Chúng tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến các chủ hộ trong quá trình điều tra về định hướng phát triển nghề nuôi cá chình trong thời gian tới. Kết quả thu được, được thể hiện sau đây:
Bảng 3.8: Hướng phát triển cho các hộ nuôi cá chình tại Tân Thành (n=100)
Hướng phát triển Số hộ Tỷ lệ (%)
Tăng diện tích nuôi 18 18%
Nâng cấp ao nuôi 42 42%
Không đổi 16 16%
Ý kiến khác 24 24%
Tổng cộng 100 100
Qua bảng 3.11, cho ta thấy đa phần các hộ nuôi đã tính được chi tiết hơn về chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế từ đối tượng này mang lại. Cụ thể:
• Trong 100 hộ thì có tới 42 hộ có ý muốn nâng cấp ao với diện tích lớn hơn nhằm tận dụng diện tích đất, tăng diện tích mặt nước và hạn chế được một số chi phí cụ thể như: chi phí lao động và một số chi phí vật chất khác.
• Có tới 18% ý kiến tăng diện tích nuôi, tức là trước đây có một số ao nuôi cá bống tượng thì giờ tập trung vào nghề nuôi cá chình. Điều này cho thấy qua nhiều năm nuôi, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật, khả năng phòng và trị bệnh cũng nâng cao nên họ mới dám tập trung vào đối tượng mang nhiều tiềm năng và giá trị kinh tế này. Qua đây cho thấy hiệu quả của các lớp tập huấn và tham quan các mô hình nuôi cá chình ở các vùng khác.
• Có tới 16% không muốn thay đổi mô hình nuôi vì do điều kiện kinh tế của họ chưa đủ mạnh để đầu tư thêm.
Bên cạnh đó còn có (24%) kiến khác của người nuôi nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi cá chình trở nên bền vững hơn.
• Cần ưu tiên xây dựng hệ thống thủy lợi như đê bao, kênh mương cấp, thoát nước đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho nghề nuôi cá chình vào mùa khô tại Tân Thành. Các hộ nuôi cần quan tâm xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường và kịp thời kiểm soát vùng nuôi khi có dịch bệnh xảy ra.
• Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tăng cường công tác tập huấn cho người dân sâu hơn về đặc điểm, kỹ thuật nuôi cá chình, giúp người dân có nhận thức một cách đầy đủ, về đối tượng cá chình. Cần tổ chức cho người dân tham quan mô hình nuôi cá chình mật độ cao, hay mô hình nuôi trong bể xi măng để người nuôi rút ra được bài học kinh nghiêm nhằm phục vụ và phát triển đối tượng có tiềm năng này cao hơn.
• Sở NN&PTNT Cà Mau cần thành lập trung tâm quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh để người dân kịp thời nắm được thông tin nhằm chủ động trong phòng chống dịch bệnh và thả giống.
• Sở NN & PTNT Cà Mau cần liên kết với các Viện, Trường, nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật ương cá chình từ giai đoạn cá hương lên cá giống và nuôi cá chình thương phẩm phù hợp với điều kiện của tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó, triển khai nhân rộng trong dân, giúp người nuôi cá chình từng bước chủ động được con giống, tiếp cận được kỹ thuật nuôi để ứng dụng vào nuôi tại nông hộ.
• Ngành chức năng cần xây dựng mô hình thí điểm nuôi cá chình sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến. Để chủ động được thức ăn đồng thời giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.
• Hội nghề cá tỉnh Cà Mau cần phối hợp với trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh tạo đường dây liên kết đến các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu cá chình để đảm bảo thị trường tiêu thụ cá chình thương phẩm ổn định (số lượng, giá), góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá chình ở thành phố Cà Mau phát triển bền vững hơn.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN