0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ CÁ CHÌNH Ở PHƯỜNG TÂN THÀNH TỈNH CÀ MAU (Trang 42 -42 )

Do nghề nuôi cá chình phát triển mạnh trong thời gian qua, nhưng lại thiếu quy hoạch vùng nuôi, nên dễ phát bệnh và lây lan nhanh. Trong ao nuôi xuất hiện mầm bệnh phần lớn là do sự ô nhiễm môi trường, do sự phân hủy thức ăn thừa và các sản phẩm do bài tiết làm cho mầm bệnh dễ có cơ hội bùng phát. Nếu không quản lý môi trường nước trong ao nuôi tốt, sức đề kháng của cá nuôi sẽ giảm, bệnh phát triển. Tình hình dịch bệnh có xu hướng gia tăng trong quá trình nuôi. Theo những ý kiến ghi nhận được từ người nuôi thì thường năm sau tỷ lệ cá mắc bệnh và chết trong năm 2010 và 2011 cao hơn 2 lần so với năm trước. Thêm vào đó tình hình thời tiết những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp không thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp trên cá chình Bệnh Số hộ nuôi phát hiện bệnh

Rận ở cá 28

Ký sinh trùng 26

Qua thực tế điều tra tìm hiểu về một số bệnh ở cá chình thường gặp của các hộ nuôi, chúng tôi thu được qua kết quả bảng 3.5, cá chình rất dễ mẫn cảm với các yếu tố môi trường, khi môi trường thay đổi đột ngột rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, nhất là bệnh rận ở cá chình, chúng xuất hiện quanh năm, nhiều nhất là vào những tháng trời mưa. Các chân bò của rận có móc bám chặt vào ký chủ, chúng hút máu, tiết ra chất độc làm cho cá bị thương và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công và gây bệnh cho cá nuôi.

Thức ăn được sử dụng chủ yếu là cá tạp, và cho ăn trực tiếp, không qua khâu xử lý mầm bệnh nên một số bệnh như ký sinh trùng và bệnh đường ruột rất dễ xảy ra.

Hầu hết những hộ nuôi có kinh nghiệm thì đều vệ sinh ao nuôi định kỳ bằng vôi bột, sử lý đáy ao bằng men vi sinh để phòng ngừa bệnh rận và ký sinh trùng ở cá. Nếu thấy biểu hiện bệnh thì dùng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 10ppm rải vào ao nuôi để chữa trị cho cá. Trước khi cho cá ăn, cá tạp (sau khi chế biến) được ngâm nước muối (30‰, 15 phút) để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng ở cá chình bông.

Đối với bệnh đường ruột người nuôi thường trộn men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng 1 kg/400 kg thức ăn, cho cá ăn thường xuyên hàng ngày.

Qua đó cho thấy, những nhận thức về phòng và trị bệnh của các hộ nuôi cá chình ở nơi đây đã tiến bộ và họ đã chủ động biết cách phòng ngừa bệnh trong suốt quá trình nuôi.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ CÁ CHÌNH Ở PHƯỜNG TÂN THÀNH TỈNH CÀ MAU (Trang 42 -42 )

×