0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hiện trạng nghề nuôi cá chình bông thương phẩm tại phường Tân Thành

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ CÁ CHÌNH Ở PHƯỜNG TÂN THÀNH TỈNH CÀ MAU (Trang 35 -35 )

3.2.1. Những thông tin về người nuôi

3.2.1.1. Tuổi của chủ hộ

Tuổi của các chủ hộ nuôi cá chình là 29-72 tuổi,trung bình từ 47.96±1.18. Trong đó nhóm 1 là số người nuôi có độ tuổi từ 29-40 tuổi chiếm 36%; nhóm 2, số người có độ tuổi từ 41-60 tuổi chiếm 53%; nhóm 3, số người có độ tuổi từ 61-72 chiếm 11%.

Hình 3.2: Tuổi của chủ hộ nuôi cá chình thương phẩm tại Tân Thành

Qua hình 3.2 cho ta thấy tuổi của các hộ nuôi ở phường Tân Thành chủ yếu ở tầng lớp trung niên, đây là lớp tuổi thích hợp nhất với nghề nuôi cá chình vì ở độ tuổi này họ vừa có sức khỏe tốt vừa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, tích lũy được vốn và nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi.

3.2.1.2. Số năm nuôi của chủ hộ

Số năm nuôi của chủ hộ dao động tương đối lớn, người có kinh nghiệm nuôi thấp nhất là 1 năm, lâu nhất là 9 năm, trong quá trình điều tra, chúng tôi tiến hành chia thành 3 nhóm, nhóm 1 từ 1-3 năm có 26 người chiếm 26%; nhóm 2 từ 4-6 năm có 61 người chiếm 61%; nhóm 3 từ 7-9 năm có 13 người chiếm 13%.

Hình 3.3: Số năm nuôi của chủ hộ

Qua tìm hiểu thực tế các chủ hộ nuôi có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên thì họ đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tế cũng như đã tương đối hiểu rõ đối tượng này và khi đó họ mới mạnh dạn đầu tư.

3.2.1.3. Số nhân khẩu của hộ nuôi

Số nhân khẩu của chủ hộ dao động từ 4-8 người/ hộ, trung bình là 5 người/ hộ, trong đó số hộ dưới 5 người có 12 hộ chiếm 12%, số hộ có 5-7 nguời có 81 hộ chiếm 81%, số hộ trên 7 người chiếm 7%.

Hình 3.4: Số nhân khẩu của các chủ hộ

Hầu hết có đến 70% số nhân khẩu trong đều tham gia hoạt động nuôi cá chình của gia đình, để giảm chi phí thuê nhân công lao động và công việc phục vụ cho việc chăn nuôi ở đây chủ yếu là thu mua cá tạp làm thức ăn, chế biến thức ăn cho cá chình,

kiểm tra chất lượng nước, kiểm tra các vật chất phục vụ cho quá trình nuôi. Số còn lại thì làm việc ở một số tỉnh thành như Cà Mau, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh,…

3.2.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ

Theo kết quả điều tra 100 hộ nuôi cá chình tại Tân Thành cho thấy trình độ chuyên môn tương đối thấp. Tỷ lệ chủ hộ nuôi có trình độ đại học chỉ chiếm 4% trong khi có 26% có trình độ trung cấp, các trình độ chuyên môn thấp hơn chiếm đến 70%.

Hình 3.5: Trình độ chuyên môn của chủ hộ

Trình độ chuyên môn ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả trong Nuôi trồng Thủy sản, trình độ chuyên môn càng cao thì khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật càng nhanh.

3.2.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi

Nghề nuôi cá chình bông được người dân đưa vào Tân Thành nuôi từ những năm 2004, cho đến nay nghề nuôi thương phẩm cá chình đã và đang là một nghề rất có tiềm năng phát triển, người dân ở đây xem cá chình là đối tượng nuôi chủ lực của vùng. Chỉ tính trong năm 2007 tổng diện tích nuôi cá chình toàn tỉnh là 481,36ha, năng suất đạt được trung bình 3.308 kg/ha/vụ, tập trung nhiều nhất ở huyện Thới Bình 294 ha và Tp Cà Mau 166 ha. Đồng thời còn phân bố rải rác ở các huyện: U Minh 20,8 ha; Phú Tân 5,99 ha; Trần Văn Thời 5,2 ha ; Năm Căm 3,31 ha; Đầm Dơi 2,92 ha và Cái Nước 0,2 ha. Năm 2010 trong 292.000 ha nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh có hơn 1.000 ha nuôi cá Chình.

Nhờ vào kinh nghiệm nuôi trong các năm vừa qua kết hợp với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghề nuôi cá chình mà sản lượng tăng lên đáng kể, ước lượng

đạt 16 tấn/ha. Dễ nuôi, ít dịch bệnh, lợi nhuận cao vì vậy cá chình là đối tượng nuôi thủy sản đầy tiềm năng phát triển cua vùng.

Bên cạnh đó. diện tích nuôi cá chình càng ngày càng được mở rộng, cùng với nó thì nguồn giống cũng phải lớn. Nhưng hiện tại nguồn giống cá chình bông khan hiếm là một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích nuôi và sản lượng cá chình của phường Tân Thành.

3.2.2.1. Mùa vụ

Theo thực tế điều tra thì mùa vụ nuôi bắt đầu từ mùa mưa trong năm, thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Trong suốt thời gian này, cá giống được thả nuôi liên tục do số lượng con giống trong mùa này lớn và nhiệt độ thấp thích hợp cho việc thả nuôi cá chình. Nhiệt độ nước thích hợp cho nuôi cá chình khoảng 25-27oC. Tuy nhiên thời gian thả nuôi của các hộ còn tùy thuộc vào vốn đầu tư, con giống. Thời gian nuôi cá chình thường kéo dài từ 1-2 năm/vụ, trung bình là 1.6 năm/vụ và đạt khối lượng 2 kg/con.

3.2.2.2. Đặc điểm vùng nuôi

Nguồn nước sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình nuôi ở đây được lấy trực tiếp qua nhánh sông Phụng Hiệp. Trước năm 2003, Tân Thành chủ yếu nuôi cá bống tượng nhưng đến năm 2003, dịch bệnh trên cá bống tượng thường xuyên xuất hiện (bệnh lở loét, bọ đeo mang...) gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá bống tượng (khoảng 70-80% diện tích nuôi bị thiết hại). Đến đầu 2004, cá chình được người dân ở Tân Thành đưa vào nuôi với mục đích tận dụng các diện tích các ao nuôi cá bống tượng trước đây và để thay đổi đối tượng nuôi và cá chình bông nhanh chóng được biết đến. Từ 2006 đến nay, nghề nuôi cá chình phát triển mạnh ở tỉnh Cà Mau, tập trung chủ yếu ở Tân Thành. Các xã, phường còn lại vẫn có nghề nuôi cá chình phát triển nhưng do giới hạn về diện tích nuôi và không có nguồn nước ngọt phục vụ tốt cho nghề nuôi cá chình vào mùa khô nên diện tích và sản lượng nuôi không đáng kể.

3.2.2.3. Hình thức nuôi

Nghề nuôi cá chình ở Tân Thành trong thời gian qua đã tăng trưởng nhanh cả về diện tích và sản lượng, đóng góp đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Song hình thức nuôi cá chình ở đây vẫn còn thấp, đa số nuôi quảng canh trong ao đất, với mật độ nuôi là trung bình 1 con/m2. Hình thức nuôi này có ưu điểm là dịch

bệnh ít xảy ra, dễ quản lý môi trường ao nuôi, tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức nuôi này là năng suất còn thấp, không tận dụng tối đa được diện tích mặt nước nuôi.

3.2.2.4. Diện tích ao nuôi

Ao nuôi có thể là hình vuông, chữ nhật. Qua trực tiếp điều tra cho thấy các hộ nuôi với diện tích tương đối lớn, thấp nhất là 300m2, cao nhất là 1.500m2. Do những năm trước người dân đã có kinh nghiệm và học hỏi qua các lớp tập huấn kỹ thuật nên mạnh dạn đầu tư để mở rộng diện tích nuôi và đạt được sản lượng cao hơn.

Hình 3.6: Hình dạng ao nuôi cá chình bông thương phẩm tại Tân Thành 3.2.2.5. Nền đáy và nguồn nước

Nguồn nước chính để sử dụng cho hết quá trình nuôi được lấy trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhánh sông kênh xáng Phụng Hiệp, đây là kênh dẫn nước ngọt duy nhất từ sông Hậu về Tân Thành nên việc cấp và thoát nước có thể chủ động dễ dàng cả vào mùa mưa lẫn mùa khô.

Nguồn nước và chất đáy ao cũng là một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sản lượng trong vụ nuôi, qua điều tra cho thấy hầu hết chất đáy ao là bùn chiếm 80,6%, tiếp đến là cát bùn chiếm 18,4%. Đây là 2 loại chất đáy phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển đối với cá chình bông.

3.2.2.6. Cải tạo và diệt tạp

Hình 3.7: Bón vôi cải tạo ao trước khi thả giống

Tất cả các hộ điều tra (n=100) đều cải tạo ao nuôi sau khi thu hoạch để bắt đầu vụ nuôi mới, hình thức cải tạo còn mang tính thủ công, mục đích để sên, vét lớp bùn đáy ao. Sau đó 3 ngày bón vôi với liều lượng 100-120 kg/ 1000m2 và tiến hành phơi đáy ao khoảng 7-10 ngày để xử lý mầm bệnh trong ao. Nước được lấy trực tiếp vào ao qua lưới lọc. Qua điều tra chỉ có 25% là có xử lý nước trước khi thả cá giống, điều này thể hiện hạn chế của người dân trong nhận thức về kỹ thuật nuôi cá chình. dựa nhiều vào kinh nghiệm mà chưa thấy được hiệu quả tích cực của việc xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.

3.2.2.7. Nguồn giống

Nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá chình ở Tân Thành từ các đại lý kinh doanh cá giống trên địa bàn (hiện có 22 cơ cơ sở kinh doanh cá chình giống tại tỉnh Cà Mau). Cá giống được nhập từ các tỉnh miền Trung với nhiều kích cỡ khác nhau, sau đó phân cỡ và bán cho người nuôi. Vào đầu mùa mưa hằng năm, người dân tập trung thả giống nên sảy ra hiện tượng cung không đủ cầu. vì vậy giá cá giống tăng cao, bên cạnh đó. Chất lượng cá chình giống hiện nay đang còn nhiều bất cập, các cơ quan quản lý chưa quan tâm đến việc kiểm tra chất lượng giống cá chình nhằm phục vụ cho người nuôi. Hạn chế về số lượng và chất lượng con giống cũng đang là những nhân tố chính gây khó khăn trong việc việc mở rộng diện tích, phát triển nghề nuôi cá chình ở Tân Thành hiện nay.

Do nguồn cá giống cung cấp không đủ nên kích cỡ giống được người dân thả nuôi không đồng đều. Qua điểu tra tổng số 100 hộ nuôi ở Tân Thành đa số người nuôi chọn cá giống có khối lượng từ 10-20 con/kg để thả nuôi, nhưng thực tế một số hộ thả giống có khối lượng dưới 10 con/kg là 27 hộ chiếm 27%; số hộ chọn được giống có khối lượng từ 10-20 con/kg là 57 hộ chiếm 57%, còn lại 16% số hộ thả giống có khối lượng trên 20-35 con/kg. Theo kinh nghiệm người nuôi ở đây thì thả cá giống càng lớn thì thời gian thu hoạch càng nhanh và càng ít rủi ro.

Hình 3.8: Kích thước cá chình giống. 3.2.2.8. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp cá sinh trưởng và phát triển. Cho ăn đầy đủ số lượng và chất lượng sẽ giúp cá khoẻ mạnh, lớn nhanh và không gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Tất cả các hộ nuôi ở phường Tân Thành đều sử dụng cá tạp (cá rô phi) làm thức ăn chính là trong quá trình nuôi, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trung bình 7. Cá chình ăn 1 lần/ngày vào lúc chiều tối, cá tạp được loại bỏ ầu, nội tạng, cắt thành từng miếng nhỏ, phù hợp với cỡ miệng cá, sau đó cá tạp qua nước muối 25-30‰ trong 15 phút rồi thả trực tiếp xuống nhá cho cá ăn. Giai đoạn từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 6 cho ăn 8-10% khối lượng thân, từ tháng thứ 6 trở đi cho ăn từ 4-6% khối lượng thân. Ưu điểm khi sử dụng thức ăn cá tạp trong nuôi cá chình là tốc độ cá tăng trưởng nhanh, thức ăn tươi sống nên mùi vị hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên nhược điểm của thức ăn này có thể là nguồn lây nhiễm nhiều loại bệnh dịch. ngoài ra,

kỹ thuật cho ăn và quản lý kém cũng có thể làm giảm chất lượng, làm một lượng lớn thức ăn bị thất thoát và có thể kéo theo các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

3.2.2.9. Quản lý môi trường

Cá chình là đối tượng sống rộng muối (0-25%), rộng nhiệt và nuôi ở mật độ thưa 1con/m2 nên tình hình dịch bệnh cũng ít sảy ra, khi nuôi được 3 tháng thì dùng men để cải tạo ao nuôi và định kỳ sử dụng 2 tuần/lần.

Định kỳ hút bùn đáy ao tránh hiện tượng ao bị dơ do phân hủy của thức ăn dư thừa và phân hủy phân của cá thải ra làm cho thủy vực thiếu oxy. Theo dõi màu sắc của nước để khi nước xấu mà có biện pháp xử lý kịp thời, thường xuyên dùng vôi bón vào ao để ổn định pH nước.

3.2.2.10. Chế độ thay nước

Qua thực tế điều tra cho thấy. Phần lớn các hộ nuôi thay nước lần đầu tiên vào khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, lượng nước thay dao động từ 30-50% lượng nước trong ao nuôi. Mặc khác, các hộ không thay nước thì họ chuyển ao mới cho cá. Vì theo kinh nghiệm tháng thứ 6 trở đi nếu chuyển ao mới cho cá chình thì cá sẽ nhanh lớn và hạn chế được mầm bệnh trong ao nuôi.

3.2.2.11. Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh

Do nghề nuôi cá chình phát triển mạnh trong thời gian qua, nhưng lại thiếu quy hoạch vùng nuôi, nên dễ phát bệnh và lây lan nhanh. Trong ao nuôi xuất hiện mầm bệnh phần lớn là do sự ô nhiễm môi trường, do sự phân hủy thức ăn thừa và các sản phẩm do bài tiết làm cho mầm bệnh dễ có cơ hội bùng phát. Nếu không quản lý môi trường nước trong ao nuôi tốt, sức đề kháng của cá nuôi sẽ giảm, bệnh phát triển. Tình hình dịch bệnh có xu hướng gia tăng trong quá trình nuôi. Theo những ý kiến ghi nhận được từ người nuôi thì thường năm sau tỷ lệ cá mắc bệnh và chết trong năm 2010 và 2011 cao hơn 2 lần so với năm trước. Thêm vào đó tình hình thời tiết những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp không thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp trên cá chình Bệnh Số hộ nuôi phát hiện bệnh

Rận ở cá 28

Ký sinh trùng 26

Qua thực tế điều tra tìm hiểu về một số bệnh ở cá chình thường gặp của các hộ nuôi, chúng tôi thu được qua kết quả bảng 3.5, cá chình rất dễ mẫn cảm với các yếu tố môi trường, khi môi trường thay đổi đột ngột rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, nhất là bệnh rận ở cá chình, chúng xuất hiện quanh năm, nhiều nhất là vào những tháng trời mưa. Các chân bò của rận có móc bám chặt vào ký chủ, chúng hút máu, tiết ra chất độc làm cho cá bị thương và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công và gây bệnh cho cá nuôi.

Thức ăn được sử dụng chủ yếu là cá tạp, và cho ăn trực tiếp, không qua khâu xử lý mầm bệnh nên một số bệnh như ký sinh trùng và bệnh đường ruột rất dễ xảy ra.

Hầu hết những hộ nuôi có kinh nghiệm thì đều vệ sinh ao nuôi định kỳ bằng vôi bột, sử lý đáy ao bằng men vi sinh để phòng ngừa bệnh rận và ký sinh trùng ở cá. Nếu thấy biểu hiện bệnh thì dùng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 10ppm rải vào ao nuôi để chữa trị cho cá. Trước khi cho cá ăn, cá tạp (sau khi chế biến) được ngâm nước muối (30‰, 15 phút) để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng ở cá chình bông.

Đối với bệnh đường ruột người nuôi thường trộn men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng 1 kg/400 kg thức ăn, cho cá ăn thường xuyên hàng ngày.

Qua đó cho thấy, những nhận thức về phòng và trị bệnh của các hộ nuôi cá chình ở nơi đây đã tiến bộ và họ đã chủ động biết cách phòng ngừa bệnh trong suốt quá trình nuôi.

3.2.2.12. Tỷ lệ sống

Tỷ lệ sống của cá chình tương đối cao, dao động từ 70-95%. Trung bình là 79

±0.77%, tỷ lệ sống của cá khá cao là do mật độ nuôi thấp và kích thước giống cá khi thả 10-20 con/kg, ở kích cỡ cá giống này khi thả nuôi thì tỷ lệ hao hụt là rất thấp, ít bị bệnh và tăng trọng nhanh.

3.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả nghề nuôi cá chình bông tại Tân Thành

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGHỀ CÁ CHÌNH Ở PHƯỜNG TÂN THÀNH TỈNH CÀ MAU (Trang 35 -35 )

×