Đặc điểm huyện Yên Dũng, Bắc Giang

Một phần của tài liệu Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi áp dụng chính sách Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 35)

5. Kết cấu chuyên đề

2.1 Đặc điểm huyện Yên Dũng, Bắc Giang

2.1.1 Vị trí địa lý

Yên Dũng là một huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc Giang đƣợc bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là 213,78 km2 bao gồm 19 xã và 2 thị trấn. Phía Bắc giáp thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ (Bắc Ninh), huyện Chí Linh (Hải Dƣơng); phía Tây giáp với huyện Việt Yên. Dân số trung bình của huyện tính đến hết năm 2012 là khoảng 135.000 ngƣời. Trung tâm huyện là thị trấn Neo. Yên Dũng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế- xã hội. Với vị trí tƣơng đối thuận lợi: là cửa ngõ của thành phố Bắc Giang ở phía Bắc, nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 1A, có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua, đƣợc bao bọc bởi ba con sông lớn là sông Cầu, sông Thƣơng và sông Lục Nam nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá cả đƣờng bộ và đƣờng thuỷ. Chính vì lẽ đó mà hiện tại Yên Dũng đang là một trong những địa phƣơng trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh. Tính đến hết năm 2011 toàn huyện đã có 72 tổ chức và cá nhân đƣợc chấp nhận đầu tƣ vào địa bàn, diện tích thuê đất là 77,5 ha, với số vốn đăng ký đạt 629,369 tỷ đồng và 7,83 triệu USD.

2.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Đặc điểm địa hình, đất đai

Địa hình của huyện Yên Dũng có thể chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Các xã hoàn toàn không có đồi núi là: Thắng cƣơng, Tƣ Mại, Đức Giang. Phần đồi núi địa hình phức tạp là dãy núi Nham Biền chạy qua các xã Nội Hoàng, Yên Lƣ, Tiền Phong, Nham Sơn, Thị Trấn Neo, Tân Liễu, Cảnh Thụy, Tiến Dũng có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp.

29

2.1.2.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Thời tiết, khí hậu của Yên Dũng cũng giống nhƣ khí hậu các huyện tỉnh Bắc giâng là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh

và khô, mùa hè nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.30C. Tháng cao nhất

28.80C, tháng thấp nhất là 16.40C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.553mm, năm

cao nhất 2.358mm. Mƣa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra lũ lụt. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%. Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.722 giờ.

Huyện Yên Dũng đƣợc bao bọc bởi hệ thống các sông: sông thƣơng, sông Cầu và sông Lục Nam chạy dọc theo ranh giới giữa Yên Dũng với huyện Quế Võ - Bắc Ninh và huyện Lục Nam - Bắc Giang. Ba dòng sông này là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời là hệ thống tiêu thoát nƣớc của phần lớn các xã . Tuy vậy, các dòng sông này cũng là nguyên nhân gây ra úng lụt hàng năm vào mùa mƣa bão đối với không chỉ một số xã phía Tây mà cả một số xã trong huyện.

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1.Hiện trạng sử dụng đất

Yên Dũng là một vùng đất phù sa cổ, có nhiều cánh động rộng, bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vì thế việc sử dụng đất cần đƣợc chú trọng để phát huy tiềm năng của vùng.

Với diện tích đất tự nhiên là 19.093,04 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 12.529,06 ha (chiếm 65,62%) và đang có xu hƣớng tăng dần. Diện tích đất phi nông

nghiệp là 6.407,62 ha (chiếm 34,38%) và đang có xu hƣớng giảm.

2.1.3.2 Tình hình lao động

Với dân số toàn huyện tính đến hết năm 2012 là khoảng 135.000 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động của huyện là gần 90.000 ngƣời (chiếm 67,16% số dân). Đây đƣợc coi là thời kì dân số vàng của địa phƣơng khi mà số ngƣời trong độ tuổi lao động nhiều hơn số ngƣời ngoài độ tuổi lao động.

30

Tuy nhiên số ngƣời lao động trong ngành nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ cao 76,3% ( với 68.670 ngƣời) trong tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động. Con số trên cho thấy rằng, ngƣời dân đia phƣơng ở đây vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu.

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Những năm gần đây quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện, nhờ đó mà đời sống của nhân dân trong huyện Yên Dũng ngày đƣợc cải thiện rõ rệt.

Bảng 2.1 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Yên Dũng năm 2012

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng 1 Giao thông 1.1 - Đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ Km 205,7 1.2 - Đƣờng xã Km 157,37 1.3 - Đƣờng thôn Km 597,72 1.3 - Đƣờng thủy Km 65,7 1.4 - Cầu Cái 1 1.5 - Phà Cái 1 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 51 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bƣu điện và chợ

4.1 Số điểm bƣu điện văn hoá xã, huyện Điểm 22

31

4.3 Số chợ chia theo xã, phƣờng, thị trấn Cái 20

5 Công trình phúc lợi

5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 21

5.2 Trƣờng cấp I, II, III Cái 48

5.3 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Cái 1

5.4 Cơ sở đào tạo nghề tƣ nhân Cái 3

5.5 Điểm văn hóa xã Cái 18

(Nguồn: Phòng thống kê và công thương huyện Yên Dũng, 2013)

Hệ thống giao thông phân bố rộng khắp và đang đƣợc cứng hóa, đƣờng huyện đã đƣợc cứng hóa 100% và các đƣờng liên xã 1 số cũng đã đƣợc cứng hóa 100%, thuận lợi cho giao lƣu kinh tế, văn hóa xã hội trong và ngoài huyện. Hệ thống điện phân bố rộng khắp, đạt 100% xã có điện. Giáo dục phổ cập, đào tạo nghề đƣợc huyện quan tâm chú trọng, bên cạnh đó còn có những điểm giao lƣu văn hóa, trao đổi thông tin nhƣ bƣu điện, điểm văn hóa xã cũng đƣợc chú tâm nhằm giúp ngƣời dân tiếp cận thông tin tốt hơn. Hệ thống thủy lợi đang đƣợc cứng hóa, quan tâm phát triển để phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất của ngƣời dân. Bên cạnh đó các điểm chợ cũng đƣợc huyện quan tâm để làm nơi trao đổi mua bán hàng hóa, tiêu thụ nông sản cho ngƣời dân.

Ngoài ra, huyện có 6 làng nghề truyền thống và 1 khu công nghiệp lớn (khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng với tổng diện tích trên 200 ha), 2 cụm công nghiệp và các khu vực phụ cận khu công nghiệp. Một lợi thế lớn tiêu thụ hàng nông sản của huyện đặc biệt là các mặt hàng nhƣ dƣa chuột bao tử, dƣa hấu, cà chua bi, cà chua, hành, tỏi,… và các loại quả nhƣ vải thiều, nhãn đã đƣợc tiêu thụ bởi các công ty chế biến rau quả, nông sản có mặt trên địa bàn huyện cũng nhƣ tỉnh Bắc Giang nhƣ công ty chế biến nông sản Bắc Giang, công ty liên doanh với Hàn Quốc SAM.WUN tại khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng huyện Yên Dũng có các mặt hàng đóng hộp xuất khẩu truyền thống nhƣ dƣa chuột bao tử, hành muối, măng,… hàng năm đã thu mua nguyên liệu trên địa bàn huyện Yên Dũng, hiện nay công ty vẫn chƣa hoạt động hết

32

công suất, nhiều thời điểm nguyên liệu tại chỗ không cung cấp đủ nhà máy phải nhập nguyên liệu tại các vùng lân cận.

Song, ngoài những mặt đã làm đƣợc, những thuận lợi nêu trên, huyện còn một số khó khăn. Đƣờng xã tại một số xã tỷ lệ cứng hóa thấp, chủ yếu là đƣờng đất, gây trở ngại trong việc lƣu thông của ngƣời dân, nhất là vào mùa mƣa lũ. Mạng lƣới chợ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giao thƣơng hiện nay và trong những năm tới.

2.2 Yên Dũng thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới

2.2.1 Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng

Trong những năm qua, cũng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Bắc Giang, kinh tế huyện Yên Dũng cũng đã phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả và khá bền vững. Song cho đến nay, bối cảnh đó đã có nhiều yếu tố mới tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung, tỉnh Bắc Giang nói riêng trong đó có huyện Yên Dũng. Sự phát triển của từng vùng lãnh thổ, từng huyện, thị xã, thành phố ngày càng năng động hơn và vị thế của Yên Dũng trong tổng thể nên kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng thấy nhiều yếu tố mang tầm lớn hơn đòi hỏi phải phát triển mạnh hơn, vững chắc hơn. Do vậy cần phải cập nhật, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng với tầm nhìn dài hạn.

Những năm gần đây, mô hình nông thôn mới không còn là tên gọi mới mẻ đối với nƣớc ta, mô hình phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và cải thiện nông thôn nƣớc ta. Nắm bắt tình hình trên, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra bộ tiêu chí xây dựng NTM và áp dụng trên địa bàn các xã nông thôn trên toàn quốc. Thực hiện theo đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo sâu sát, giao và hƣớng dẫn các huyện, thành phố trong tỉnh thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW Đảng mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Ngay khi có các văn bản chỉ đạo hƣớng dẫn của cấp tỉnh, UBND huyện Yên Dũng đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới tại 19 xã thuần nông trên địa bàn huyện.

33

2.2.2 Yên Dũng triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới.

Huyện Yên Dũng có 19 xã thuần nông thuộc diện thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Giai đoạn 2011-2015, huyện tổ chức làm điểm ở 6 xã: Cảnh Thụy, Tƣ Mại, Xuân Phú, Đức Giang, Lão Hộ và Tiến Dũng. Bên cạnh thuận lợi là sự đồng tình hƣởng ứng của bà con nông dân, việc nhân rộng mô hình NTM ở Yên Dũng cũng bộc lộ không ít khó khăn, vƣớng mắc cần sớm điều chỉnh tháo gỡ.

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của Ðảng, Chính phủ mới triển khai làm thí điểm ở một số xã nhƣng đã đƣợc dƣ luận của nông dân ở vùng quê Yên Dũng đồng tình, hƣởng ứng. Qua học tập, thảo luận từ chi bộ đến ngƣời dân trong thôn, xóm, mọi ngƣời đều phấn khởi trƣớc sự quan tâm toàn diện của Ðảng, Nhà nƣớc đối với đời sống tinh thần, vật chất của nông dân. Trƣớc khi có kế hoạch của tỉnh, huyện và xã đã tổ chức nhiều đoàn tham quan học tập mô hình làm điểm xây dựng NTM ở Ða Tốn (Hà Nội), Tân Thịnh (Lạng Giang). Qua những điều mắt thấy, tai nghe ở những xã làm điểm, nông dân ở Yên Dũng đều phấn khởi, mong sớm đƣợc đầu tƣ theo chƣơng trình mục tiêu xây dựng NTM. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tƣ Mại Hoàng Văn Xuất, chủ trƣơng xây dựng NTM giải quyết ba vấn đề lớn là nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại. Mặt khác, xây dựng NTM còn là nội dung cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ địa phƣơng.

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015, Yên Dũng xây dựng năm chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm, trong đó có chƣơng trình phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Trong chƣơng trình kế hoạch thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020, trƣớc mắt huyện chỉ đạo làm điểm ở sáu xã (Lão Hộ, Tƣ Mại, Ðức Giang, Cảnh Thụy, Xuân Phú, Tiến Dũng), phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành 19 tiêu chí. Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện và 19 xã đƣợc thành lập. Ban chỉ đạo huyện xây dựng quy chế hoạt động, phân công các ngành, thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách từng loại công việc. UBND các xã

34

thành lập Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã và tiểu ban quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng NTM ở thôn. Ban chỉ đạo huyện đã chuẩn bị tài liệu hƣớng dẫn các xã triển khai tổ chức tuyên truyền, học tập cho toàn dân về nội dung, kế hoạch xây dựng NTM, tổ chức rút kinh nghiệm từ tham quan, học tập các mô hình điểm về xây dựng NTM. Ðồng thời, chỉ đạo các xã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể xây dựng NTM của xã. Riêng sáu xã làm điểm hoàn thành lập quy hoạch trong năm 2011, các xã khác xong trong năm 2012, xác định lập quy hoạch tổng thể xã NTM là bƣớc đầu quan trọng để xây dựng kế hoạch, bƣớc đi trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Yên Dũng còn chỉ đạo các xã tiến hành điều tra cơ bản thực trạng tình hình kinh tế - xã hội theo năm nhóm, 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM của Chính phủ. Trên cơ sở điều tra thực trạng, xây dựng kế hoạch thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 và 2020 của huyện. Ðồng thời qua điều tra thực trạng, ban chỉ đạo huyện chỉ ra sáu xã đã có tám tiêu chí đạt chuẩn, đƣợc cho làm điểm xây dựng NTM hoàn thành vào năm 2015. Các xã còn lại hầu hết đạt từ hai đến ba tiêu chí. Từ thực tế trên, Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Yên Dũng chỉ đạo các xã tiếp tục phát huy kết quả của cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' gắn với việc triển khai chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Thời gian triển khai chƣơng trình mục tiêu xây dựng NTM mới đƣợc hơn ba tháng, nhƣng Yên Dũng đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu đáng ghi nhận.

Ðể thực hiện chƣơng trình mục tiêu xây dựng NTM, Yên Dũng đang khẩn trƣơng chỉ đạo các xã tiến hành điều tra xây dựng quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Việc quy hoạch phục vụ xây dựng NTM của từng xã không đƣợc trái với quy hoạch của huyện, tỉnh đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Theo Bí thƣ Huyện ủy Nguyễn Viết Tuấn, vấn đề quy hoạch nông thôn là mới, những đơn vị tƣ vấn có kinh nghiệm, đủ khả năng thực hiện quy hoạch không nhiều. Chỉ riêng huyện Yên Dũng đã có 19 xã triển khai xây dựng quy hoạch, cho nên việc triển khai thuê đơn vị tƣ vấn đã gặp không ít khó khăn. Từ nay tới cuối năm, huyện tập trung xây dựng quy hoạch cho 6 xã làm điểm giai đoạn 2011-2015, còn 13 xã khác việc xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội tổng thể phải kéo dài hết năm 2012. Quy hoạch tổng thể chậm

35

tất sẽ ảnh hƣởng tới việc triển khai các đề án thực hiện mục tiêu của chƣơng trình, nhƣng không thể làm vội vã, thiếu chính xác. Mỗi xã lại có những đặc điểm riêng không thể đem quy hoạch xã này áp dụng vào xã khác. Hơn nữa, việc xây dựng quy hoạch cần đƣợc ngƣời dân tham gia góp ý, cho nên không thể triển khai nhanh vội.

Vấn đề tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật cho các thành viên ban quản lý các dự án của xã, thôn cũng nhƣ tổ chức triển khai các đề án đều là những vấn đề khó, mới. Nếu không làm tốt việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cán bộ các ban quản lý chƣơng trình sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí, tạo sự bất đồng trong nhân dân. Ðây là thực tế đòi hỏi ban chỉ đạo của huyện phải sớm có giải pháp khắc phục.

Yên Dũng là một huyện bán sơn địa, đồng ruộng ở nhiều xã cao thấp không bằng phẳng, cho nên việc dồn điền đổi thửa phải đƣợc tính toán chi tiết, quy hoạch

Một phần của tài liệu Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi áp dụng chính sách Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)