Khái quát hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại BIDV chi nhánh Yên Bái (Trang 33)

- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: làm nhiệm vụ cung cấp những sản phẩm cho khách hàng là doanh nghiệp như thanh toán tiền, chi trả lương

2.1.3Khái quát hoạt động kinh doanh

Cũng như các đơn vị khác của hệ thống BIDV Việt Nam, BIDV chi nhánh Yên Bái thực hiện chức năng của một NHTM, kinh doanh đa năng, tổng, thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại, bao gồm:

Huy động vốn:

- Khai thác và nhận tiền gửi: tiêt kiệm,không kỳ hạn, có kỳ hạn; tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng nội tệ và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của BIDV Việt Nam.

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

- Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước theo quy định của BIDV

Cho vay:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, dịch vụ, đầu tư phát triển đời sống.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

- Tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.- Thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp cho vay các dự án theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc BIDV Việt Nam.

Các hoạt động khác:

- Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN, BIDV Việt Nam

- Kinh doanh dịch vụ, dịch vụ thẻ tín dụng, cho thuê két sắt, nhận chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, uỷ thác cho thuê tài chính.

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo theo sự phân cấp uỷ quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc BIDV Việt Nam giao.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu qua một số năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Huy động vốn (tỷ đồng) 5180 6463 7071

Dư nợ (trong kế hoạch) (tỷ đồng) 2269 2172 2043

Tổng số thẻ phát hành (thẻ) 33744 42784 54000

Kinh doanh ngoại tệ (triệu USD) Doanh số mua Doanh số bán 466 380 4491 4527 304 304

Thanh toán quốc tế (triệu USD) 540 657 685

Tổng thu (tỷ đồng) 808 771 693

Tổng chi (tỷ đồng) 717 662 574

Chênh lệch Thu – Chi (tỷ đồng) 91 109 119

(Nguồn: BCTK của BIDV chi nhánh Yên Bái năm 2008 – 2009)

Trong số đó hoạt động huy động vốn và cho vay là hai nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. Nghiệp vụ kinh doanh nguồn vốn bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, thì còn đóng góp nguồn vốn cho Trụ sở chính BIDV Việt Nam để điều hoà cho toàn hệ thống. Việc huy động vốn được thực hiện bằng cả các biện pháp huy động truyền thống, như tiền gửi tiết kiệm, phát hành trái phiếu và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… và các biên pháp tranh thủ , thu hút tiền gửi thanh toán, vốn tạm thời nhàn rỗi của các đơn vị có nguồn vốn lớn.

BIDV chi nhánh Yên Bái mặc dù ra đời muộn nhưng đã trở thành một trong những chi nhánh có khối lượng giao dịch lớn nhất trong hệ thống BIDV Việt Nam, với nhiều khách hàng lớn như: Xi măng Yên Bái, thủy điện thác bà, viễn thông… ngày càng khẳng định được vai trò vị trí phù hợp trong tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

2.2.Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng tại BIDV chi nhánh Yên Bái

2.2.1.Khả năng phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng

Thuận lợi :

BIDV chi nhánh Yên Bái đặt tại trung tâm thành phố là nơi dân cư tập trung đông đúc, cùng mạng lưới gồm 2 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm. BIDV chi nhánh Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động của mình. Các phòng giao dịch đều có mặt bằng rộng rãi, trang thiết bị hiện đại, đặt tại các khu vực trung tâm của các huyện lớn, nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuât kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau : công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải..., giúp

chi nhánh có nhiều điều kiện trong việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng nhanh chóng và chính xác.

Kể từ khi tách ra hoạt động một cách độc lập,BIDV chi nhánh Yên Bái đã thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng lớn như : Xi măng Yên Bái, viễn thông... Điều này thể hiện nỗ lực và khả năng của chi nhánh trong việc thực hiện công tác đối ngoại. Chi nhánh cũng được sự ưu ái của Chính phủ trong việc thực tập đoàn viễn thông trong năm 2009-2010...

Khó khăn

Là một ngân hàng hoạt động kinh doanh tiền tệ, nên ngoài việc chấp hành Luật Ngân hàng do NHNN quy định, BIDV chi nhánh Yên Bái còn phải tuân thủ luật các TCTD. Hàng năm NHNN ban hành một khối lượng khổng lồ các văn bản pháp quy, có những điều khoản cả hai điều luật cùng quy định nên không khói dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn trong việc thực hiện văn bản pháp luật của ngân hàng.

Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố cũng là một trở ngại đáng kể, thể hiện ở số lượng các ngân hàng tăng không ngừng qua các năm. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, với ưu thế nổi trội về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực..., đặc biệt trong mảng thị trường tín dụng và giao dịch ngoại tệ, điểm yếu của BIDV chi nhánh Yên Bái.

2.2.2.Thực trạng hoạt động dịch vụ

2.2.2.1. Dịch vụ huy động vốn

Vốn là một yếu tố có tính quyết định trong hoạt động của bất cứ tổ chức kinh tế nào, đối với các NHTM thì nó lại càng quan trọng, bởi vì hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng là “đi vay để cho vay” cho nên, nếu ngân hàng không đáp ứng đủ nguồn vốn cả về qui mô, chủng loại thời hạn thì sẽ không thể thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của mình. Hiện nay, BIDV chi nhánh Yên Bái cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ huy động vốn thích hợp với từng nhu cầu vốn từ các hình thức truyền thống đến các hình thức mới phù hợp ,cả đối với đồng Việt Nam và ngoại tệ. Cụ thể như sau:

- Nhận tiền gửi của khách hàng (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác).

- Tiền gửi tiết kiệm: không kỳ hạn; TGTK có kỳ hạn; TGTK bậc thang; TGTK gửi góp; TGTK có thưởng; TGTK bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng TGTK bằng vàng; TGTK có tặng và có dự thưởng.

- Giấy tờ có giá ngắn hạn: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và tín phiếu; - Giấy tờ có giá dài hạn: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.

- Chiết khấu các loại chứng từ có giá.

- Vay vốn của NHNN và các TCTD khác; ...

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại BIDV Yên Bái

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: BCTK của BIDV chi nhánh Yên Bái năm 2007 - 2009

Bảng 2 cho thấy, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là 7071 tỷ đồng, tăng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Giá trị % Giátrị % Giátrị % Tổng vốn HĐ 5180 6463 7071 Theo Kì hạn + Không kỳ hạn + Ngắn hạn ( <12 tháng) + Trung hạn (12 - 24 tháng) + Dài hạn (>24 tháng) 1411 207 625 2937 27.2 4 12.1 56.7 988 753 155 4558 15.3 11.7 2.4 70.6 2326 656 1258 2831 32.9 9.3 17.8 40 Theo TPKT + Dân cư + Tổ chức KT + Các TCTD 1686 3224 270 32.5 62.2 5.3 2075 4068 320 32.2 63 4.8 2465 4078 528 34.9 57.7 7.4

Theo loại tiền

+ VNĐ + Ngoại tệ 4242 938 5450 1013 5218 1853

đều đặn qua các năm, kể cả năm 2008 khi nền kinh tế có biến động mạnh mẽ từ ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, thể hiện ở tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư thấp so với nguồn từ các TCKT – tăng đều đăn các năm do chi nhánh thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn từ các dự án ODA,do WB, ADB tài trợ tại các Bộ lâm nghiệp, Bộ nông nghiệp,Bộ tài nguyên môi trường và bộ Ytế. Nguồn vốn cố định kì hạn ngắn cũng thấp; chủ yếu nguồn vốn có kì hạn dài lại là TGTK bậc thang, kém ổn định. Cụ thể như sau:

Nguồn vốn từ các TCKT chiếm tỷ trọng quá cao

Năm 2007: Nguồn vốn tăng trưởng cao song chủ yếu là nguồn vốn nội tệ của

tổ chức với kỳ hạn dài trong khi đó nguồn vốn ngoại tệ sụt giảm nhẹ do nguồn tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh chủ yếu là từ TGTK và tiền gửi TCKT nên không có sự đột biến nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao và lãi suất huy động lại có sự sụt giảm.

Nguồn vốn tăng trưởng mạnh về không kỳ hạn, tỷ trọng xấp xỉ 30% tổng nguồn vốn. Có sự chuyển dịch từ tiền gửi kỳ hạn dưới 24 tháng sang tiền gửi 24 tháng trở lên đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm bậc thang, dẫn đến cơ cấu nguồn tiền gửi dài hạn rất cao ( 56.7%) , nhưng lại không thật sự ổn định.

Tiền gửi dân cư tăng trưởng so với năm 2006 (400 tỷ) tuy nhiên mức tăng trưởng là tương đối thấp so với tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn dẫn đến tỷ trọng

so với tổng nguồn vốn giảm 1%. Tiền gửi TCKT xã hội tăng trưởng cao, tăng hơn 1,800 tỷ đồng trong đó tăng trưởng hơn 700 tỷ đồng từ nguồn vốn không kỳ hạn mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nguồn vốn từ các tổ chức là kém ổn định (chủ yếu sử dụng với mục đích thanh toán) và đối với tiền gửi có kỳ hạn thì lãi suất ngày càng cao.

Năm 2008: Những tháng đầu năm, để nhanh chóng đưa chỉ số giá tiêu dùng

giảm xuống, bình ổn thị trường, NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, bao gồm: Phát hành tín phiếu bắt buộc 20,300 tỷ đồng với kì hạn 12 tháng, tăng mức dự trữ bắt buộc từ 5%-10%-11% đối với VND, 8%-10%-11% đối với ngoại tệ, mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải dự trữ bắt buộc từ <24 tháng thành tất cả các kỳ hạn… Chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vốn của các ngân hàng, do các ngân hàng cần vốn liên tục đẩy lãi suất lên cao khiến khách hàng có xu thế chuyển dịch từ tiền đồng sang dự trữ vàng, ngoại tệ, chuyển từ ngân hàng có lãi suất huy động thấp sang ngân hàng có lãi suất huy động cao khiến những tháng đầu năm trở thành cuộc chạy đua lãi suất nhằm tìm kiếm nguồn vốn giữa các ngân hàng. Tuy nhiên cuối năm thị trường đã trở lại bình ổn. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn huy động thay đổi rõ rệt theo kỳ hạn. Có thể thấy nguồn tiền gửi không kì hạn giảm mạnh, xấp xỉ 1000 tỷ đồng và bằng 15% tổng nguồn vốn trong khi nguồn tiền gửi kì hạn dài lại tăng đột biến, chiếm 71% trong cơ cấu.

Cơ cấu lệch về nguồn vốn với kì hạn dài và không ổn định

Đây có thể là kết quả của chính sách lãi suất cao nhằm thu hút nguồn vốn ổn định của ngân hàng, cũng như sự tin tưởng vào ngân hàng quốc doanh của người

dân trong tình hình thị trường biến động mạnh mẽ. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn vẫn không hợp lý, mặc dù nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài trên 24 tháng lớn song tính ổn định chưa cao do chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm bậc thang trong khi các kỳ hạn ngắn hơn cố định thì lại chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu là tiền gửi của các TCKT, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn (32%).

Năm 2009: Trong bối cảnh toàn hệ thống bị giảm (đặc biệt là quý 4), ngay từ

đầu năm chi nhánh đã trả trước hạn trên 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên nguồn vốn của chi nhánh vẫn ổn định. Tổng nguồn vốn đến 31/12 đạt 7.656 tỷ, tăng 9% so với năm 2008. Về kỳ hạn, đặc biệt nguồn vốn không kỳ hạn có lãi suất rẻ đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi và bằng 33% tổng nguồn vốn, trong khi nguồn vốn dài hạn giảm hơn 1500 tỷ đồng, bằng 40% tổng nguồn vốn so với con số 71% năm 2008. Về thành phần kinh tế, nhìn chung không có đột biến so với năm 2008, nguồn vốn từ các TCKT vẫn cao, chiếm 58% tổng nguồn vốn, thể hiện sự không ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng.

Nguồn vốn không kì hạn luôn ở mức xấp xỉ 1000 tỷ đồng, đặc biệt đến cuối năm 2009 đạt trên 2000 tỷ đồng 2.2.2.2. Dịch vụ đầu tư tín dụng

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá; cho vay tài trợ theo chương trình, dự án, hợp vốn đồng tài trợ các dự án lớn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay khép kín chu trình sản xuất - lưu thông, cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ...

Thời gian gần đây, chi nhánh đã có nhiều cải tiến trong công tác tín dụng như đơn giản hoá thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn nới rộng, đối tượng vay vốn mở rộng tạo thuận lợi cho nhiều khách hàng là tư nhân cá thể được vay vốn ngân hàng, góp phần cung ứng vốn để mở rộng sản xuất cho nền kinh tế. Bên cạnh đó chi nhánh còn tổ chức hội nghị khách hàng nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng và tạo điều kiện cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn. Chi nhánh cũng đã áp dụng Sổ tay tín dụng do NHNN Việt Nam ban hành với hoạt động tín dụng.

Bảng 3: Tình hình cấp tín dụng tại BIDV chi nhánh Yên Bái

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Giátrị % Giátrị % Giátrị %

Tổng dư nợ 2269 2172 2043 Theo Kì hạn + Ngắn hạn + Trung,dài hạn 1384 885 61 39 1370 802 63 37 1098 945 54 46 Theo TPKT + Dân cư + DNQD + DN ngoài QD 113 1225 931 5 54 41 180 1412 580 8.3 65 26.7 213 842 988 10.4 48.4 41.2

Theo loại tiền

+ VNĐ + Ngoại tệ 1126 1143 1547 625 1648 395 Nợ xấu 17 0.76 42.3 1.95 10.2 0.5 (Nguồn: BCTK và BCTD năm 2007 - 2009)

Nhìn vào bảng 3, có thể thấy trong ba năm 2007, 2008, 2009, dư nợ tín dụng của cả năm gần như không thay đổi về tổng giá trị, nhưng có xu hướng giảm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu cũng như những chính sách tiền tệ của Chính phủ. Dù ban giám đốc đã chỉ đạo đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất,doanh

nghiệp nhỏ và vừa, song việc tổ chức thực hiện của cán bộ nghiệp vụ còn chậm, dẫn đến cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế chưa cân đối,thiên về các DNQD, phản ánh sự không ổn định và kém chủ động trong công tác kế hoạch của chi nhánh. Thêm vào đó, cơ cấu đầu tư bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn, không tương xứng với nguồn vốn huy động nhỏ lẻ bằng ngoại tệ, cũng phản ánh sự phụ thuộc vào nguồn vốn TW.

Cơ cấu Huy động vốn và Tín dụng chưa tương xứng

Tỷ lệ nợ xấu thấp (<1%) trừ năm 2008 = 1.95% tuy nhiên là tỷ lệ an toàn theo quy định. Cụ thể:

Năm 2007, tổng dư nợ đạt 2269 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2006. Cơ cấu

theo loại tiền không có sự thay đổi so với năm 2006, tỷ lệ dư nợ ngoại tệ và nội tệ là tương đương. Điều này thể hiện sự mất cân đối giữa dư nợ và tổng nguồn vốn và sự phụ thuộc của chi nhánh vào nguồn vốn từ TW. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi tích cực: Chi nhánh đã chuyển đổi cơ cấu dư nợ từ cho vay phụ thuộc vào: Tập đoàn viễn thông, xi măng Yên Bái ...với dư nợ từng lần rất lớn sang cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, cầm cố, dư nợ từng món nhỏ song tính ổn định và lợi nhuận mang lại cao, tăng tính chủ động trong công tác

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại BIDV chi nhánh Yên Bái (Trang 33)