TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 49)

- Sản phẩm thô Mực khô lột da, mực, ghẹ xuất

3.1.TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU

KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU

3.1.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU 3.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Biểu đồ 3.1. Giá trị và tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn từ

1993-2011 (Nguồn [21])

Ngành thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm nhiều hoạt động: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại được phát triển dựa trên lợi thế về nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi.

Nhìn chung, chế biến thủy sản của Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh và khá ổn định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm (trừ 2009), đã tăng hơn 03 lần từ 2 tỷ USD năm 2002 lên 6,1 tỷ USD vào năm 2011. Đây là cơ sở quan trọng để ngành thủy sản Việt Nam hướng tới con số 10 tỷ USD và phấn đấu trở thành một trong bốn quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới vào năm 2020 theo mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010-2020 mà Chính phủ đã đặt ra.

Năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn, song ngành thủy sản Việt Nam đã nỗ lực để thúc đẩy tiêu thụ. Nhờ đó, kết thúc năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ

lực của Việt Nam năm 2012 (Nguồn [16])

nước đã đạt khoảng 6,2 tỷ USD, tuy không tăng mạnh nhưng đây là kết quả chứng tỏ sự nỗ lực của toàn ngành trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Bước sang năm 2013, dự báo ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam dự báo năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung sẽ giảm từ 1,5 đến 2% so với năm 2012.

Từ số liệu thu thập cho thấy thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá ổn định ngay cả trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản từ 8 – 10%/năm kể từ 1995 (trừ năm 2009), Việt Nam hiện là một trong 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất của thế giới.

3.1.1.2. Tỷ trọng của xuất khẩu thủy sản so với các ngành xuất khẩu khác

Vào những năm đầu của thế kỷ 21, thủy sản nằm trong nhóm những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 01 tỷ USD thì đến nay con số này đã là trên 06 tỷ USD. Mặt hàng thuỷ sản đang thể hiện vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ tỷ trọng của ngành thủy sản trong giai đoạn từ 2008 đến 2012 có thể đưa ra những nhận xét:

- Ngành thủy sản là một trong sáu ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bình quân trong giai đoạn 2008 - 2012 xuất khẩu thủy sản chiếm từ 6% - 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

- Trong khi nhiều mặt hàng như gạo và cà phê bị một số ngành hàng khác có giá trị xuất khẩu cao hơn thay thế vào vị trí những ngành hàng chủ chốt, thì thủy sản vẫn tiếp tục duy trì vị trí ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nếu vào những năm 2007, 2008, 2009 dầu thô là ngành xuất khẩu chiếm tỷ trọng hàng đầu trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thì từ 2010 trở lại đây ngành dệt may đã vượt qua dầu thô và

6.8% 5.3% 5.3% 11.1% 7.2% 13.2% 50.1% 6.3%

Linh kiện điện tử Hàng hải sản Điện thoại và linh kiện

Dầu thô Hàng dệt may Những mặt hàng khác

giá trị xuất khẩu thủy sản gần ngang với lượng ngoại tệ do dầu thô mang về. Ngay trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng của các nước nhập khẩu giảm do tác động của cuộc khủng hoảng nợ, thất nghiệp hay suy thoái kinh tế, thủy sản vẫn nằm trong nhóm những ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.

3.1.1.3.Cơ cấu thị trường:

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu thị trường của thủy sản Việt Nam (2008 - 2012)

(Nguồn [16])

Cơ cấu thị trường của thủy sản Việt Nam năm 2011

22% 19% 19% 17% 8% 4% 30%

EU Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Thị trường khác

Cơ cấu thị trường của thủy sản Việt Nam năm 2008

18% 16% 16% 7% 5% 23% 31%

Nhật Bản Mỹ Hàn Quốc Nga EU Thị trường khác

Cơ cẩu thị trường của thủy sản Việt Nam năm 2010

19% 18% 18% 8% 3% 26% 26%

Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc EU Thị trường khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu thị trường của thủy sản Việt Nam năm 2009

18% 17% 17% 7% 3% 27% 28% Nhật Bản Mỹ Hàn Quốc Úc EU Thị trường khác

Cơ cấu thị trường của thủy sản Việt Nam năm 2012

18.6% 19.2% 19.2% 17.7% 8.4% 36.1% EU Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Thị trường khác

Cơ cấu thị trường của thủy sản Việt Nam năm 2011

22% 19% 19% 17% 8% 4% 30%

EU Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Thị trường khác

Cơ cẩu thị trường của thủy sản Việt Nam năm 2010

19% 18% 18% 8% 3% 26% 26%

Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc EU Thị trường khác

Cơ cấu thị trường của thủy sản Việt Nam năm 2012

18.6% 19.2% 19.2% 17.7% 8.4% 36.1% EU Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Thị trường khác

Vào những năm 1994, 1995 và 1996, Nhật Bản chiếm trên 90% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ngành thủy sản Việt Nam đã sớm nhận thấy mở rộng thị trường xuất khẩu là rất quan trọng, giúp gia tăng giá trị xuất khẩu cũng như hình thành thế chủ động và cân đối về thị trường, tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp thủy sản đã dần chuyển sang “tiếp thị chủ động”, tăng cường nghiên cứu thị trường, sản xuất ra các sản phẩm mới, chủ động tiếp xúc với các nhà nhập khẩu và tham dự hội chợ quốc tế. Nếu vào những năm 1996, ngành chỉ mới có quan hệ với 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến năm 2003 là 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, thì hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủy sản tới khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn từ 2008 - 2012: Ba nhà nhập khẩu lớn đối với thủy sản Việt Nam là EU, Mỹ và Nhật Bản. Các thị trường nhập khẩu lớn tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Úc. Từ năm 2007, EU đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, bình quân trong giai đoạn này xuất khẩu thủy sản sang EU chiếm khoảng 25% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Vị trí thứ hai và thứ ba thuộc về thị trường Mỹ và Nhật Bản, hai quốc gia này thường có sự hoán đổi vị trí cho nhau trong giai đoạn này, có năm Mỹ là thị trường đứng thứ hai, Nhật Bản là thị trường đứng thứ ba (2010, 2011) và có năm thì ngược lại (2008, 2009). Riêng hai thị trường Mỹ và EU bình quân chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2011, EU dẫn đầu với tỷ trọng 21,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, kế sau là Mỹ 19,3% và Nhật Bản 16,4%. Đặc biệt, trong năm 2012, với giá trị nhập khẩu đạt 1,19 tỷ USD Mỹ đã

vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam.

3.1.1.4. Các sản phẩm xuất khẩu chính:

- Trong giai đoạn 2009 - 2012, hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là tôm các loại và cá tra. Bình quân mỗi năm, mặt hàng tôm và cá tra lần lượt chiếm 40% và 30% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Hai sản phẩm này đã đóng góp trên 70% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các mặt hàng có tỷ trọng cao tiếp theo là cá ngừ, nhuyễn thể, cá các loại (không tính cá tra). Mặt hàng cua ghẹ và giáp xác khác chiếm tỷ trọng rất thấp, bình quân khoảng 02% trong tổng giá trị xuất khẩu.

trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản và EU, chiếm 65,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2011 giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt khoảng 2,3 tỷ USD. Trong cơ cấu của sản phẩm tôm thì tôm bỏ vỏ có khối lượng lớn nhất, chiếm 41%, tiếp sau là tôm thịt dạng nguyên liệu 34%, tôm thịt khác 18% và các loại khác chiếm 7%. Xu hướng tiêu thụ sản phẩm tôm hiện nay tại các thị trường là tăng nhập khẩu các loại tôm chế biến sẵn, giá trị gia tăng và ăn liền.

Bảng 3.1. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu 2009 - 2011 (ĐVT: triệu USD)

(Nguồn [16])

+ Cá tra Việt Nam đã xuất khẩu đến 130 thị trường trên toàn thế giới, hai thị trường lớn nhất là Mỹ và EU chiếm 47,5% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Năm 2011, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt trên 1,8 tỷ USD đóng góp khoảng 30% trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã có khoảng 49 nhà máy chế biến có chứng nhận Global GA.P; 103 trại nuôi cá tra đang áp dụng các tiêu chuẩn nuôi an toàn khác; 05 trại nuôi cá tra đang tiếp cận chứng nhận ASC.

- Cá ngừ tươi, đông lạnh và đóng hộp: trước đây mặt hàng này được xuất khẩu với số lượng lớn nhưng nay đã mất dần vị trí hàng đầu do sự tăng trưởng nhanh của tôm và một số loại cá thịt trắng khác.

- Danh sách 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam vào năm 2011.

Bảng .2. Danh sách 20 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất Việt Nam năm 2011

STT Doanh nghiệp Giá trị (USD) Tỷ lệ (%)

1 Minh Phú 348.887.304 5,70 2009 2010 2011 Cơ cấu sản phẩm Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Bình quân Tôm các loại 1697,68 41% 2.106,8 2 42% 2396,10 40% 41 Cá tra 1356,93 33% 1427,49 28% 1805,66 30% 30 Cá ngừ 183,31 4% 293,12 6% 379,36 6% 5 Cá các loại khác 427,67 10% 605,57 12% 731,94 12% 11 Nhuyễn thể 425,1 10% 488,86 10% 602,21 10% 10 Cua ghẹ và giáp xác khác 55,65 1% 111,86 2% 109,73 2% 2 Tổng cộng 4146,34 100% 5.034 100% 6024,993 100% NA

2 Vĩnh Hoàn 150.790.182 2,46 3 Hùng Vương 123.524.901 2,02 4 Quốc Việt 102.475.531 1,68 5 Stapimex 98.022.872 1,60 6 Fimex VN 86.679.802 1,42 7 Agifish 84.044.045 1,37 8 Anvifish 83.143.028 1,36 9 Phương Nam 74.080.653 1,21 10 Cases 74.052.564 1,21

11 Thủy sản Nha Trang F17 71.021.457 1.16

12 Sea Minh Hải 68.735.364 1,12

13 Út Xị 65.907.263 1,08 14 Camimex 62.142.007 1,02 15 Thuận Phước 57.819.593 0,95 16 Yueh Chyang 55.979.730 0,92 17 South Vina 55.669.010 0,91 18 Navico 53.688.702 0,88 19 Havico 52.827.977 0,86 20 Cửu Long 52.125.813 0,85 Tổng cộng 1.821.617.798 29,77 (Nguồn [18]) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.5. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ:

Theo báo cáo của Cục Khí quyển và Hải dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) thì ngành thủy sản nước này chỉ đáp ứng được khoảng 5,7% nhu cầu tiêu dùng dẫn đến Mỹ phải nhập khẩu khoảng 94,3% lượng thủy sản cho tiêu dùng, trong đó ít nhất một nửa là thủy sản nuôi. Chính vì vậy, Mỹ được xác định là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Một số chuyên gia đã nhận định “Chỉ cần tăng lên 01% trong kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ có thể mở ra cơ hội để Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên nhiều lần”.

(1) Kim ngạch xuất khẩu: Năm 1994, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ với giá trị khoảng 06 triệu USD. Kể từ năm 1995, thời điểm Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã tăng vọt, cụ thể năm 1997 đạt 141 triệu USD, năm 2002 con số này là 655,66 triệu USD, năm 2007 là 728,52 triệu USD và 2012 là trên 1,3 tỷ USD. Riêng năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ có sự sụt giảm bởi đây là giai đoạn khủng khoảng kinh tế tại Mỹ, sức mua giảm và việc duy trì thuế chống bán phá đối với một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ những chính sách và động thái tích cực từ Chính phủ, hiệp hội và các doanh nghiệp thủy sản nhằm yêu cầu giảm thuế chống bán phá trong các lần xem xét hành chính hàng năm đối với hai mặt hàng là cá da trơn và tôm mà kim ngạch xuất khẩu thủy sản tại thị trường Mỹ đã phục hồi từ năm 2010.

Biểu đồ 3.4. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ

(2007-2012) (Nguồn [16])

(2) Đối thủ cạnh tranh: Thâm nhập vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp thủy

sản Việt Nam phải chịu sức ép từ các đối thủ sau đây:

- Các nhà nuôi trồng, đánh bắt, chế biến của Mỹ: Đây là đối thủ đầu tiên cần

phải nghiên cứu bởi vì phản ứng của họ đối với thủy sản nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Hiện ngành thủy sản Việt Nam đang có một số mặt hàng bị kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp. Năm 2002, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã nộp đơn tới DOC kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này tại Mỹ, ngoài ra họ đã thực hiện tuyên truyền nói xấu để hạn chế xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam. Liên minh tôm miền Nam vào năm 2003 đã nộp đơn khởi kiện 06 nước trong đó có Việt Nam đã bán phá giá tôm lên DOC và ITC. Năm

728.523 738.888 711.149 955.930 1.159.268 1.318.327 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1000 USD

2012, liên minh công nghiệp tôm vùng vịnh Mỹ đã nộp đơn kiện tôm nước ấm nhập khẩu từ 07 nước trong đó có Việt Nam lên DOC với cáo buộc doanh nghiệp của những nước này nhận được những khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ, DOC đã khởi xướng việc điều tra.

- Các nước khác: hiện nay, ngày càng có nhiều nước tham gia xuất khẩu thủy

sản vào thị trường Mỹ, cụ thể năm 2009 các nhà cung cấp thủy sản chính cho Mỹ gồm: Trung Quốc (chiếm 23% tổng nhập khẩu thủy sản của Mỹ), Thái Lan (16%), Canada (13%), Indonexia (6%), Việt Nam (5%), Ecuado (5%), Chile (4%) và các nguồn khác 28% [17]. Những mặt hàng thủy sản chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cũng là những mặt hàng mà nhiều nước có lợi thế xuất khẩu. Ngoài ra, một số đối thủ có ngành công nghiệp chế biến phát triển hơn hẳn, sản xuất nhiều sản phẩm có hàm lượng chế biến cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường Mỹ, đã có hệ thống đối tác nhập khẩu và phân phối từ khá lâu. Chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ.

(3) Mặt hàng xuất khẩu chính

Bảng 3.3. Cơ cấu sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2012

Sản phẩm Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Tôm 454.570.174 38,1 Cá tra 358.864.975 30,1 Cá ngừ 244.734.269 20,5 Cá các loại khác 64.010.841 5,4 Cua ghẹ và giáp xác khác 53.266.942 4,5 Mực và bạch tuộc 9.797.877 0,8 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 6.964.446 0,6 Tổng cộng 1.192.209.524 100,0 (Nguồn [18])

Hiện nay, tôm và cá da trơn vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chính tại thị trường Mỹ. Năm 2012, Mỹ đã vượt qua EU trở thành thị trường đứng đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2011. Trong số các mặt hàng được nhập khẩu bởi Hoa Kỳ, ba mặt hàng có tỷ trọng cao nhất là: tôm, mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất 38,1% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, tiếp theo là cá tra chiếm 30,1% và thứ ba là cá ngừ chiếm 20,5%. Hiện Mỹ là thị trường đứng đầu về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam (chiếm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 49)