5. Kết cấu chuyên đề
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nƣớc. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lƣợng, tƣơng quan về chất lƣợng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, nhằm đạt đƣợc những hiểu quả kinh tế - xã hội cao.
Cơ cấu kinh tế phản ánh quá trình phát triển, sự phù hợp, hợp lý trong phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi ngành và mỗi thành phần kinh tế. Muốn có một cơ cấu kinh tế hợp lý, cần có những biện pháp cụ thể nhằm chuyển dịch cơ cấu đúng hƣớng để có thể khai thác tối đa những tiềm năng và lợi thế của từng vùng, ngành và từng địa phƣơng. Với huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, đặc biệt là ngành dịch vụ còn chậm phát triển. Do đó, Yên Dũng luôn xác định nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tập trung nhiều nhất ở chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể hiểu là sự biến đổi về vị trí, vai trò, tỷ trọng và tính cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận của ngành, các vùng, các thành phần kinh tế cho phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên
của mỗi nƣớc trong một giai đoạn nhất định.
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chƣa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.