Nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá chình ở Tân Thành từ các đại lý kinh doanh cá giống trên địa bàn (hiện có 22 cơ cơ sở kinh doanh cá chình giống tại tỉnh Cà Mau). Cá giống được nhập từ các tỉnh miền Trung với nhiều kích cỡ khác nhau, sau đó phân cỡ và bán cho người nuôi. Vào đầu mùa mưa hằng năm, người dân tập trung thả giống nên sảy ra hiện tượng cung không đủ cầu. vì vậy giá cá giống tăng cao, bên cạnh đó. Chất lượng cá chình giống hiện nay đang còn nhiều bất cập, các cơ quan quản lý chưa quan tâm đến việc kiểm tra chất lượng giống cá chình nhằm phục vụ cho người nuôi. Hạn chế về số lượng và chất lượng con giống cũng đang là những nhân tố chính gây khó khăn trong việc việc mở rộng diện tích, phát triển nghề nuôi cá chình ở Tân Thành hiện nay.
Do nguồn cá giống cung cấp không đủ nên kích cỡ giống được người dân thả nuôi không đồng đều. Qua điểu tra tổng số 100 hộ nuôi ở Tân Thành đa số người nuôi chọn cá giống có khối lượng từ 10-20 con/kg để thả nuôi, nhưng thực tế một số hộ thả giống có khối lượng dưới 10 con/kg là 27 hộ chiếm 27%; số hộ chọn được giống có khối lượng từ 10-20 con/kg là 57 hộ chiếm 57%, còn lại 16% số hộ thả giống có khối lượng trên 20-35 con/kg. Theo kinh nghiệm người nuôi ở đây thì thả cá giống càng lớn thì thời gian thu hoạch càng nhanh và càng ít rủi ro.
Hình 3.8: Kích thước cá chình giống. 3.2.2.8. Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp cá sinh trưởng và phát triển. Cho ăn đầy đủ số lượng và chất lượng sẽ giúp cá khoẻ mạnh, lớn nhanh và không gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Tất cả các hộ nuôi ở phường Tân Thành đều sử dụng cá tạp (cá rô phi) làm thức ăn chính là trong quá trình nuôi, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trung bình 7. Cá chình ăn 1 lần/ngày vào lúc chiều tối, cá tạp được loại bỏ ầu, nội tạng, cắt thành từng miếng nhỏ, phù hợp với cỡ miệng cá, sau đó cá tạp qua nước muối 25-30‰ trong 15 phút rồi thả trực tiếp xuống nhá cho cá ăn. Giai đoạn từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 6 cho ăn 8-10% khối lượng thân, từ tháng thứ 6 trở đi cho ăn từ 4-6% khối lượng thân. Ưu điểm khi sử dụng thức ăn cá tạp trong nuôi cá chình là tốc độ cá tăng trưởng nhanh, thức ăn tươi sống nên mùi vị hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên nhược điểm của thức ăn này có thể là nguồn lây nhiễm nhiều loại bệnh dịch. ngoài ra,
kỹ thuật cho ăn và quản lý kém cũng có thể làm giảm chất lượng, làm một lượng lớn thức ăn bị thất thoát và có thể kéo theo các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
3.2.2.9. Quản lý môi trường
Cá chình là đối tượng sống rộng muối (0-25%), rộng nhiệt và nuôi ở mật độ thưa 1con/m2 nên tình hình dịch bệnh cũng ít sảy ra, khi nuôi được 3 tháng thì dùng men để cải tạo ao nuôi và định kỳ sử dụng 2 tuần/lần.
Định kỳ hút bùn đáy ao tránh hiện tượng ao bị dơ do phân hủy của thức ăn dư thừa và phân hủy phân của cá thải ra làm cho thủy vực thiếu oxy. Theo dõi màu sắc của nước để khi nước xấu mà có biện pháp xử lý kịp thời, thường xuyên dùng vôi bón vào ao để ổn định pH nước.
3.2.2.10. Chế độ thay nước
Qua thực tế điều tra cho thấy. Phần lớn các hộ nuôi thay nước lần đầu tiên vào khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, lượng nước thay dao động từ 30-50% lượng nước trong ao nuôi. Mặc khác, các hộ không thay nước thì họ chuyển ao mới cho cá. Vì theo kinh nghiệm tháng thứ 6 trở đi nếu chuyển ao mới cho cá chình thì cá sẽ nhanh lớn và hạn chế được mầm bệnh trong ao nuôi.
3.2.2.11. Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh
Do nghề nuôi cá chình phát triển mạnh trong thời gian qua, nhưng lại thiếu quy hoạch vùng nuôi, nên dễ phát bệnh và lây lan nhanh. Trong ao nuôi xuất hiện mầm bệnh phần lớn là do sự ô nhiễm môi trường, do sự phân hủy thức ăn thừa và các sản phẩm do bài tiết làm cho mầm bệnh dễ có cơ hội bùng phát. Nếu không quản lý môi trường nước trong ao nuôi tốt, sức đề kháng của cá nuôi sẽ giảm, bệnh phát triển. Tình hình dịch bệnh có xu hướng gia tăng trong quá trình nuôi. Theo những ý kiến ghi nhận được từ người nuôi thì thường năm sau tỷ lệ cá mắc bệnh và chết trong năm 2010 và 2011 cao hơn 2 lần so với năm trước. Thêm vào đó tình hình thời tiết những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp không thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản.
Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp trên cá chình Bệnh Số hộ nuôi phát hiện bệnh
Rận ở cá 28
Ký sinh trùng 26
Qua thực tế điều tra tìm hiểu về một số bệnh ở cá chình thường gặp của các hộ nuôi, chúng tôi thu được qua kết quả bảng 3.5, cá chình rất dễ mẫn cảm với các yếu tố môi trường, khi môi trường thay đổi đột ngột rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, nhất là bệnh rận ở cá chình, chúng xuất hiện quanh năm, nhiều nhất là vào những tháng trời mưa. Các chân bò của rận có móc bám chặt vào ký chủ, chúng hút máu, tiết ra chất độc làm cho cá bị thương và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công và gây bệnh cho cá nuôi.
Thức ăn được sử dụng chủ yếu là cá tạp, và cho ăn trực tiếp, không qua khâu xử lý mầm bệnh nên một số bệnh như ký sinh trùng và bệnh đường ruột rất dễ xảy ra.
Hầu hết những hộ nuôi có kinh nghiệm thì đều vệ sinh ao nuôi định kỳ bằng vôi bột, sử lý đáy ao bằng men vi sinh để phòng ngừa bệnh rận và ký sinh trùng ở cá. Nếu thấy biểu hiện bệnh thì dùng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 10ppm rải vào ao nuôi để chữa trị cho cá. Trước khi cho cá ăn, cá tạp (sau khi chế biến) được ngâm nước muối (30‰, 15 phút) để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh ký sinh trùng ở cá chình bông.
Đối với bệnh đường ruột người nuôi thường trộn men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng 1 kg/400 kg thức ăn, cho cá ăn thường xuyên hàng ngày.
Qua đó cho thấy, những nhận thức về phòng và trị bệnh của các hộ nuôi cá chình ở nơi đây đã tiến bộ và họ đã chủ động biết cách phòng ngừa bệnh trong suốt quá trình nuôi.
3.2.2.12. Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống của cá chình tương đối cao, dao động từ 70-95%. Trung bình là 79
±0.77%, tỷ lệ sống của cá khá cao là do mật độ nuôi thấp và kích thước giống cá khi thả 10-20 con/kg, ở kích cỡ cá giống này khi thả nuôi thì tỷ lệ hao hụt là rất thấp, ít bị bệnh và tăng trọng nhanh.
3.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả nghề nuôi cá chình bông tại Tân Thành
Cá chình là đối tượng nuôi đầy tiềm năng, ít dịch bệnh và dễ nuôi. Trong những năm gần đây giá cá liên tục tăng và trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao của người dân ở Tân Thành. Tổng hợp toàn bộ số liệu điều tra mức độ đầu tư cho nuôi cá và kết quả sản xuất của 100 hộ nuôi cá chình tại phường Tân Thành với tổng diện tích là 71.290 m2. Kết quả cho ta thấy tổng chi phí cho hoạt động nuôi cá chình, các loại chi phí chiếm tỷ lệ lớn nhất là chi phí con giống và chi phí lao động.
Bảng 3.2: Tổng chi phí của các hộ nuôi (n=100) cá chình bông thương phẩm tại phường Tân Thành năm 2010 – 2011.
Các khoảng chi phí ĐVT (1.000 đồng) Tỷ lệ (%) Giống 2.991.425 11.32 Thức ăn 9.026.787 34.16 Lao động 13.207.500 49.97 Chi phí sản xuất khác 1.203.470 4.55 Tổng chi phí sản xuất 26.429.182 100
Theo bảng trên cho ta thấy nghề nuôi cá chình thương phẩm tại Tân Thành thì chi phí của lao động và thức ăn là cao nhất (49.97% và 34.16%) kế đến là chi phí giống 11.32% và thấp nhất là các khoảng chi phí khác 4.55%.
Chi phí sản xuất khác cụ thể là: phòng trừ dịch bệnh, năng lượng, khấu hao tài sản cố đinh, và các khoảng chi phí phát sinh khác. Tuy chiếm 4.55% nhưng đây cũng là một trong những nhân tố không thể thiếu giúp cho vụ nuôi thành công.
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế (tính theo giá trị trung bình) của 1 vụ nuôi thương phẩm cá chình tại Tân Thành năm 2010 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ % Cá giống 1.000 đồng 35.035 12.53 Chi phí thức ăn 1.000 đồng 94.920 33.90 Chi phí lao động 1.000 đồng 135.000 48.30 Chi phí khác 1.000 đồng 14.550 5.21 Sản lượng Kg 1.130 Doanh thu 1.000 đồng 497.200 Tổng chi phí sản xuất 1.000 đồng 279.505 100 Lợi nhuận 1.000 đồng 217.695
Diện tích trung bình của 1 ao nuôi cá chình là 715m2, thời gian nuôi là 1.6 năm/vụ, khối lượng trung bình là 2kg/con.
Theo bảng 3.7, chi phí lao động chiếm cao nhất (48.30%), kế tiếp là chi phí thức ăn chiếm (33.90%), chi phí giống (12.53%) và thấp nhất là các khoảng chi phí khác (5.21%).
Tổng chi phí sản xuất 279.505 triệu, tổng doanh thu 497.200 triệu và lời nhuận 217.695 triệu.
Bảng 3.4: Chi phí sản xuất để đầu tư cho 1 ha/vụ nuôi cá chình thương phẩm tại phường Tân Thành năm 2010 – 2011
Các chỉ tiêu ĐVT (1.000 đồng) Tỷ lệ (%) Chi phí giống 490.000 21.94 Chi phí thức ăn 1.344.000 60.18 Các chi phí khác 99.444 4.45 Chi phí lao động • 3 lao động thuê • 1 lao động quản lý 300.000 180.000 120.000 13.43 Tổng chi phí sản xuất 2.233.444 100 Tổng doanh thu 7.040.000 Lợi nhuận 4.806.565
Qua bảng 3.8, kết quả phân tính và đánh giá hiệu quả kinh tế các chỉ tiêu của 1 vụ/ha/ao cho ta thấy đa phần chi phí đầu tư cho thức ăn và con giống là cao nhất chiếm (60.18% và 21.94%). Kế đến là chi phí lao động chiếm 13.43% và chi phí khác chiếm 4.45%. So sánh với bảng 3.6, ta thấy rõ là chi phí lao động giảm đi rất nhiều. Để lý giải tại sao chi phí lao động lại cao hơn chi phí thức ăn là vì diện tích ao nuôi ở đây tương đối nhỏ trung bình là 715 m2 và phải tốn chi phí cho 1 lao động thuê và 1 lao động quản lý, nếu ta mở rộng diện tích ao lên 1ha cao xấp xỉ 13 lần hiện tại nhưng cũng chỉ tốn chi phí cho 3 lao động thuê và 1 lao động quản lý. Do đó để giảm chi phí lao động, tăng thu nhập một cách hiệu quả nhất là người nuôi cần mở rộng diện tích nuôi trên 1 ao.
Thông qua các phân tích của bảng 3.8, để giảm chi phí sản xuất cho nghề cá chình ở Tân Thành, chúng ta cần làm sao để giảm 2 chi phí hiện đang chiếm tỷ lệ rất lớn là chi phí thức ăn và chi phí giống (60.18% và 21.94%). Để làm được điều này, các cấp nhà nước và các nhà khoa học nên quan tâm giải quyết các vấn đề, cụ thể:
• Về con giống, cần tập trung nghiên cứu để hoàn thiện quy trình ương cá chình giống với tỷ lệ sống cao hơn, giúp đảm bảo được số lượng giống cung cấp cho người dân tham gia vào nghề nuôi cá chình và giúp phát triển hết tiềm năng của đối tượng này.
• Bên cạnh đó, nghiên cứu để sản xuất ra các loại thức ăn công nghiệp mới, phù với cá chình bông, qua đó giúp giảm chi phí thức ăn và chủ động về nguồn thức ăn cho cá chình. Vì hiện tại nghề nuôi cá chình đều sử dụng thức ăn chính là cá tạp chủ yếu là cá rô phi, nguồn thức ăn này đang bị suy kiệt do khai thác quá mức.
3.3.1. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất
Qua bảng phân tích chi phí sản xuất của nghề nuôi thương phẩm cá chình tại Tân Thành, tác giả cũng tính được chi phí trung gian (IC), khấu hao tài sản cố định (KH), tiền công lao động gia đình (CL: Trực tiếp và quản lý tính theo giá thuê lao động), tổng chi phí sản xuất (IC+CL+KH) và các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất.
Bảng 3.5: Chi phí và kết quả sản xuất của 1 ha ao nuôi cá chình thương phẩm
Chỉ tiêu 1.000 đồng
1. Chi phí trung gian (IC) 2.106.500
2. KHTSCĐ (KH) 6.944
3. Tiền công lao động gia đình (CL) 120.000
4. Tổng chi phí (IC+CL+A) 2.233.444
5. Giá trị sản xuất (GO) 7.040.000
6. Giá trị gia tăng (VA) 4.933.500
7. Thu nhập hỗn hợp (MI) 4.926.556
8. Lợi nhuận (Pr) 4.806.556
3.3.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả của đồng vốn đầu tư chi phí cho sản xuất 1 vụ nuôi cá chình, tác giả tiến hành tính toán và phân tích dựa trên bảng phân tích kết cấu chi phí sản xuất theo khoản mục của bảng 3.10 sau đây
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi cá chình thương phẩm tại Tân Thành Chỉ tiêu
1. Giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) 3.34 - Giá trị sản xuất/tổng chi phí sản xuất (GO/TC) 3.15
- Giá trị sản xuất/1 lao động (GO/LĐ) 23.47
2. Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC) 2.34 - Giá trị gia tăng/tổng chi phí sản xuât (VA/TC) 2.21
- Giá trị gia tăng/1 lao động (VA/LĐ) 16.44
3. Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian (MI/IC) 2.34 - Thu nhập hỗn hợp/tổng chi phí sản xuất (MI/TC) 2.20
- Thu nhập hỗn hợp/1 lao động (MI/LĐ) 16.42
4. Lợi nhuận/chi phí trung gian (Pr/IC) 2.28
- Lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất (Pr/TC) 2.15
- Lợi nhuận/1 lao động (Pr/LĐ) 16.02
1. Giá trị sản xuất (GO) hay doanh thu
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 334 đồng doanh thu (Giá trị sản xuất).
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 315 đồng doanh thu (Giá trị sản xuất).
– Một lao động trong 1 vụ nuôi sẽ tạo ra được 23.47 triệu đồng giá trị sản xuất. 2. Giá trị gia tăng (VA)
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được 234 đồng giá trị gia tăng.
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 221 đồng giá trị gia tăng.
– 1 lao động trong năm tạo ra được 16.44 triệu đồng giá trị gia tăng. 3. Thu nhập hỗn hợp (MI)
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng chi phí sản xuất trung gia sẽ tạo ra được 234 đồng thu nhập hỗn hợp.
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 220 đồng thu nhập hỗn hợp.
4. Lợi nhuận (Pr)
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng chi phí sản xuất trung gian sẽ tạo ra được 228 đồng lợi nhuận.
– Các hộ nuôi cá cứ đầu tư 100 đồng tổng chi phí sản xuất sẽ tạo ra được 215 đồng lợi nhuận.
– 1 lao động trong năm tạo ra được 16.02 triệu động lợi nhuận.
3.3.3. Những khó khăn và định hướng phát triển 3.3.3.1. Khó khăn 3.3.3.1. Khó khăn
Bảng 3.7: những khó khăn của các hộ nuôi (n=100) cá chình tại Tân Thành
Khó khăn Người Tỷ lệ %
1. Vốn 23 13.30
2. Kỹ thuật 50 28.90
3. Con giống 70 40.46
4. Những khó khăn khác 30 17.34
Khó khăn về vốn chiếm (13.30%) trong việc phát triển nuôi thương phẩm cá chình bông. Người dân nuôi cá còn mang tính manh mún và tự phát chưa hình thành các dự án sản xuất cụ thể nên đồng vốn còn rất hạn chế, hơn nữa định mức cho vay cũng như thủ tục cho vay của các ngân hàng còn phức tạp, làm người dân e ngại trong việc huy động nguồn vốn. Hiện nay một số khó khăn mà người nuôi cá chình thường gặp phải như thiếu vốn, trình độ kỹ thuật còn kém, khó khăn về thông tin và nguồn giống.