Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề cá chình ở phường tân thành tỉnh cà mau (Trang 28)

2.3.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu được công bố của chi cục nuôi thủy sản Cà Mau, sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau và một số tài liệu có liên quan đã được công bố.

Các chỉ tiêu thu thập:

- Điều kiện tự nhiên: tìm hiểu về điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình,… - Chỉ tiêu kinh tế - xã hội: dân số, lao động, việc làm…

- Chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản: cải tạo ao, cấp thoát nước, con giống, thức ăn, năng suất, sản lượng, doanh thu, chi phí sản xuất,…

2.3.2.2. Số liệu sơ cấp

Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp người nuôi kết hợp với trả lời các bản câu hỏi (phương pháp đánh giá nhanh nông thôn - RRA và phương pháp điều tra qua phiếu - SQ) trong năm 2010 và 2011 nhằm tìm hiểu về hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá chình bông thương phẩm tại Tân Thành.

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 100 hộ nuôi tại phường Tân Thành. Trên cơ sở số liệu thống kê tổng số hộ nuôi và vùng nuôi chính trên địa bàn của phường, tiến hành điều tra 100 mẫu trên tổng số 418 hộ nuôi tại 4 khóm nuôi chính ở Tân Thành là: khóm 1 và 5 lấy 34 phiếu, khóm 2 lấy 36 phiếu và khóm 3 lấy 30 phiếu. Những thông tin chính được thu thập gồm: các thông tin về người nuôi, hiện trạng kỹ thuật, chuẩn bị ao, thả giống, diện tích nuôi, biện pháp kỹ thuật quản lý thức ăn và môi trường, biện pháp phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế và các khó khăn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững nghề nuôi cá chình bông tại Tân Thành.

2.3.3. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO).

∑ = = n i i iP Q GO 1

Trong đó: GO : Giá trị sản xuất.

Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i. Pi : Giá trị sản phẩm i tương ứng.

- Giá trị gia tăng (VA):

IC GO VA = −

Trong đó: VA : Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm GO : Giá trị sản xuất

IC : Chi phí trung gian - Thu nhập hỗn hợp (MI):

A VA MI = −

Trong đó: VA : Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm A : Khấu hao tài sản cố định

- Năng suất:

Sản lượng cá thu hoạch Năng suất =

Diện tích mặt nước nuôi cá

2.3.4. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế

- Lợi nhuận (Pr) : Pr = MI - CL Trong đó

MI : Thu nhập hỗn hợp

CL : Tiền công lao động gia đình (trực tiếp và quản lý tính theo giá lao động) - Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng chi phí trung gian; cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất và cho 1 lao động

+ Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng chi phí trung gian :

100

× =

IC GO

+ Giá trị sản xuất tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất:

100 × + + = A CL IC GO . + Giá trị sản xuất tính cho 1 lao động:

LD GO

Trong đó

LD : Tổng số lao động

- Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng chi phí trung gian; cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất và cho 1 lao động:

+ Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng chi phí trung gian:

100

× =

IC VA

+ Giá trị gia tăng tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất: 100

× =

GO VA

+ Giá trị gia tăng tính cho một lao động:

LD VA

=

- Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng chi phí trung gian; 100 đồng tổng chi phí sản xuất; 1 lao động:

+ Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng chi phí trung gian:

100 × =

IC MI

+ Thu nhập hỗn hợp tính cho 100 đồng tổng chi phí sản xuất:

100

× =

GO MI

+ Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 lao động:

LD MI

=

2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được thu được tổng hợp theo từng chuyên đề riêng dựa theo bộ câu hỏi - Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá chình

• Cải tạo ao nuôi.

• Con giống: số lượng, chất lượng, nguồn gốc,...

• Thức ăn: các loại thức ăn thường dùng, thời gian, phương pháp cho ăn,...

• Mùa vụ: số vụ nuôi, thời gian nuôi,…

• Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế: năng suất, sản lượng, tổng chi phí, tổng thu nhập,..

- Chính sách khuyến khích phát triển nghề nuôi: những khó khăn thường gặp phải của các hộ nuôi (thị trường, vốn, kỹ thuật, chất lượng con giống,..)

- Việc sắp xếp và xử lý này tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu và rút ra những nhận xét cần thiết.

- Phân tích, xử lý số liệu: số liệu về được tổng hợp lại sau đó sử dụng phần mềm Excel xử lý.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Cà Mau 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Cà Mau được nâng cấp lên thành phố năm 1999, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao thông của tỉnh Cà Mau. Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên 245 km2, vị trí nằm trên trục Quốc lộ 1A từ Cần Thơ đi Năm Căn, Quốc lộ 63 đi Rạch Giá; có các sông Gành Hào, Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cà Mau - Bạc Liêu chảy qua, lại tiếp giáp với hầu hết các huyện của tỉnh;

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau

Phía Bắc giáp huyện Thới Bình (21 km). Phía Nam giáp huyện Đầm Dơi (15km).

Phía Đông giáp huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (16 km).

Tỉnh Cà Mau gồm có 8 phường và 7 xã. Trong đó phường Tân thành có diện tích 11,153 km2, với 5.137 nhân khẩu và nằm giáp ranh với trung tâm của tỉnh Cà Mau nên phường Tân Thành chịu ảnh hưởng trực tiếp về địa hình,khí hậu, địa chất và thổ nhưỡng,…

3.1.1.2. Địa hình

Tỉnh Cà Mau nằm sâu trong nội địa, có địa hình tương đối bằng phẳng, sông ngòi phân bố không dày đặc như các huyện nhưng hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, phường Tân Thành nằm dọc kênh xáng Phụng Hiệp là kênh dẫn nước ngọt duy nhất từ sông Hậu về nên nguồn nước ngọt tương đối chủ đông. Đây là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi cá chình.

• Địa chất và thổ nhưỡng

Nền địa chất ở Tân Thành thuộc loại trầm tích trẻ, các vật liệu tích tụ ở đây chủ yếu là các trầm tích ven biển bùn sét, bùn – đầm lầy có nguồn gốc từ các đầm lầy ven biển, cửa sông. Thổ nhưỡng ở đây gồm 5 nhóm đất chính: đất phèn, mặn, than bùn, bãi bồi và kênh rạch.

• Đặc điểm khí hậu

Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình 26,5oC. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm 2011 vào tháng 4 là 27,60C, biên độ dao động trung bình trong 1 năm là 2,7 oC.

Khí hậu Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm, bằng 52% giờ chiếu sáng thiên văn. Từ tháng 12 đến tháng 4, số giờ nắng trung bình 7,6 giờ/ngày; từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình 5,1 giờ/ ngày. Lượng bức xạ trực tiếp cao, với tổng nhiệt khoảng 9.500 đến 10.0000C.

Lượng mưa trung bình ở Cà Mau có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa cao nhất trong năm thường từ tháng 8 đến 10. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long. Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khô có lượng bốc hơi cao. Độ ẩm trung bình năm 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp, thấp nhất vào tháng 3, khoảng 80%.

Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây - Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 1,8 - 4,5 m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy lên đến cấp 7 - 8. Cà Mau ít bị ảnh hưởng của bão, cơn bão số 5 đổ bộ vào Cà Mau cuối năm 1997 là một hiện tượng đặc biệt sau gần 100 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.2. Kinh tế - xã hội

• Tình hình kinh tế

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cuả tỉnh Cà Mau là 18.284 ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 5.689,35 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 2.665,30 tấn, chiếm 46,85%; cá chình đạt 1.475,60 tấn, chiếm 25,94%; cua đạt 781,65 tấn, chiếm 13,74%; cá bống tượng 704,7 tấn, chiếm 12,39%, còn lại là các đối tượng khác[20].

Tổng diện tích nuôi cá chình của tỉnh Cà Mau là 421 ha đạt sản lượng 1.475,6 tấn. Trong đó, Tân Thành là phường có diện tích và sản lượng cá chình lớn nhất tỉnh với 307 ha nuôi chiếm 72,92% tổng diện tích nuôi cá chình của tỉnh và đạt sản lượng 1.074,5 tấn. Điều này cho thấy Tân Thành có rất nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đối tượng có giá trị kinh tế này.

• Dân số và mật độ dân số

Dân số phường Tân Thành có đến 5.137 người, với tổng diện tích là 11,153 km2, với mật độ 460 người/km2. Do đặc thù kinh tế của vùng này là nuôi trồng thủy sản nên diện tích ở đây tương đối rộng và mật độ dân số tương đối thưa.

• Lao động và việc làm

Nghề nuôi cá chình được đưa vào nuôi từ năm 2004 cho đến nay thì qua mỗi năm diện tích và sản lượng cũng tăng theo, qua đó cũng giải quyết công ăn việc làm cho hơn 500 lao động nhàn rỗi. Nhờ vào sự phát triển nghề nuôi cá chình kèm theo đó thì một số dịch vụ khác cũng phát triển như: kinh doanh cá giống, cung cấp thức ăn, thuốc, hóa chất, thu mua cá thương phẩm,…giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động và góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

3.2. Hiện trạng nghề nuôi cá chình bông thương phẩm tại phường Tân Thành 3.2.1. Những thông tin về người nuôi 3.2.1. Những thông tin về người nuôi

3.2.1.1. Tuổi của chủ hộ

Tuổi của các chủ hộ nuôi cá chình là 29-72 tuổi,trung bình từ 47.96±1.18. Trong đó nhóm 1 là số người nuôi có độ tuổi từ 29-40 tuổi chiếm 36%; nhóm 2, số người có độ tuổi từ 41-60 tuổi chiếm 53%; nhóm 3, số người có độ tuổi từ 61-72 chiếm 11%.

Hình 3.2: Tuổi của chủ hộ nuôi cá chình thương phẩm tại Tân Thành

Qua hình 3.2 cho ta thấy tuổi của các hộ nuôi ở phường Tân Thành chủ yếu ở tầng lớp trung niên, đây là lớp tuổi thích hợp nhất với nghề nuôi cá chình vì ở độ tuổi này họ vừa có sức khỏe tốt vừa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, tích lũy được vốn và nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi.

3.2.1.2. Số năm nuôi của chủ hộ

Số năm nuôi của chủ hộ dao động tương đối lớn, người có kinh nghiệm nuôi thấp nhất là 1 năm, lâu nhất là 9 năm, trong quá trình điều tra, chúng tôi tiến hành chia thành 3 nhóm, nhóm 1 từ 1-3 năm có 26 người chiếm 26%; nhóm 2 từ 4-6 năm có 61 người chiếm 61%; nhóm 3 từ 7-9 năm có 13 người chiếm 13%.

Hình 3.3: Số năm nuôi của chủ hộ

Qua tìm hiểu thực tế các chủ hộ nuôi có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên thì họ đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tế cũng như đã tương đối hiểu rõ đối tượng này và khi đó họ mới mạnh dạn đầu tư.

3.2.1.3. Số nhân khẩu của hộ nuôi

Số nhân khẩu của chủ hộ dao động từ 4-8 người/ hộ, trung bình là 5 người/ hộ, trong đó số hộ dưới 5 người có 12 hộ chiếm 12%, số hộ có 5-7 nguời có 81 hộ chiếm 81%, số hộ trên 7 người chiếm 7%.

Hình 3.4: Số nhân khẩu của các chủ hộ

Hầu hết có đến 70% số nhân khẩu trong đều tham gia hoạt động nuôi cá chình của gia đình, để giảm chi phí thuê nhân công lao động và công việc phục vụ cho việc chăn nuôi ở đây chủ yếu là thu mua cá tạp làm thức ăn, chế biến thức ăn cho cá chình,

kiểm tra chất lượng nước, kiểm tra các vật chất phục vụ cho quá trình nuôi. Số còn lại thì làm việc ở một số tỉnh thành như Cà Mau, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh,…

3.2.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ

Theo kết quả điều tra 100 hộ nuôi cá chình tại Tân Thành cho thấy trình độ chuyên môn tương đối thấp. Tỷ lệ chủ hộ nuôi có trình độ đại học chỉ chiếm 4% trong khi có 26% có trình độ trung cấp, các trình độ chuyên môn thấp hơn chiếm đến 70%.

Hình 3.5: Trình độ chuyên môn của chủ hộ

Trình độ chuyên môn ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả trong Nuôi trồng Thủy sản, trình độ chuyên môn càng cao thì khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật càng nhanh.

3.2.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi

Nghề nuôi cá chình bông được người dân đưa vào Tân Thành nuôi từ những năm 2004, cho đến nay nghề nuôi thương phẩm cá chình đã và đang là một nghề rất có tiềm năng phát triển, người dân ở đây xem cá chình là đối tượng nuôi chủ lực của vùng. Chỉ tính trong năm 2007 tổng diện tích nuôi cá chình toàn tỉnh là 481,36ha, năng suất đạt được trung bình 3.308 kg/ha/vụ, tập trung nhiều nhất ở huyện Thới Bình 294 ha và Tp Cà Mau 166 ha. Đồng thời còn phân bố rải rác ở các huyện: U Minh 20,8 ha; Phú Tân 5,99 ha; Trần Văn Thời 5,2 ha ; Năm Căm 3,31 ha; Đầm Dơi 2,92 ha và Cái Nước 0,2 ha. Năm 2010 trong 292.000 ha nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh có hơn 1.000 ha nuôi cá Chình.

Nhờ vào kinh nghiệm nuôi trong các năm vừa qua kết hợp với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghề nuôi cá chình mà sản lượng tăng lên đáng kể, ước lượng

đạt 16 tấn/ha. Dễ nuôi, ít dịch bệnh, lợi nhuận cao vì vậy cá chình là đối tượng nuôi thủy sản đầy tiềm năng phát triển cua vùng.

Bên cạnh đó. diện tích nuôi cá chình càng ngày càng được mở rộng, cùng với nó thì nguồn giống cũng phải lớn. Nhưng hiện tại nguồn giống cá chình bông khan hiếm là một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích nuôi và sản lượng cá chình của phường Tân Thành.

3.2.2.1. Mùa vụ

Theo thực tế điều tra thì mùa vụ nuôi bắt đầu từ mùa mưa trong năm, thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Trong suốt thời gian này, cá giống được thả nuôi liên tục do số lượng con giống trong mùa này lớn và nhiệt độ thấp thích hợp cho việc thả nuôi cá chình. Nhiệt độ nước thích hợp cho nuôi cá chình khoảng 25-27oC. Tuy nhiên thời gian thả nuôi của các hộ còn tùy thuộc vào vốn đầu tư, con giống. Thời gian nuôi cá chình thường kéo dài từ 1-2 năm/vụ, trung bình là 1.6 năm/vụ và đạt khối lượng 2 kg/con.

3.2.2.2. Đặc điểm vùng nuôi

Nguồn nước sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình nuôi ở đây được lấy trực tiếp qua nhánh sông Phụng Hiệp. Trước năm 2003, Tân Thành chủ yếu nuôi cá bống tượng nhưng đến năm 2003, dịch bệnh trên cá bống tượng thường xuyên xuất hiện (bệnh lở loét, bọ đeo mang...) gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá bống tượng (khoảng 70-80% diện tích nuôi bị thiết hại). Đến đầu 2004, cá chình được người dân ở Tân Thành đưa

Một phần của tài liệu điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề cá chình ở phường tân thành tỉnh cà mau (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)