Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề cá chình ở phường tân thành tỉnh cà mau (Trang 34)

• Tình hình kinh tế

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cuả tỉnh Cà Mau là 18.284 ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 5.689,35 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 2.665,30 tấn, chiếm 46,85%; cá chình đạt 1.475,60 tấn, chiếm 25,94%; cua đạt 781,65 tấn, chiếm 13,74%; cá bống tượng 704,7 tấn, chiếm 12,39%, còn lại là các đối tượng khác[20].

Tổng diện tích nuôi cá chình của tỉnh Cà Mau là 421 ha đạt sản lượng 1.475,6 tấn. Trong đó, Tân Thành là phường có diện tích và sản lượng cá chình lớn nhất tỉnh với 307 ha nuôi chiếm 72,92% tổng diện tích nuôi cá chình của tỉnh và đạt sản lượng 1.074,5 tấn. Điều này cho thấy Tân Thành có rất nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đối tượng có giá trị kinh tế này.

• Dân số và mật độ dân số

Dân số phường Tân Thành có đến 5.137 người, với tổng diện tích là 11,153 km2, với mật độ 460 người/km2. Do đặc thù kinh tế của vùng này là nuôi trồng thủy sản nên diện tích ở đây tương đối rộng và mật độ dân số tương đối thưa.

• Lao động và việc làm

Nghề nuôi cá chình được đưa vào nuôi từ năm 2004 cho đến nay thì qua mỗi năm diện tích và sản lượng cũng tăng theo, qua đó cũng giải quyết công ăn việc làm cho hơn 500 lao động nhàn rỗi. Nhờ vào sự phát triển nghề nuôi cá chình kèm theo đó thì một số dịch vụ khác cũng phát triển như: kinh doanh cá giống, cung cấp thức ăn, thuốc, hóa chất, thu mua cá thương phẩm,…giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề cá chình ở phường tân thành tỉnh cà mau (Trang 34)