ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 86)

- Sản phẩm thô Mực khô lột da, mực, ghẹ xuất

3.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU

1. Công ty TNHH

3.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU

TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA

Xuất khẩu thủy sản là một hoạt động kinh tế chính của tỉnh Khánh Hòa, bình quân chiếm khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Ngoài ra, hoạt động này còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở địa phương. Các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Khánh Hòa thật sự đang đối mặt với những rào cản phi thuế quan từ những thị trường nhập khẩu chính như Mỹ và EU. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những rào cản phi thuế quan là cản trở chính cho các doanh nghiệp thủy sản khi tiếp cận thị trường Mỹ và EU.

Trong quá trình tham gia xuất khẩu, các doanh nghiệp này cho rằng những biện pháp phi thuế quan có xu hướng ngày càng gia tăng. Những biện pháp SPS và TBT là rào cản phi thuế quan mà doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa thường xuyên gặp phải nhất và khó khăn nhất để đáp ứng tại thị trường Mỹ và EU. Việc đáp ứng những biện pháp này làm tăng chi phí thích ứng của doanh nghiệp.

Bên cạnh những ảnh hưởng về chi phí thích ứng, biện pháp phi thuế quan cũng đem đến những ảnh hưởng tích cực cho doanh nghiệp như thâm nhập sâu vào hai thị trường này, quảng bá sản phẩm và tạo điều kiện để phát triển những thị trường mới.

Biện pháp chống bán phá giá tại thị trường Mỹ gây những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp. Nhưng thông qua mức thuế mà doanh nghiệp bị áp dụng có thể nhận thấy các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh Khánh Hòa đã tích cực và phối hợp tốt với hiệp hội để giải quyết vấn đề này, nên phần nào đã giảm bớt được thiệt hại.

Ảnh hưởng của những biện pháp SPS và TBT và khả năng đáp ứng những biện pháp này ở từng doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Những nguyên nhân chính ngăn cản các doanh nghiệp thủy sản đáp ứng biện pháp này (hay làm gia tăng chi phí thích ứng của doanh nghiệp) đều thuộc về yếu tố nội tại của chuỗi sản xuất tại Việt Nam như trở ngại trong việc tiếp cận khoa học/công nghệ, nhận thức chưa cao về những yêu cầu SPS và TBT đối với mặt hàng thủy sản, ít được tiếp cận với những thông tin về những yêu cầu SPS và TBT, sự không tương thích giữa những tiêu chuẩn SPS và TBT với phương thức sản xuất và marketing trong nước. Do đó, các giải pháp đưa ra cần hướng đến giải quyết những tồn tại của chuỗi sản xuất.

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA VƯỢT QUA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TẠI

THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 86)