YÊN BÁI (BIDV)

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại BIDV chi nhánh Yên Bái (Trang 28)

2.1 Giới thiệu khái quát về BIDV Yên Bái

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển.

BIDV Yên Bái được thành lập năm 1977 trực thuộc ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng trong thời kỳ này là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ngân hàng đã cùng nhân dân khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế tỉnh nhà, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh.BIDV Yên Bái đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân. Đây là thời kì mà ngân hàng thực hiện vai trò trung tâm tiền mặt, trung tâm thanh toán, trung tâm tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản gắn liền với nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư và cho vay vốn lưu động đối với các xí nghiệp lắp ráp, thiết kế, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng,…

Đến ngày 24/6/1981, BIDV Yên Bái đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Yên Bái trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam – thành viên chính thức trong hệ thống NHNN Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Yên Bái là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế tỉnh nhà thuộc kế hoạch nhà nước. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Yên Bái đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế.

Cùng với sự hình thành hệ thống Ngân hàng cấp 2 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, từ ngày 1/7/1988, BIDV bị giải thể và sát nhập vào Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Yên Bái

Ngày 1/4/1990, Phòng Đầu tư và phát triển tỉnh Yên Bái được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là một thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trụ sở của Phòng đặt tại tỉnh Yên Bái nhưng chịu sự quản lí trực tiếp của Trung ương, vốn thành lập do Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam cấp 100%. Trong những năm đầu thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, phạm vi hoạt động còn bó hẹp hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực huy động vốn và cho vay các đơn vị, tổ chức thi công xây dựng cơ bản và một số công trình dài hạn thuộc kế hoạch nhà nước trong tỉnh.

Trên cơ sở quyết định số 401-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 26/11/1990, Phòng Đầu tư và phát triển tỉnh Yên Bái được tổ chức lại và chính thức đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Yên Bái trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 105/NH-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

Ngày 08/11/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 654/TTg cho phép chuyển giao toàn bộ vốn cấp phát xây dựng cơ bản cho Bộ Tài Chính, kết thúc quá trình làm nhiệm vụ truyền thống gắn với công cuộc kiến thiết nước nhà bằng vốn ngân sách nhà nước, mở ra một thời kỳ mới trong hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Tại Quyết định số 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được thực hiện các hoạt động của NHTM theo quy định pháp lệnh Ngân hàng. Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Yên Bái đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên

Khái quát hoạt động kinh doanh cứu, áp dụng các sản phẩm, dịch vụ mới,

mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức.

Cuối năm 2007, BIDV Yên Bái có 87 Cán bộ nhân viên. Cuối năm 2008, số lượng cán bộ nhân viên đã tăng lên là 93 người. Đến cuối năm 2009, số lượng cán bộ nhân viên là 102 người. Đội ngũ nhân viên trẻ năng động nhiệt tình độ tuổi bình quân là 33 tuổi. Đa số nhân viên có trình độ đại học (chiếm 80,39%), và thành thạo tiếng anh (Cử nhân anh văn chiếm 2,94 %, Bằng C chiếm 9,8 %, Bằng B chiếm 48,03%, Bằng A chiếm 39,23%). Trình độ tin học cán bộ có trình độ tiếp nhận và sử dụng các chương trình ứng dụng từ chứng chỉ B tin học trở lên. Chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng cao, Cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học chiếm trên 83%, Đảng viên chiếm 30%/ tổng số Cán bộ nhân viên. Ngân hàng thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, chăm lo đời sống vật chất và giáo dục tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ. Mối quan hệ của các phòng ban cũng như mối quan hệ giữa các nhân viên trong ngân hàng khá tốt đẹp do Công Đoàn ngân hàng thường tổ chức các hoạt động, các buổi sinh hoạt nhằm gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên.

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG QHKH CÁ NHÂN PHÒNG QHKH DOANH NGHIỆP PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG QLÍ & DỊCH VỤ KHO QUỸ PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG QUẢN LÍ RỦI RO PHÒNG DỊCH VỤ KHCN PHÒNG DỊCH VỤ KHDN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Yên Bái

PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN

Hiện nay BIDV Yên Bái đang thực hiện chức năng nhiệm vụ theo mô hình mới, chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng như sau:

- Ban Giám Đốc: Giám đốc và Phó Giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đối với khách hàng và Tổng Giám đốc BIDV. Ban Giám đốc quản lí tất cả các hoạt động của các phòng ban, đề ra nhiệm vụ, phương hướng kinh doanh, trực tiếp kí kết hợp đồng giao dịch với khách hàng, các TCTD, và chịu trách nhiệm với các cơ quan cấp trên.

- Phòng Tổ Chức Hành Chính: Có nhiệm vụ quản lí công tác tổ chức nhân sự trong chi nhánh, thực hiện các vấn đề về tiền lương. Quản lý và phổ biến các văn bản liên quan tới cán bộ nhân viên.

- Phòng Tài chính Kế Toán: tổng hợp tất cả các nghiệp vụ, hạch tóan vào các tài khoản và dựa vào đó để theo dõi tính tóan gốc và lãi khách hàng trả vào cuối kì, quí, năm kết toán và chuyển về cho hội sở.

- Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, định hướng và đề ra kế hoạch cho năm sau để từ đó phát triển tốt hơn.

- Phòng quan hệ khách hàng cá nhân: có nhiệm vụ là cầu nối cho khách hàng là cá nhân và hộ gia đình với ngân hàng, là phòng lập hồ sơ và đưa ra quyết định mức cho vay.

- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp: có nhiệm vụ là cầu nối cho khách hàng là doanh nghiệp với Ngân hàng, là phòng lập hồ sơ và đưa ra quyết định mức cho vay, lưu hồ sơ.

- Phòng quản lí rủi ro: quản lí tất cả rủi ro nợ quá hạn đã và đang có, từ đó yêu cầu tất cả các phòng ban nhất là phòng Quan hệ khách hàng và phòng Quản trị tín dụng phải luôn theo dõi nợ vay không để cho nợ quá hạn.

- Phòng điện toán: chuyên xử lí những kĩ thuật về máy vi tính, là nơi truyền thông tin và dữ liệu đến tất cả các phòng, giúp liên lạc giữa các chi nhánh trực thuộc.

- Phòng quản lí và dịch vụ kho quỹ: có nhiệm vụ lưu giữ tài sản của tất cả khách hàng thế chấp, cầm cố và có nhiệm vụ giải ngân cho khách hàng khi phòng quản trị tín dụng đưa hồ sơ và lưu giữ hồ sơ.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại BIDV chi nhánh Yên Bái (Trang 28)