Tình hình nghề nuôi cá chìn hở Cà Mau

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề cá chình ở phường tân thành tỉnh cà mau (Trang 25)

Cà Mau là điểm cực Nam của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 532.300 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 279.720 ha chiếm 52% tổng diện tích. Trong đó tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên 23.000 ha, còn lại là lợ mặn. Cà Mau có 3 mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Cà Mau chịu ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều (nhật triều biển tây và biển đông) từ đó tạo nên 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn khác nhau. Khí hậu ở Cà Mau quanh năm ôn hòa với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt [18].

Có diện tích tương đối lớn nên nghề nuôi thủy sản ở Cà Mau đã phát triển từ những năm 1980. Thời gian đầu chủ yếu là tập trung vào vùng lợ, mặn với đối tượng nuôi chính là tôm, cua, cá,…năm 2000, tỉnh Cà Mau chủ trương đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi. Từ đó, nghề nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau phát triển mạnh ở cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt. đối tượng nuôi nước ngọt chủ yếu là cá bống tượng. Đến năm 2004, tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều, nghề nuôi cá bống tượng không còn mang lại hiệu quả và cá chình là đối tượng được lựa chọn để nuôi thay thế. Theo đó, nghề nuôi cá chình phát triển và đặc biệt phát triển nhanh chóng từ năm 2006. Đến nay diện tích nuôi cá chình của toàn tỉnh lên đến 74ha, sản lượng hàng năm đạt 2000 tấn [18].

Năm 2010 vừa qua, toàn tỉnh Cà Mau trong được đánh giá là năm đột phá trong liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) về việc tìm đường ra ổn định, bền vững cho sản phẩm thủy sản nói chung và cá chình bông nói riêng đồng thời tỉnh cũng tiến hành xây dựng thương hiệu cho đặc sản Cà Mau.

Hiện nay, giá cá chình đang ở mức rất cao, chỉ tính 6 những tháng đầu năm 2011 giá cá chình đã lên đến mức 440.000 đồng/kg. Dễ nuôi, giá cao, lợi nhuận mang

lại càng nhiều càng thúc đẩy người dân chuyển đổi đối tượng và phát triển nghề nuôi cá chình, dẫn tới tình trạng nguồn giống không đủ cung vì hiện tại giống cá chình vẫn chưa được sản xuất nhân tạo mà chỉ đánh bắt ngoài tự nhiên trong khi nguồn giống ngoài tự nhiên đang giảm rất nhanh gần đến mức cạn kiệt. mặc khác, giá cá giống hiện nay đang cao gấp 2 – 3 lần cùng kì năm trước gây ra nhiều khó khăn cho nhiều người nuôi, nhiều diện tích nuôi cá chình bị bỏ hoang do thiếu giống. Bên cạnh đó, sự khan hiếm nguồn cá tạp cũng đang gây ra những trở ngại không nhỏ cho các hộ nuôi.

Hiện nay, vấn đề ương nuôi cá chình nhằm tạo ra con giống chất lượng và ổn định nhằm phục vụ cho nghề nuôi cá chình tại Cà Mau đã và đang được các cơ quan chuyên môn, các ngành chức năng quan tâm thực hiện với nhiều đề tài, dự án,…nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong nghề nuôi cá chình tại Cà Mau.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề cá chình ở phường tân thành tỉnh cà mau (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)