Xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi áp dụng chính sách Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 69)

5. Kết cấu chuyên đề

3.3 xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

huyện Yên Dũng trên cơ sở chính sách xây dựng nông thôn mới tại Yên Dũng

Từ những phân tích ƣu, nhƣợc điểm của chính sách xây dựng NTM tác động đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở chƣơng 2, đồng thời qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, cùng với những kiến thức chuyên ngành liên quan, bản thân ngƣời viết xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến góp phần đƣa nền sản xuất nông nghiệp ở huyện Yên Dũng đạt hiệu quả và tiên tiến khi có chính sách xây dựng NTM:

 Chính sách xây dựng NTM mới hỗ trợ tích cực tại 6 xã điểm, do đó 13 xã còn

lại của huyện gặp không ít khó khăn. Các xã điểm khi đƣợc huyện đầu tƣ thì cần sử dụng nguồn lực hợp lý và tận dụng tối đa những lợi thế và hỗ trợ của huyện đem lại. Từ đó sớm đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Việc làm của các xã điểm này chính là bài học kinh nghiệm cho các xã còn lại học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Lấy đó làm bài học kinh nghiệm quý báu, thiết thực và tƣơng đối dễ học hỏi, tiếp thu.

 Với bộ 19 tiêu chí xây dựng NTM khi áp dụng tại huyện Yên Dũng, cần có thêm 1 tiêu chí mới hoặc bổ sung tiêu chí khác về chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Đây là tiêu chí quan trọng để ngƣời dân đƣợc hƣớng dẫn và

62

thực hiện sao cho đạt kết quả cao, đem lại lợi ích cho chính bản thân họ. Từ đó đời sống ngƣời dân nông thôn giàu mạnh hơn.

 Nguồn ngân sách hỗ trợ cho chính sách là hạn chế, trong khi đó quá trình thực

thi chính sách đòi hỏi nhiều kinh phí. Với chính sách xây dựng NTM cũng không là trƣờng hợp ngoại lệ. Khi đƣa vào triển khai mô hình xây dựng nông thôn mới và từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã tốn rất nhiều kinh phí và các nguồn lực khác. Do đó, bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn đƣợc hỗ trợ một cách hợp lý và hiệu quả thì chính quyền địa phƣơng cũng tuyên truyền, vận động ngƣời dân địa phƣơng chung tay đóng góp theo hình thức xã hội hóa. Đó là việc làm thiết thực và hiệu quả khi ngƣời dân chính là nhà đầu tƣ, nhà quản lý nguồn vốn nên họ sẽ sử dụng và kiểm soát nghiêm túc. Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngƣời dân có thể trực tiếp mua mới các thiết bị, máy móc và công nghệ hiện đại vào sản xuất, họ có thể là những nhà thu mua và hỗ trợ về giá cho chính ngƣời dân cùng sản xuất. Bên cạnh đó, ngƣời dân cũng tự tìm hiểu và nắm bắt đƣợc chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới để chuyển hóa ngành nghề sản xuất theo hƣớng đã đƣợc hoạch định để tạo sự tự chủ và phù hợp với xu thế phát triển.

 Với ƣu điểm về vị trí địa lý của huyện Yên Dũng là gần các thành phố, trung

tâm đô thị lớn nhƣ thành phố Bắc Giang, thủ đô Hà Nội, thị xã Chí Linh( hải Dƣơng), Yên Dũng cần nắm bắt cơ hội và lợi thế này để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Nếu nhƣ trƣớc đây là nên sản xuất nhỏ lẻ, tiêu thụ trong địa bàn huyện là chủ yếu, thƣờng bị thƣơng lái ép giá khi đƣợc mùa thì khi đi vào mô hình sản xuất quy mô lớn, lƣợng nông sản nhiều và chất lƣợng, đòi hỏi thị trƣờng đầu ra phải đảm bảo và đem lại lợi nhuận tối thiểu cho ngƣời sản xuất. Nếu tận dụng tốt lợi thế này, ngƣời sản xuất sẽ không lo lắng quá nhiều cho đầu ra và giá thành sản phẩm không bị phụ thuộc nhiều vào thƣơng lái tại địa phƣơng.

63

Một phần của tài liệu Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi áp dụng chính sách Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)