẻ thực phẩm tại Hoa Kì phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thủy sản, thịt tươi, các sản phẩm tiêu dùng khác. Những thực phẩm tươi không có nguồn gốc xuất xứ sẽ phải chịu mức phạt 1000 USD. Luật ghi nhãn gây khó khăn đối với những nhà sản xuất nhỏ vì thủ tục giấy tờ là một vấn đề gây phức tạp, tốn nhiều thời gian đối với các doanh nghiệp.

11 1916

Pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên các quy định về chống bán phá giá của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

WTO. Các cơ quan có thẩm quyền là: Bộ Thương mại (DOC) chịu trách nhiệm điều tra phá giá và đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá; Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại; Bộ trưởng Thương mại ra quyết định áp thuế

Số thứ tự Năm áp dụng Nội dung quy định

này cho phép Toà án liên bang áp dụng trừng phạt về các thiệt hại và tội phạm do phá giá gây ra. Hiện nay, đối với thủy sản Việt Nam, tôm và cá da trơn đều là hai loại hàng thủy sản bị áp thuế chống bán phá giá:

(1) Đối với xuất khẩu tôm vào năm 2003 (2) Đối với xuất khẩu cá tra năm 2002

12

Luật thuế đối kháng (CVD- countervailing duty): được đưa ra với mục đích làm vô hiệu hóa ưu thế cạnh tranh không bình đẳng của nhà sản xuất/ xuất khẩu nước ngoài đối với nhà sản xuất trong nước nhờ ưu thế trợ cấp của nước họ. Điều này sẽ được áp dụng nếu thỏa mãn hai điều kiện: một là, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cần phải làm rõ là có trợ cấp đối kháng, trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến sản xuất/xuất khẩu nhóm hàng nhập khẩu hoặc được bán vào Hoa Kỳ và phải xác định trị giá của phần trợ cấp tịnh. Hai là, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) phải xác định được là ngành công nghiệp Hoa Kỳ bị đẩy lùi, vì lý do nhập khẩu mặt hàng đó hoặc việc bán mặt hàng đó vào Hoa Kỳ - gọi là việc kiểm tra thiệt hại (Injury test)

13

Theo quy định của FDA chỉ rõ 6 loại kháng sinh được

phép sử dụng, tên nhà cung cấp, đối tượng, quy định và cách thức sử dụng từng loại: Florfenicol, Hydroden Peroxide, Chorionic gonadotropin, Formalin, SulFadimethoxine, Tricaine methanesulfonate, Oxytetracycline Dihydrate, Oxytetracycline Hydro Chloride. Nếu sản phẩm bị phát hiện là có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng sẽ bị cấm bán ở các bang đã phát hiện ra và cấm nhập khẩu trong một thời gian.

Vào năm 2005, cuộc “chiến cá da trơn” đã tiếp diễn với bước ngoặt mới khi bốn bang của Hoa Kỳ gồm Alabama,

Số thứ tự Năm áp dụng Nội dung quy định

Mississipi, Georgia và Lousiana ra lệnh cấm bán cá catfish nhập khẩu từ nước ngoài (bao gồm Việt Nam) sau khi phát hiện ra dư lượng chất kháng sinh trong các mẫu kiểm nghiệm. Chất kháng sinh được tìm thấy trong cá là fluoroquinlone, một chất được phép sử dụng cho người. Trong khi EU chỉ giới hạn ở ngưỡng nhất định thì FDA cấm hoàn toàn sự có mặt của chất này trong thủy sản nhập khẩu.

14 Hệ thống những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp cần áp dụng: ISO 9001, ISO 22000/PAS220…

(Nguồn [8],[19],[20])

3.2.2. Các rào cản phi thuế quan Liên minh Châu Âu áp dụng đối với hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tăng cao trong khi nuôi trồng và sản xuất trong khối không đáp ứng đủ nên các nước thuộc EU ngày càng dựa nhiều vào lượng thủy sản nhập khẩu. Tuy nhiên, EU không muốn để tình trạng gia tăng nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để các sản phẩm kém chất lượng có thể xuất hiện tại thị trường Châu Âu. Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng Châu Âu, hàng loạt rào cản mới khắt khe hơn đã được ban hành. Bên cạnh đó, mối quan tâm của người dân EU đối với vấn đề thương mại bình đẳng và phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Nhằm đáp ứng yêu cầu này của người dân, bên cạnh các quy định vốn có về vệ sinh thực phẩm, EU đã đưa ra nhiều yêu cầu về bảo vệ môi trường và nguồn lợi như một điều kiện để nhập khẩu hàng thủy sản từ các nước ngoài khối. Thị trường EU đề cao yêu cầu truy

xuất nguồn gốc và quản lý trong chuỗi cung ứng thủy sản: “Khả năng truy xuất

nguồn gốc” là khả năng cho phép truy tìm các công đoạn của quá trình sản xuất, chế

biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm, một sản phẩm thức ăn động vật, một động vật dùng để chế biến thực phẩm hoặc một chất được dùng để đưa vào hoặc có thể được đưa vào một sản phẩm thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật (khoản 15 điều 3 Quy định (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 28/01/2002)về thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu chung của hệ thống pháp luật thực phẩm, thành lập Cơ quan thẩm quyền Châu Âu về an toàn thực phẩm và quy định những thủ tục liên

quan đến an toàn thực phẩm). Việc quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng ngày càng trở nên quan trọng với ngành thực phẩm, bởi hoạt động của thị trường nội địa có thể bị tổn hại nếu tiến trình luân chuyển hàng hóa thực phẩm không thể theo dõi được.

Bảng 3.7. Thống kê một số quy định tiêu biểu của EU đối thủy sản nhập khẩu (giai đoạn 1996 – 2012)

Số thứ tự Năm áp dụng Nội dung quy định

01 1996 Sản phẩm thủy sản phải thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi

02 1997 Sản phẩm cá ngừ phải chứng nhận công cụ đánh bắt không làm hại cá heo

03 2000 Kiểm soát 10 loại kháng sinh bị cấm, 34 loại kháng sinh hạn chế sử dụng đối với sản phẩm thủy sản

04 2000 Quy định 200/13/EC đưa ra những quy định về ghi thành phần trong thực phẩm

05 2000, 2001

Quy định 2000/104/EC, Chỉ thị 200/13/EC, quy định 2065/2001/EC quy định về dán nhãn. Để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, theo những quy định này sản phẩm thủy sản phải ghi rõ quốc gia, nhãn phải in trên gói hàng hoặc thùng hàng

06 2002 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra thú y được đặt ra theo hướng dẫn 97/78/EC, hướng dẫn 2002/99/EC, quy định 882/2004 và 854/2004. Yêu cầu thanh tra lô hàng có nguồn gốc từ nước thứ ba đối tất cả các lô hàng tại cửa khẩu và phải được chấp nhận đạt yêu cầu về giấy tờ chứng minh về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc, kiểm tra yếu tố vật lý về đóng gói, nhiệt độ giữ lạnh

07 2002 Hướng dẫn 2002/99/EC đặt ra những quy định về quá trình sản xuất, phân phối của sản phẩm từ động vật

08 2004

Quyết định 2003/279/EC yêu cầu việc thanh tra tại biên giới, tại cửa khẩu của EU, với việc kiểm tra những giấy tờ về vệ sinh thủy sản

09 2004 Quy định 852/2004/EC về vệ sinh thực phẩm yêu cầu phải có HACCP

Số thứ tự Năm áp dụng Nội dung quy định

10 2004 Quy định 853/2004/EC đưa ra những yêu cầu vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm từ động vật

11 2004 Quy định 854/2004/EC quy định về tổ chức của cơ quan kiểm soát thực phẩm sử dụng cho tiêu dùng

12 2004

Quy định 882/2004/EC thiết lập hệ thống kiểm soát hài hòa của EU bao gồm an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, sức khỏe vật nuôi và những tiêu chuẩn về phúc lợi mà các nước xuất khẩu phải đảm bảo.

13 2005

Quy định 2073/2005/EC đưa ra tiêu chuẩn đối với những sản phẩm có khả năng sinh ra vi khuẩn, chất độc và chất chuyển hóa (như salmonella, histamine and listeria) 14 2005 Hướng dẫn 2003/89/EC có hiệu lực vào năm 2005 yêu

cầu ghi nhãn những thành phần gây dị ứng

15 2010

Quy định 1005/2008 về thiết lập hệ thống trong cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Council Regulation (EC) No 1005/2008 of 29 September 2008 establishing a Community system to prevent, deter and eliminate illegal, unreport and unregulated Fishing) hay còn gọi là Quy định IUU. Các sản phẩm thủy sản khai thác khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu phải có giấy chứng nhận đối với thủy sản khai thác trong nước và cam kết về thủy sản khai thác được nhập khẩu để xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

16

Hệ thống quản lý chất lượng,

những tiêu chuẩn của khu vực tư nhân tại thị trường EU

- Nhãn hiệu do MSC (Marine Stewardship Council – Hội đồng quản lý biển) là nhãn hiệu quan trọng nhất đối với thủy sản đánh bắt (gọi là nhãn hiệu MSC). Đây là một nhãn hiệu sinh thái, nhằm chứng nhận cho các ngành ngư nghiệp phát triển bền vững và thực hành có trách nhiệm trên toàn thế giới.

Số thứ tự Năm áp dụng Nội dung quy định

Management and Audit Scheme – EMAS). Mục tiêu của EMAS là đẩy mạnh sự cải thiện, tiếp tục việc thực hiện tiêu chuẩn môi trường, kết hợp với cung cấp thông tin cho cộng đồng và các đối tác quan tâm.

- Whole Foods thiết lập các tiêu chuẩn thủy sản: Whole Foods là chuỗi bán lẻ thực phẩm sinh thái lớn nhất tại Bắc Mỹ và Vương Quốc Anh, với 270 cửa hàng và doanh thu năm 2007 là 6,6 tỷ đô la. Whole Foods đã thiết lập các tiêu chuẩn trong đó cấm sử dụng kháng sinh, hoocmôn tăng trưởng và các chất bảo quản như sulfite và các loại thủy sản biến đổi gen. Ngày 15/7/2008 Whole Foods yêu cầu các nhà cung cấp thủy sản nuôi trồng phải qua một đợt kiểm toán độc lập do bên thứ ba thực hiện và thực hiện các tiêu chuẩn thủy sản để đảm bảo trách nhiệm xã hội và môi trường. Các trại giống, người nuôi và các nhà chế biến thủy sản phải cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy trình .

- Global GAP (Good Agricultural Practice) – Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo/ Quản lý thực hành nông nghiệp tốt là tên gọi mới của EUREP GAP sau 07 năm áp dụng (từ năm 1997, do các nhà bán lẻ ở Châu Âu sáng lập nhằm thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động). Global GAP là một bộ tiêu chuẩn được áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu, tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng rau, củ quả, gia cầm, gia súc, thủy sản…. Global GAP trở thành một yêu cầu tại hệ thống siêu thị và các

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 64)