Đánh giá nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHCT-chi nhánh ba đình (Trang 44)

- Quy trình cho vay theo Dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT, ban hành kèm theo Quyết định số 2207/QĐNHCT5 ngày

2.3.2. Đánh giá nguyên nhân của những hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

•Nguồn đầu tư cho vay trung-dài hạn đối với DNNN có xu hướng giảm dần Nhìn chung, nguồn đầu tư cho vay trung và dài hạn đối với các DNNN của NHCT Ba Đình đang có xu hướng giảm dần, từ 30,02% năm 2009 xuống còn 19,97% năm 2011. Nguyên nhân là do các dự án vay vốn trung- dài hạn của các DNNN còn thiếu tính khả thi, hầu như các dự án vay vốn trung- dài hạn thuộc các dự án xây dựng và giao thông liên lạc có mức rủi ro khá cao. Thêm vào đó, nguồn vốn huy động để cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh rất nhỏ, vốn cho vay chủ yếu từ nguồn huy động dưới 12 tháng. Có thể nhận xét, cho đến nay NHCT BĐ đã bước đầu tạo được nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế, đặc biệt cho khối DNNN song vẫn chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn vay của các DNNN.

•Đầu tư tín dụng DNNN chưa dàn trải ở các ngành kinh tế

Việc ngân hàng tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn có những mặt tốt, mặt tích cực, song việc đầu tư vốn phát triển hài hoà có sự hỗ trợ giữa các ngành nghề kinh tế trên địa bàn mới có thể tạo ra được sức mạnh tổng hợp

để phát triển kinh tế. Tại NHCT Ba Đình dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở khối DNNN chiếm trên 80% , dư nợ của các thành phần kinh tế còn lại chiếm tỷ trọng thấp chỉ khoảng gần 20% dư nợ. Trong cho vay nói chung, các khách hàng có dư nợ lớn lại tập trung phần lớn trong hai ngành xây dựng và giao thông vận tải ( tổng dư nợ của hai ngành này luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ các DNNN ), tiếp theo là thương nghiệp, công nghiệp chế biến, còn các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công, dịch vụ,… chiếm tỷ lệ rất ít. Hơn thế nữa, việc đầu tư tín dụng chưa dàn trải còn khiến NH gặp nhiều rủi ro hơn. Đây cũng là một điểm hạn chế của NHCT BĐ cần được khắc phục dần.

•Nhìn chung do số lượng khách hàng DNNN có quy mô nhỏ và vừa còn nhiều, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ quá hạn

Có thể nói, khách hàng DNNN của NHCT Ba Đình vẫn còn nhiều khoảng cách, bên cạnh mối quan hệ tín dụng với một số ít các DNNN có quy mô lớn thì số lượng các DNNN vừa và nhỏ còn khá nhiều. Nợ quá hạn ở các DNNN tại NHCT Ba Đình chủ yếu tập trung ở các DNNN địa phương, có qui mô vừa và nhỏ. Tình hình kinh doanh chưa thật sự hiệu quả. Một số DNNN đã sử dụng vốn lưu động sang đầu tư tranh thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất nhằm mở rộng hoạt động dẫn đến khả năng thanh toán các nguồn nợ đến hạn gặp nhiều khó khăn. NHCT Ba Đình cần có biện pháp phân loại, chọn lọc, thẩm định khách hàng DNNN chặt chẽ hơn, đồng thời phải tăng cường hơn nữa giám sát việc sử dụng vốn vay của các DNNN, đặc biệt là các DNNN vừa và nhỏ.

•Một số hạn chế khác về mặt công nghệ, nghiệp vụ

NHCT VN đã và đang tích cực nâng cao chất lượng cán bộ NH, đặc biệt là các cán bộ tín dụng, đổi mới công nghệ song do quy mô lớn nên việc chuyển đổi máy móc thiết bị còn diễn ra chậm và chưa đồng đều. Đây cũng là mặt hạn chế khiến cho chất lượng tín dụng của Chi nhánh nói chung và chất lượng tín dụng đối với các DNNN nói riêng chưa hiệu quả.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nhận định một số nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên

•Nguyên nhân khách quan

những năm qua gặp nhiều khó khăn, thách thức.

- Tuy đã có nhiều đổi mới song chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của NN vẫn còn nhiều bất cập.Việc hướng dẫn, triển khai, và thực hiện của nhiều DN, của nhiều ngành vẫn gặp không ít khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, một số còn chống chéo, chưa đồng bộ, thay đổi nhanh, chưa phù hợp với thực tế…

- Môi trường và tính cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt. - Môi trường pháp lý và môi trường hoạt động NH còn nhiều khiếm khuyết

•Nguyên nhân chủ quan

- Các văn bản tín dụng nội bộ vẫn còn cồng kềnh, chưa rõ ràng. Có quá nhiều quy định quy trình liên quan đến một khoản cấp tín dụng. Để chấp hành mọi thủ tục trên một cách tuần tự sẽ làm cho quá trình thẩm định, xét duyệt một khoản tín dụng kéo dài, làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như tiến độ thi công, thực hiện các dự án của DN. Đặc biệt là việc xét duyệt tín dụng đối với các khách hàng tại các Phòng giao dịch, cán bộ tín dụng mất khá nhiều thời gian cho việc đi lại giữa phòng và Chi nhánh để trình ký hồ sơ một khoản tín dụng.

- Việc chấp hành các quy định tín dụng còn chưa nghiêm, trong thực hiện qui trình cho vay còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan và phẩm chất của người cán bộ tín dụng: vẫn có hợp đồng cho vay trong trường hợp vốn tự có của KH quá nhỏ, hay cho vay lớn hơn gấp cả chục lần vốn tự có của KH; Nhiều công đoạn trong qui trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như trong xem xét thẩm định dự án cán bộ tín dụng chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra-kiểm soát cho vay còn mang tính hình thức, đối phó cho đủ thủ tục qui định. Việc kiểm tra sau khi cho vay cũng chưa được chặt chẽ, đã có trường hợp vốn vay ngắn hạn bị sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản hay mua sắm trang thiết bị.

- Theo quy định của Giám đốc Chi nhánh thì Phòng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh là một phòng độc lập nhưng lại có mối gắn kết chặt chẽ với các phòng KH. Theo đó, phòng này phải có nhiệm vụ “…nghiên cứu chủ trương, chính sách của NN và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương ..từ đó đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế phù hợp với năng lực quản trị rủi ro tại Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại

địa phương; thẩm định, tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, đánh giá rủi ro, phân tích thực trạng tín dụng chi nhánh từng thời kỳ, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đảm bảo….”. Như vậy, khối lượng công việc cũng như trách nhiệm theo quy định đối với Phòng rủi ro là khá nặng nề. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cán bộ phòng Quản lý rủi ro & Nợ có vấn đề với các cán bộ phòng KH để thực thi những nhiệm vụ nêu trên. Nhiều cảnh báo rủi ro còn mang tính chung chung, dựa trên hồ sơ mà không căn cứ thực tế.

- Cán bộ tín dụng không có những kiến thức nhất định về những ngành, lĩnh vực mà khách hàng mình đang quản lý kinh doanh. Do vậy không hiểu rõ và nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng cũng như những kẽ hở mà KH có thể lách đối với NH từ đó thiếu tính chủ động trong quản lý KH, dễ dẫn tới rủi ro tín dụng.

- NH còn chủ quan trong khi cho vay, thể hiện ở trong một số trường hợp quan niệm cho rằng đối với những KH quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay dựa vào thông tin do DN đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy.

- Hệ thống thông tin về khách hàng còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống số liệu, thông tin lưu giữ về các KH vay vốn tại Chi nhánh nên cũng ảnh hưởng đến quá trình thẩm định, quyết định cho vay.

- Vai trò hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát của các phòng ban chưa sâu sắc cũng là một nguyên nhân khiến chất lượng tín dụng chưa hiệu quả.

- Mối quan hệ giữa NH và KH chưa sâu rộng, chính sách KH chưa phát huy được sức mạnh. Các sản phẩm tín dụng theo quy định của NHCT là rất phong phú. Tuy nhiên việc đưa những sản phẩm đó đến với DN hay việc thực hiện cung cấp những sản phẩm đó đến với DN lại phụ thuộc vào từng Chi nhánh.Nhiều hìn thức cho vay như cho vay thế chấp bằng quyền đòi nợ…vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại Chi nhánh do nhiều lý do.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại NHCT-chi nhánh ba đình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w