Kiến nghị với các DNNN

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHCT-chi nhánh ba đình (Trang 62)

- Rà soát, đánh giá DN định kỳ và đột xuất, nhằm cập nhật thông tin phản ánh tình hình kinh doanh của DN một cách thường xuyên Đảm bảo nắm

3.3.1. Kiến nghị với các DNNN

• DNNN phải xây dựng được phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các NH không cho DNNN vay là do DNNN vay vốn không có dự án trình duyệt khả thi. Do vậy, bản thân các DNNN phải tự nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng bằng các Phương án kinh có hiệu quả, khả thi trên cơ sở có định hướng rõ ràng về thị trường đầu vào, đầu ra. Phương án kinh doanh phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, phù hợp tình hình SXKD hiện tại cũng như tiềm lực phát triển của DN trong tương lai. Muốn vậy, DN cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều DN có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng không lập được dự án có tính thuyết phục. Ngoài ra, DN cũng cần phải nâng cao năng lực quản trị điều hành, thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính công khai, minh bạch; SXKD tuân thủ đúng pháp luật.

• DNNN, nhất là các DN vừa và nhỏ phải có giải pháp tạo vốn tự có

Trong kinh doanh tín dụng của NHTM, một yêu cầu thiết yếu đặt ra là các DN phải có nguồn vốn tự có nhất định thì NH mới cho vay. Đây chính là điểm vướng mắc khiến nhiều DNNN gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay. Theo khảo sát của VCCI (Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam) các DN có quy mô càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lại càng yếu kém. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao

các NHTM thường không mặn mà khi cho các DN nhỏ và vừa vay vốn. Xuất phát từ tình hình thực tiễn hiện nay của nền kinh tế nước ta cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước thì các DNNN muốn tồn tại và phát triển thì cần phải thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trường và không nên trông chờ vào nguồn vốn do NSNN cấp cũng như dựa vào nguồn vốn vay từ các NHTM mà bản thân các DNNN phải chủ động tìm kiếm nguồn vốn, xây dựng hoạt động kinh doanh hiệu quả đem lại nguồn lợi nhuận cho DN cũng như tự nâng cao năng lực vốn tự có của chính DN. Ngược lại, chính việc chủ động kinh doanh đó nếu đem lại hiệu quả kinh doanh tốt sẽ là một điều kiện đáng cân nhắc để NHTM cấp tín dụng cho các DNNN.

• Đổi mới kĩ thuật- công nghệ

Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng tốt hơn. Kĩ thuật- công nghệ là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến khả năng SXKD cũng như quản lý của DN.Khoa học công nghệ không ngừng được đổi mới, do đó các DNNN cần nắm bắt kịp thời và phải lựa chọn công nghệ phù hợp, công nghệ da dụng xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm. Nhất là đối với các DN xây dựng, vận tải và thông tiên liên lạc thì vấn đề đổi mới công nghệ càng phải được chú trọng hơn cả. Đổi mới công nghệ là sự phát triển và không ngừng hoàn thiện các yếu tố của công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học- kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của SXKD và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Trong quá trình sử dụng, các DNNN cần phải quan tâm bảo dưỡng, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng lực hiện có của công nghệ. Các DNNN cần xây dựng lộ trình cải tiến, đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra các DNNN cũng phải chú trọng đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHCT-chi nhánh ba đình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w