Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi áp dụng chính sách Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 32)

5. Kết cấu chuyên đề

1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp

Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp. Nó bao gồm các bộ phận hợp thành và các mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ giữa các bộ phận trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp bao gồm những nội dung nhƣ: cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng kinh tế lãnh thổ và cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế. Tất cả những nội dung đó gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ngành là hạt nhân.

Nông nghiệp bao gồm các ngành nhƣ chăn nuôi, trồng trọt, chế biến,…Chúng hình thành, phát triển và kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp.

Với mỗi địa phƣơng khác nhau, tùy theo đặc điểm và tính chất mà mỗi địa phƣơng lại có cơ cấu sản xuất nông nghiệp khác nhau. Có địa phƣơng ở vùng núi cao có thế mạnh về trồng rừng nhƣ nhƣ Lai Châu, Lào Cai,…Một số địa phƣơng ở đồng bằng có thế mạnh về trồng trọt nhƣ Thái Bình, Nam Định,… Một số địa phƣơng ven biển có thế mạnh về đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản nhƣ Kiên Giang, Khánh Hòa,…Vì vậy mà chính sách phát triển hay chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cần có những điều chỉnh và thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng địa phƣơng.

Sự thay đổi của cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp môi trƣờng phát triển và yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội đƣợc gọi là sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:

 Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn

26

động và biến đổi cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Chúng là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, quy mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này đặc biệt là yếu tố nguồn nƣớc.

 Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội. Các nhân tố này gồm có: thị trƣờng, hệ thống

chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, vốn, kết cấu hạ tầng nông thôn, tập quán truyền thống sản xuất của dân cƣ. Đây là nhóm nhân tố có sự tác động và ảnh hƣởng mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

 Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật, nhóm này bao gồm các hình thức tổ chức sản

xuất trong nông nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

Tác động từ chính sách xây dựng NTM đến các yếu tố trên:

 Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên: Chính sách xây dựng NTM làm thay

đổi cơ cấu ruộng đất theo hƣớng phân chia lại ruộng đất nhỏ lẻ thành những ruộng có diện tích lớn. Đồng thời chính sách cũng làm thay đổi hệ thống thủy lợi. Đó là tiêu chí thứ 3 về thủy lợi: Xây dựng, cứng hóa kênh mƣơng nội đồng, đáp ứng nhu cầu tƣới tiêu trong sản xuất.

 Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội: mục tiêu của chính sách xây dựng NTM là làm thay đổi tƣ duy, nhận thức của ngƣời dân, từ đó xây dựng một nông thôn mới tiên tiến, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng lên. Chính những tác động từ chính sách làm nhận thức của ngƣời nông dân thay đổi. Từ tập quán sản xuất, phƣơng pháp, cách thức sản xuất cho đến những mô hình sản xuất mới, hiện đại. Ngƣời dân cũng đƣợc hỗ trợ về vốn và kiến thức để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

 Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật: đây là nhóm chịu sự tác động lớn và mang

lại hiệu quả cao. Chính sách tạo điều kiện cho quá trình sản xuất đƣợc tiếp cận, trợ giúp bởi những máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại, làm tăng năng suất lao động, giảm thời gian và công sức lao động của con ngƣời.

27

Một phần của tài liệu Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi áp dụng chính sách Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)