Cá chình là đối tượng nuôi đầy tiềm năng, ít dịch bệnh và dễ nuôi. Trong những năm gần đây giá cá liên tục tăng và trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao của người dân ở Tân Thành. Tổng hợp toàn bộ số liệu điều tra mức độ đầu tư cho nuôi cá và kết quả sản xuất của 100 hộ nuôi cá chình tại phường Tân Thành với tổng diện tích là 71.290 m2. Kết quả cho ta thấy tổng chi phí cho hoạt động nuôi cá chình, các loại chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi phí con giống và chi phí lao động.
Bảng 3.2: Tổng chi phí của các hộ nuôi (n=100) cá chình bông thương phẩm tại phường Tân Thành năm 2010 – 2011.
Các khoảng chi phí ĐVT (1.000 đồng) Tỷ lệ (%) Giống 2.991.425 11.32 Thức ăn 9.026.787 34.16 Lao động 13.207.500 49.97 Chi phí sản xuất khác 1.203.470 4.55 Tổng chi phí sản xuất 26.429.182 100
Theo bảng trên cho ta thấy nghề nuôi cá chình thương phẩm tại Tân Thành thì chi phí của lao động và thức ăn là cao nhất (49.97% và 34.16%) kế đến là chi phí giống 11.32% và thấp nhất là các khoảng chi phí khác 4.55%.
Chi phí sản xuất khác cụ thể là: phòng trừ dịch bệnh, năng lượng, khấu hao tài sản cố đinh, và các khoảng chi phí phát sinh khác. Tuy chiếm 4.55% nhưng đây cũng là một trong những nhân tố không thể thiếu giúp cho vụ nuôi thành công.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế (tính theo giá trị trung bình) của 1 vụ nuôi thương phẩm cá chình tại Tân Thành năm 2010 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ % Cá giống 1.000 đồng 35.035 12.53 Chi phí thức ăn 1.000 đồng 94.920 33.90 Chi phí lao động 1.000 đồng 135.000 48.30 Chi phí khác 1.000 đồng 14.550 5.21 Sản lượng Kg 1.130 Doanh thu 1.000 đồng 497.200 Tổng chi phí sản xuất 1.000 đồng 279.505 100 Lợi nhuận 1.000 đồng 217.695
Diện tích trung bình của 1 ao nuôi cá chình là 715m2, thời gian nuôi là 1.6 năm/vụ, khối lượng trung bình là 2kg/con.
Theo bảng 3.7, chi phí lao động chiếm cao nhất (48.30%), kế tiếp là chi phí thức ăn chiếm (33.90%), chi phí giống (12.53%) và thấp nhất là các khoảng chi phí khác (5.21%).
Tổng chi phí sản xuất 279.505 triệu, tổng doanh thu 497.200 triệu và lời nhuận 217.695 triệu.
Bảng 3.4: Chi phí sản xuất để đầu tư cho 1 ha/vụ nuôi cá chình thương phẩm tại phường Tân Thành năm 2010 – 2011
Các chỉ tiêu ĐVT (1.000 đồng) Tỷ lệ (%) Chi phí giống 490.000 21.94 Chi phí thức ăn 1.344.000 60.18 Các chi phí khác 99.444 4.45 Chi phí lao động • 3 lao động thuê • 1 lao động quản lý 300.000 180.000 120.000 13.43 Tổng chi phí sản xuất 2.233.444 100 Tổng doanh thu 7.040.000 Lợi nhuận 4.806.565
Qua bảng 3.8, kết quả phân tính và đánh giá hiệu quả kinh tế các chỉ tiêu của 1 vụ/ha/ao cho ta thấy đa phần chi phí đầu tư cho thức ăn và con giống là cao nhất chiếm (60.18% và 21.94%). Kế đến là chi phí lao động chiếm 13.43% và chi phí khác chiếm 4.45%. So sánh với bảng 3.6, ta thấy rõ là chi phí lao động giảm đi rất nhiều. Để lý giải tại sao chi phí lao động lại cao hơn chi phí thức ăn là vì diện tích ao nuôi ở đây tương đối nhỏ trung bình là 715 m2 và phải tốn chi phí cho 1 lao động thuê và 1 lao động quản lý, nếu ta mở rộng diện tích ao lên 1ha cao xấp xỉ 13 lần hiện tại nhưng cũng chỉ tốn chi phí cho 3 lao động thuê và 1 lao động quản lý. Do đó để giảm chi phí lao động, tăng thu nhập một cách hiệu quả nhất là người nuôi cần mở rộng diện tích nuôi trên 1 ao.
Thông qua các phân tích của bảng 3.8, để giảm chi phí sản xuất cho nghề cá chình ở Tân Thành, chúng ta cần làm sao để giảm 2 chi phí hiện đang chiếm tỷ lệ rất lớn là chi phí thức ăn và chi phí giống (60.18% và 21.94%). Để làm được điều này, các cấp nhà nước và các nhà khoa học nên quan tâm giải quyết các vấn đề, cụ thể:
• Về con giống, cần tập trung nghiên cứu để hoàn thiện quy trình ương cá chình giống với tỷ lệ sống cao hơn, giúp đảm bảo được số lượng giống cung cấp cho người dân tham gia vào nghề nuôi cá chình và giúp phát triển hết tiềm năng của đối tượng này.
• Bên cạnh đó, nghiên cứu để sản xuất ra các loại thức ăn công nghiệp mới, phù với cá chình bông, qua đó giúp giảm chi phí thức ăn và chủ động về nguồn thức ăn cho cá chình. Vì hiện tại nghề nuôi cá chình đều sử dụng thức ăn chính là cá tạp chủ yếu là cá rô phi, nguồn thức ăn này đang bị suy kiệt do khai thác quá mức.
3.3.1. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất
Qua bảng phân tích chi phí sản xuất của nghề nuôi thương phẩm cá chình tại Tân Thành, tác giả cũng tính được chi phí trung gian (IC), khấu hao tài sản cố định (KH), tiền công lao động gia đình (CL: Trực tiếp và quản lý tính theo giá thuê lao động), tổng chi phí sản xuất (IC+CL+KH) và các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất.
Bảng 3.5: Chi phí và kết quả sản xuất của 1 ha ao nuôi cá chình thương phẩm
Chỉ tiêu 1.000 đồng
1. Chi phí trung gian (IC) 2.106.500
2. KHTSCĐ (KH) 6.944
3. Tiền công lao động gia đình (CL) 120.000
4. Tổng chi phí (IC+CL+A) 2.233.444
5. Giá trị sản xuất (GO) 7.040.000
6. Giá trị gia tăng (VA) 4.933.500
7. Thu nhập hỗn hợp (MI) 4.926.556
8. Lợi nhuận (Pr) 4.806.556
3.3.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả của đồng vốn đầu tư chi phí cho sản xuất 1 vụ nuôi cá chình, tác giả tiến hành tính toán và phân tích dựa trên bảng phân tích kết cấu chi phí sản xuất theo khoản mục của bảng 3.10 sau đây
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi cá chình thương phẩm tại Tân Thành Chỉ tiêu
1. Giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) 3.34 - Giá trị sản xuất/tổng chi phí sản xuất (GO/TC) 3.15
- Giá trị sản xuất/1 lao động (GO/LĐ) 23.47
2. Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC) 2.34 - Giá trị gia tăng/tổng chi phí sản xuât (VA/TC) 2.21
- Giá trị gia tăng/1 lao động (VA/LĐ) 16.44
3. Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC) 2.34 - Thu nhập hỗn hợp/tổng chi phí sản xuất (MI/TC) 2.20
- Thu nhập hỗn hợp/1 lao động (MI/LĐ) 16.42
4. Lợi nhuận/chi phí trung gian (Pr/IC) 2.28
- Lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất (Pr/TC) 2.15
- Lợi nhuận/1 lao động (Pr/LĐ) 16.02
1. Giá trị sản xuất (GO) hay doanh thu
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 334 đồng doanh thu (Giá trị sản xuất).
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 315 đồng doanh thu (Giá trị sản xuất).
– Một lao động trong 1 vụ nuôi sẽ tạo ra được 23.47 triệu đồng giá trị sản xuất. 2. Giá trị gia tăng (VA)
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được 234 đồng giá trị gia tăng.
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 221 đồng giá trị gia tăng.
– 1 lao động trong năm tạo ra được 16.44 triệu đồng giá trị gia tăng. 3. Thu nhập hỗn hợp (MI)
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng chi phí sản xuất trung gia sẽ tạo ra được 234 đồng thu nhập hỗn hợp.
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 220 đồng thu nhập hỗn hợp.
4. Lợi nhuận (Pr)
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 228 đồng lợi nhuận.
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 215 đồng lợi nhuận.
– 1 lao động trong năm tạo ra được 16.02 triệu động lợi nhuận.