- Quy trình cho vay theo Dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT, ban hành kèm theo Quyết định số 2207/QĐNHCT5 ngày
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NHCT BA ĐÌNH
3.1.1. Phương hướng hoạt động của DNNN trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tớ
HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN CỦA NHCT BA ĐÌNH
3.1.1. Phương hướng hoạt động của DNNN trên địa bàn Hà Nội trong thờigian tới gian tới
Sau 10 năm thực hiện tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2001-2010, cả nước sắp xếp được 4.757 DN, trong đó cổ phần hóa 3.388 DN. Trong số này, có 14 tổng công ty được sắp xếp theo các hình thức: giải thể cơ quan văn phòng 05 tổng công ty; sáp nhập, hợp nhất 08 tổng công ty; chia tách 01 tổng công ty; đã tổ chức lại 08 tổng công ty 91 và 12 tổng công ty 90 để hình thành 11 tập đoàn kinh tế. Các DN 100% vốn NN đã chuyển thành công ty TNHH một thành viên; đã thành lập mới 128 DN 100% vốn NN, chủ yếu là chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị hạch toán phụ thuộc thành DN và trên cơ sở ban quản lý các dự án đã đầu tư. Trong đó, 72 DN thuộc bộ, địa phương chủ yếu là hoạt động công ích và 56 DN là công ty con của các tập đoàn, tổng công ty NN, công ty NN hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu DNNN đặt ra cho giai đoạn 2010-2020 : “ Quá trình đổi mới DNNN được tiến hành từ đổi mới cơ chế, chính sách để DNNN tự chủ, tự chịu trách nhiệm, kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường, tiến đến sắp xếp lại, đổi mới quản trị DN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần cho kinh tế NN đủ sức là lực lượng nòng cốt, bảo bảm cân đối vĩ mô. DNNN phải có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả, sức cạnh tranh, hầu hết đa sở hữu, tập trung vào những ngành, lĩnh vực có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế liên quan đến an ninh, quốc phòng, kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, dịch vụ công, sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ góp phần cho cân đối vĩ mô và ở một số địa bàn quan trọng ”.
DNNN phải có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả, sức cạnh tranh, hầu hết đa sở hữu, tập trung vào những ngành, lĩnh vực có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế liên quan đến an ninh, quốc phòng, kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, dịch vụ công.
Thực hiện mạnh mẽ, có hiệu quả tái cơ cấu DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý để sử dụng có hiệu quả hơn cơ sở vật chất. Giải thể hoặc chuyển các DN không có lãi, không đủ điều kiện hạch toán kinh doanh thành các đơn vị sự nghiệp.
Tổng kết việc xử lý nợ trong khu vực DNNN và có biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng nợ dây dưa, nợ chiếm dụng không lành mạnh. Đánh giá hoạt động của Công ty Mua, bán nợ tài sản tồn đọng của DN và sử dụng có hiệu quả công cụ này; có cơ chế tạo lập thị trường mua, bán nợ với sự tham gia của một số DNNN và tổ chức kinh tế ngoài NN.
Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DN mà NN không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ theo đúng các phương án đã được phê duyệt; NN chỉ giữ cổ phần chi phối ở những tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp quy mô lớn trong những ngành, lĩnh vực mà NN cần đầu tư. Những DN mà NN không cần giữ cổ phần chi phối thì thực hiện rút vốn để đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết. Nghiêm túc thực hiện cơ chế thị trường và quy định của NN trong cổ phần hóa DNNN, không để tiêu cực, thất thoát tài sản của NN, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, nhà đầu tư và DN. Đẩy mạnh việc niêm yết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty NN, DNNN quy mô lớn đã cổ phần hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.
Theo lộ trình Đề án tái cấu trúc DNNN đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ, từ năm 2012 - 2015 sẽ cơ cấu xong nợ của các DNNN, cổ phần hóa xong đối với những DNNN được duyệt, hoàn thiện thể chế quản lý DNNN, tăng cường năng lực quản trị DNNN. Năm 2015 sẽ hoàn thành việc thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty. Từ năm 2015 - 2020 sẽ tiếp tục sắp xếp lại, cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty và các DNNN thuộc các bộ, ngành, địa phương.