Tác động của chính sách xây dựng NTM đến sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất

Một phần của tài liệu Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi áp dụng chính sách Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 51)

5. Kết cấu chuyên đề

2.3.2Tác động của chính sách xây dựng NTM đến sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất

nông nghiệp

Không thể phủ nhận vai trò của chính sách xây dựng NTM mang lại, từ những thay đổi có thể thấy rõ nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm đƣợc cải thiện và hoàn thiện hơn cho đến những thay đổi về tinh thần nhƣ thu nhập ngƣời dân tăng từ 1,2-1,5 lần so với trƣớc khi có chính sách, ngƣời dân đƣợc sử dụng những tiện ích về đời sống tinh thần nhƣ các câu lạc bộ, các buổi giao lƣu văn nghệ, phong trào thể dục, thể thao,... Những thành quả đó là sự đồng lòng và thực hiện nghiêm túc, sáng tạo của nhân dân và cán bộ của huyện Yên Dũng. Sự thay đổi cốt lõi dẫn đến những thay đổi trên đó chính là thay đổi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Thật vậy, sản xuất nông nghiệp đem lại thu nhập và việc làm cho ngƣời dân. Sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, năng suất và đem lại giá trị cao thì thu nhập ngƣời nông dân mới tăng, mới tạo đƣợc nhiều của cải vật chất, từng bƣớc có điều kiện sửa sang và cải thiện cở sở hạ tầng và các hoạt động phục vụ nhu cầu giải trí khác. Trong hơn 3 năm áp dụng chính sách NTM vào đời sống, đƣợc sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, đồng thời có sự quyết tâm đổi mới, làm theo hƣớng dẫn của cán bộ, của chính những ngƣời dân, nền sản xuất nông nghiệp trong huyện đã có những khởi sắc nhƣ:

+ Về trồng trọt:

 Thực hiện theo tiêu chí thứ nhất về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Theo đó, các xã sẽ thực hiện quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Toàn huyện đã quy hoạch và hình thành một số vùng chuyên canh. Vùng chuyên canh này đƣợc quy hoạch và hình thành dựa trên sự phù hợp về điều kiện tự nhiên và quá trình canh tác của ngƣời dân nơi

45

đó. Một số vùng chuyên canh tiêu biểu của huyện là vùng chuyên canh giống lúa năng suất cao với diện tích 50 ha ở xã Cảnh Thụy, vùng trồng khoai tây Atlantic với diện tích 50 ha ở xã Tƣ Mại, vùng trồng dƣa hấu, dƣa lê, dƣa chuột bao tử ở xã Đồng Việt,...

 Thực hiện việc dồn điền đổi thửa để tập trung ruộng đất, đồng thời mở

rộng, cứng hóa các trục đƣờng dẫn đến các bờ ruộng, kênh mƣơng nội đồng. Đây là bƣớc đột phá trong quy hoạch và sử dụng quy hoạch để phát triển sản xuất nông nghiệp, đồng thời dần hoàn thiện tiêu chí thứ 3 về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh và tỷ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa. Từ đó, tạo điều kiện để các máy móc hỗ trợ trong nông nghiệp có thể di chuyển dễ dàng, nhằm giảm sức lao động của ngƣời dân và tăng năng suất lao động. Đồng thời, việc dồn điền đổi thửa làm giảm số lƣợng ruộng cho ngƣời dân và tăng diện tích mỗi ruộng, xóa bảo những ruộng nhỏ lẻ, xa nhau. Nhiều hộ gia đình trƣớc kia có 10-12 ruộng khác nhau nhƣng sau khi dồn điền đổi thửa xong còn lại 4-5 ruộng, tổng diện tích không đổi mà số lƣợng ít hơn nên ngƣời dân sản xuất thuận tiện hơn. Hiện tại thì toàn huyện đã thực hiện xong việc dồn điền tại xã Cảnh Thụy, xã Đức Giang và Tƣ Mại đƣợc trên 70%. Các xã còn lại đã hoàn thành xong việc quy hoạch trên giấy và sẽ thực hiện xong trƣớc năm 2015.

 Với vai trò là cơ quan đầu ngành, chịu trách nhiệm trực tiếp về lĩnh vực

nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Yên Dũng đã giới thiệu và đƣa các giống lúa, cây trồng khác có năng suất và giá trị cao đến ngƣời dân trong huyện sản xuất và gieo trồng. Cụ thể là một số giống lúa năng suất và chất lƣợng cao nhƣ: Thực Hƣng 6, lai Syn6, Hƣơng thơm số 1,..., một số giống cây công nghiệp ngắn ngày khác nhƣ ngô ngọt Suger 75, đậu tƣơng DT84, lạc TB25,... Đồng thời khuyến khích ngƣời dân sản xuất theo quy trình ViệtGAP.

 Việc thực hiện dự án 661: trồng mới 5 triệu ha rừng của Nhà nƣớc đƣợc

46

học và sáng tạo, kết hợp với chính sách xây dựng nông thôn mới để đạt hiệu quả cao. Yên Dũng có diện tích đất đồi núi chiếm tỷ lệ không nhỏ, tập trung hầu hết ở các xã và thị trấn trong huyện, nên huyện đã chỉ đạo ngƣời dân trồng cây tại những diện tích đất rừng đã bị cháy hoặc đang để trống. Việc làm này ngoài đem lại lợi ích về môi trƣờng: giúp không khí trong lành, tƣơi xanh, vừa đem lại thu nhập cho ngƣời dân từ việc khai thác gỗ hoặc lâm sản trong thời gian tới. Một công đôi việc, việc trồng mới cây rừng không những giúp huyện hoàn thành dự án 661 mà còn góp phần hoàn thiện thêm 2 tiêu chí xây dựng NTM. Đó là tiêu chí thứ 10 về thu nhập của ngƣời dân và tiêu chí thứ 17 về môi trƣờng. Theo đó, Ban quản lý dự án 661 của huyện do đồng chí Hoàng Văn Lân là giám đốc đã kết hợp với các cơ quan hữu quan hỗ trợ ngƣời dân về thông tin và giống cây trồng phù hợp và đem lại lợi ích cho ngƣời trồng. Đồng thời, họ thƣờng xuyên chỉ đạo và cảnh báo cho ngƣời dân địa phƣơng dọn dẹp lớp thực bì dƣới mặt đất đề phòng cháy rừng xảy ra. Cho đến nay, Yên Dũng đã trồng mới đƣợc 1,1 ha rừng bạch đàn, keo và thông.

 Ngày nay, mô hình hợp tác xã truyền thống đã không tồn tại nhƣ xƣa, tuy nhiên sự liên kết trong quá trình sản xuất đƣợc thể hiện rõ qua liên kết 4 nhà: Nhà nƣớc – Nhà khoa học – Nhà nông – Nhà sản xuất. Sự kết hợp hoàn hảo từ việc Nhà nƣớc đứng ra làm trung tâm, đề ra chính sách giúp phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho ngƣời nông dân phát triển; Nhà khoa học là những tri thức nghiên cứu các giống cây trồng vật nuôi, phƣơng thức sản xuất sao cho đạt hiệu quả nhất; Nhà nông là chủ thể tác động chính. Họ là những ngƣời trực tiếp sản xuất ra nông sản của ngành nông nghiệp; Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc bao tiêu sản phẩm của ngƣời nông dân làm ra. Do những hạn chế của ngƣời nông dân mà Nhà nƣớc, cụ thể hơn ở đây là Hội nông dân, cán bộ nông nghiệp các xã cùng các cơ quan hữu quan đứng ra làm trung gian kết nối ngƣời nông dân và thƣơng lái trong việc thu mua và bao tiêu nông sản của ngƣời dân trong huyện. Theo đó, ngƣời nông dân phải cam kết sản xuất

47

ra sản phẩm đạt chất lƣợng mà nhà sản xuất yêu cầu, nhà sản xuất cũng phải cam kết việc thu mua nông sản đó theo giá thị trƣờng hiện tại hoặc mức giá đã thỏa thuận từ trƣớc đó. Từ đó tránh tình trạng đƣợc mùa mất giá và không tìm đƣợc đầu ra cho sản phẩm. Áp dụng ngay tại địa phƣơng, Hội nông dân, Phòng nông nghiệp cùng các cơ quan hữu quan khác đã kết nối nhà nông và nhà sản xuất thành công ở 2 xã là Cảnh Thụy và Tƣ Mại. Đó là số gạo thơm đạt chất lƣợng cao của Cảnh Thụy đã đƣợc công ty cổ phần gạo Bắc Giang mua, còn số khoai tây Atlantic ở Tƣ Mại đƣợc công ty Orion Việt Nam mua ở mức giá cao hơn thị trƣờng, đem lại niềm phấn khởi cho ngƣời dân.

+ Về chăn nuôi.

 Cùng với quá trình hình thành và phát triển có hiệu quả về mô hình vùng

chuyên canh trong trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi cũng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi với quy mô lớn. Đây là các mô hình chăn nuôi tập trung với số lƣợng lớn. Đồng thời, khi các hộ có ý định mở rộng quy mô chăn nuôi, cán bộ khuyến nông sẽ đến tƣ vấn và hỗ trợ kiến thức miễn phí, giúp họ xây dựng theo đúng hƣớng và đạt hiệu quả. Các mô hình chăn nuôi lớn này luôn xác định hoặc liên kết với nhà sản xuất để đảm bảo quá trình bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, do số lƣợng chăn nuôi lớn nên họ cũng đăng kí với cán bộ ngành nông nghiệp để tiêm phòng ngừa dịch bệnh cũng nhƣ có biện pháp xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra. Một số mô hình chăn nuôi quy mô lớn điển hình ở Yên Dũng nhƣ: xã Tiến Dũng có 2 hộ chăn nuôi lợn trên 1000 con, 1 mô hình chăn nuôi 5000 con gà ở xã Cảnh Thụy, 4 mô hình nuôi cá ở xã Tân Liễu,... Những mô hình chăn nuôi với quy mô lớn này thể hiện sự chuyên nghiệp hóa trong ngành chăn nuôi.

 Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, ngƣời nông dân đƣợc tiếp cận với thông tin từ nhiều nguồn một cách phong phú và đơn giản hơn trƣớc rất nhiều. Cùng với đó là sự mạnh dạn,

48

dám đổi mới và có sự quyết tâm, sáng tạo, một vài hộ dân đã mạnh dạn đã đƣa vào nuôi trồng một số vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao nhƣ mô hình nuôi cá sấu ở xã Đồng Phúc, mô hình nuôi cá trắm đen ở xã Tƣ Mại. Tuy chỉ dừng lại ở một số mô hình, song đó là những tấm gƣơng điển hình cho sự tìm tòi, chấp nhận cái mới trong chăn nuôi, một hƣớng đi mạnh dạn cho phát triển ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Thực tế đã cho thấy, những mô hình này thực sự hiệu qủa do nguồn cung trên thị trƣờng ít hơn so với nhu cầu thực tế.

 Chăn nuôi gắn với bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trƣờng. Đó chính là mục tiêu và phƣơng châm gìn giữ môi trƣờng nông thôn sạch sẽ, an toàn. Việc chăn nuôi lớn đòi hỏi phải xử lý một lƣợng chất thải lớn mỗi ngày. Nếu không có hƣớng giải quyết thông minh, môi trƣờng xung quanh khu chăn nuôi sẽ trở nên ô nhiễm nặng nề. Giải pháp hiệu quả và kinh tế nhất hiện nay là sự dụng chất thải của vật nuôi để cho vào bình Biogas xử lý và chuyển hóa thành khí ga dùng trong đun nấu gia đình. Những hộ chăn nuôi lớn sẽ đƣợc cán bộ khuyến nông tƣ vấn về việc xây dựng bể Biogas để giảm thiểu tối đa gây ô nhiễm môi trƣờng.

Qua những kết quả chung ở trên, ta có một lƣợc đồ thể hiện những kết quả tiêu biểu nhƣ sau:

Tác động của chính sách xây dựng NTM đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng(đƣờng giao thông nông thôn, kênh mƣơng,..) đƣợc cải thiện và phát triển hơn Liên kết 4 nhà đạt hiệu quả Hình thành, xuất hiện các cánh đồng mẫu lớn, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn

Áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất

49

2.4.2 Những kết quả điển hình của sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, huyện Yên Dũng, Bắc Giang đang triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa ở xã Cảnh Thụy với quy mô 50 ha. Đây là cánh đồng mẫu đầu tiên trong tỉnh nhằm tạo ra một "cuộc cách mạng" trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.

Hai địa phƣơng đƣợc chọn xây dựng cánh đồng mẫu lớn chuyên canh lúa ở xã Cảnh Thụy và khoai tây tại xã Tƣ Mại với quy mô 50 ha/cánh đồng là nơi nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Địa điểm chọn triển khai mô hình là hai trong 6 xã điểm nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện đã thực hiện việc dồn điền đổi thửa xong. Đây là mô hình sản xuất tập trung có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà khoa học, Nhà nƣớc, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông. Yêu cầu của mô mình cánh đồng mẫu lớn là điều kiện sản xuất phải trên diện tích liền vùng, liền thửa, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu giống, vật tƣ phân bón, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa sản xuất và công tác quản lý đồng ruộng nhằm tạo ra một chuỗi sản phẩm hợp lý, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trƣờng và tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Vốn đầu tƣ để thực hiện mô hình từ kinh phí xây dựng nông thôn mới của xã điểm và kinh phí xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh. Theo đó, đối với cánh đồng trồng lúa nông dân sẽ đƣợc hỗ trợ 70% giá giống, 35% phân bón, 50% thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, còn đƣợc tập huấn chuyển giao KHKT, hỗ trợ tiền công làm đất gieo mạ tập trung…

2.3.2.1 Cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa ở xã Cảnh Thụy

Cảnh Thụy là xã thuần nông của huyện Yên Dũng, toàn xã có 1.950 hộ với 6.892 nhân khẩu. Diện tích đất nông nghiệp có 350 ha cấy 2 vụ và 160 ha đất trồng màu. Ngƣời dân Cảnh Thụy quen với sản xuất nông nghiệp hàng hóa từ lâu, nhƣng ruộng đất vẫn còn manh mún, mạnh ai nấy làm nên chƣa tạo đƣợc khối lƣợng sản phẩm hàng hóa lớn, thiếu tính cạnh tranh; sản xuất vẫn mang nặng tính phong trào, chƣa đáp đứng đúng nhu cầu thị trƣờng nên giá cả bấp bênh, năm đƣợc, năm mất. Vì

50

thế khi đƣợc huyện giao làm điểm xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cán bộ chủ chốt của xã rất phấn khởi, quyết tâm cao.

Cách đây hơn 30 năm, Cảnh Thụy là điển hình của phong trào “ làm thủy lợi cải tạo đất”. Nhân dân Cảnh Thụy đã huy động hàng ngàn ngày công, đào đắp gần 1 triệu mét khối đất hoàn thiện hệ thống 90 kênh mƣơng với tổng chiều dài 30 km theo thiết kế. Cũng trong chiến dịch này, Cảnh Thụy đã cải tạo, quy hoạch lại ruộng đồng, làm bờ vùng bờ thửa cho phù hơp với từng loại lúa, màu, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng kỹ thuật thâm canh. Nhờ thế năng suất ở Cảnh Thụy đã đạt bình quân trên 6 tấn/ha, sánh vai cùng với các tỉnh đồng bằng sông Hồng thời điểm đó.

Ngày nay, Cảnh Thụy lại đi đầu xây dựng cánh đồng mẫu lớn – một nội dung của chƣơng trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, xây dựng nông thôn mới theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII.

Lãnh đạo xã Cảnh Thụy cho biết còn nhiều việc phải làm với cánh đồng mẫu lớn. Đƣờng, kênh mƣơng nội đồng mới thành hình hài, còn phải nâng cấp nhiều mới thành đƣơng, thành kênh mƣơng đƣợc. Xã chọn thôn Tân Mỹ làm điểm xây dựng cánh đồng mẫu lớn vì trƣớc đó Tân Mỹ đã có cánh đồng 28 ha chuyên sản xuất giống lú thơm hàng hóa chất lƣợng cao. Trên cơ sở vùng chuyên canh lúa thơm xã quy hoạch mở rộng thêm 40 ha của thôn ghép thêm 10 ha liền đồng của thôn 7 thành cánh đồng mẫu lớn có diện tích 50 ha nhƣ hiện nay. Việc đƣa ra cho toàn dân thảo luận phải thực sự dân chủ, không miễn cƣỡng. Dân chƣa hiểu thì tiếp tục tuyên truyền giải thích, dù còn một số hộ chƣa thông cảm cũng chƣa triển khai thực hiện. Từ tháng 4/211 đến 31/12/2012, chi bộ, ban quản lý, đoàn thể thôn Tân Mỹ đã có 29 cuộc họp để đi đến kết quả đồng thuận 100%.

Bắt đầu từ tháng 3/2012, thôn Tân Mỹ đã dồn điền đổi thửa, giao ruộng cho các hộ xong trên thực địa. Quy hoạch cánh đồng mẫu lớn ở Tân Mỹ khắc phục đƣợc tình trạng manh mún. Đi đôi với giao ruộng, Cảnh Thụy chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng với tổng chiều dài đƣờng là gần 8,5 km, mặt đƣờng rộng từ 3-6m, 16 mƣơng nội đồng với tổng chiều dài 7 km. Đất làm đƣờng và

51

kênh mƣơng nội đồng đều do các hộ hiến mỗi hộ 30 . Ngay sau khi giao ruộng cho

hộ xong, Tân Mỹ đã triển khai làm 11/24 tuyến đƣờng, đặt 10 cống, khơi thông mƣơng dẫn nƣớc cho sản xuất vụ mùa năm 2012.

Một phần của tài liệu Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi áp dụng chính sách Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 51)