KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CẦU TRỤC THEO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cầu trục của công ty TNHH kỹ thuật thương mại BALKAN trên thị trường Hà Nội (Trang 48)

- Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Kỹ Thuật Thương Mại BALKAN

KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CẦU TRỤC THEO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG

Thị trường

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008/2009 So sánh 2009/2010

Doanh thu TT

% Doanh thu TT% Doanh thu TT % Doanh thu Tỉ trọng % Doanh thu

Tỉ trọng % Nội Thành 6.207.364.800 36,4 7.045.467.300 47,9 18.982.764.000 41,5 838.102.500 13,50 11.937.296.700 169,43 Ven Đô 7.571.620.800 44,4 4.368.483.900 29,7 15.277.694.400 33,4 -3.203.136.900 -42,30 10.909.210.500 249,73 Ngoại thành 3.274.214.400 19,2 3.294.748.800 22,4 11.481.141.600 25,1 20.534.400 0,63 8.186.392.800 248,47 Tổng DT 17.053.200.000 100 14.708.700.000 100 45.741.600.000 100 -2.344.500.000 -13,75 31.032.900.000 210,98

(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH kỹ thuật thương mại BALKAN)

Qua bảng phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cầu trục của công ty TNHH kỹ thuật thương mại BALKAN theo khu vực thị trường có thể thấy:

- Trong năm 2008, tỷ trọng doanh thu khu vực ven đô là lớn nhất so với tổng doanh thu cả năm, đạt 7.571.620.800 đồng chiếm44.4% bởi trong thời gian này các công ty thường đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất của mình ở các vùng như Gia Lâm, Đông Anh...làm cho việc sử dụng các loại công cụ, vật liệu xây dựng tăng lên so với các khu vực khác. Tổng doanh thu 2009 giảm 2.344.500.000 đồng chiếm 13.75 so với năm 2008 một phần lớn do sự khủng hoảng kinh tế, để có thể giảm tối đa mức vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạm dừng các công trình xây dựng nhà máy hoặc mở rộng quy mô sản xuất, điều này làm cho nhu cầu sử dụng công cụ xây dựng giảm nhanh chóng, mức doanh thu thu được từ các công trình ven đô giảm xuống một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, một lý do nữa là công ty chưa quan tâm nhiều tới việc lựa chọn nhà cung cấp để ổn định giá cả và chất lượng sản phẩm cầu trục. Còn khu vực ngoại thành và nội thành cũng có giảm mức tiêu thụ nhưng so với mặt bằng chung của công ty thì vẫn tăng dù không đáng kể.

- Trong năm 2010, dù công ty vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nhưng do khu vực Hà Nội sát nhập thêm tỉnh Hà Tây và một số khu vực thuộc Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc nên tỷ trọng doanh thu khu vực ngoại thành được tăng lên, Đạt 8.186.392.800 đồng chiếm 248,47% so với năm 2009. Bên cạnh, do các chính sách hỗ trợ của nhà nước cùng với sự ổn định của nền kinh tế, năm 2010 các công trình xây dựng được đầu tư cho hoạt động lại. Điều này đã khiến cho doanh thu các khu vực khác tăng, khu vực nội thành tăng 11.937.296.700 đồng chiếm 169,43% và khu vực ven đô tăng 10.909.210.500 đồng chiếm 249,73%.

Điều kiện tự nhiên của mỗi khu vực thị trường tiêu thụ đều có ảnh hưởng lớn đến doanh thu chung của toàn công ty. Vần đề tiết kiệm chi phí kinh doanh trên từng khu vực chưa được công ty điều chỉnh và quản lý.

3.4.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cầu trục của công ty theo thời gian

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cầu trục của công ty TNHH kỹ thuật thương mại BALKAN trên thị trường Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w