2.4.2.1. Hạn chế
- Khu vực kinh tế: Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 75%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 21%, yếu tố TFP đóng góp 4%. Từ sự đóng góp như trên, có thể thấy một số hạn chế trong mô hình phát triển kinh tế của Hà Nam.
Một là, tăng trưởng kinh tế của Hà Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2001 đến nay đều đã vượt qua mốc 60% (năm 2007 đạt 76,7%, năm 2009 đạt 69,6,9%, năm 2010 đạt 67,8%, năm 2012 đạt 59,9%). Đây là tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới.
Hai là, nếu tính cả sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư và sự đóng góp của yếu tố số lượng lao động, thì hai yếu tố này đã đóng góp trên 90% tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam. Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn quá nhỏ bé. Điều đó cũng chứng tỏ, kinh tế Hà Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu.
Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thời kì 20 năm từ 1961 đến 1980 tốc độ
tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc (7,9%) và Đài Loan (9,7%), hệ số ICOR chỉ là 3,0 trong khi tỉnh Hà Nam ICOR là 5,4. Điều này đã gây nên những lo ngại về tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Nam.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế thấp (năm 2007) mới đạt 19.800.000 đồng/người, năm 2010 đạt 29.900.000 đồng/người, năm 2011 mới đạt 33.100.000 đồng/người. (quy ra USD cao nhất mới đạt khoảng 1.600 USD/người). Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới (trên 14.600 USD), còn thấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6.500 USD/người). Với năng suất thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi. Phần lớn các khu công nghiệp đã xây dựng theo mô hình khu công nghiệp tổng hợp, chưa đi theo hướng các khu công nghiệp liên kết, chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn vào các khu công nghiệp; Đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thấp dẫn đến việc triển khai dồn điền đổi thửa xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn gặp nhiều khó khan, diễn ra chậm.
Một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, khai thác tài nguyên mà hiệu quả đầu tư thấp, nhất là hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước còn thấp hơn; năng suất lao động thấp là một nền kinh tế chưa đảm bảo chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
-Lĩnh vực xã hội: Số việc làm do công nghiệp và dịch vụ tạo ra chưa đáp
ứng được nhu cầu dịch chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; Quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ, thời gian nông nhàn của lao động ở nông thôn còn nhiều; Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo đang gia tăng; Năng lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh còn thấp, không cạnh tranh được với khu vực xung quanh nhưu Hà Nội, Hưng Yên; Chất lượng dân số về trí lực được nâng lên; Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, máy móc thiết bị thực tập thực hành còn lạc hậu chưa đáp ứng nhu cầu của hội nhập, chưa cung cấp được nguồn nhân lực có tay nghề cao; Quá trình đô thị hóa và phát triển các khu, cụm công nghiệp với tốc độ cao, diễn ra theo chiều rộng, các khía cạnh môi trường, văn hóa, xã hội chưa được quan tâm đúng mức, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp.
-Lĩnh vực môi trường: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người
giảm nhanh hơn so với giảm dân số nông thôn; Tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đang bị ô nhiễm từ mức độ vừa cho đến ô nhiễm nặng, lượng mưa không đều, nước sông bị ô nhiễm đang dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; Không khí ở một số khu đô thị và khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chất thải y tế, công nghiệp đang tăng nhanh dần trở thành vấn đề bức xúc; Hệ thống xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu.
2.4.2.2. Nguyên nhân
- Nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững còn hạn chế, chưa được quan tâm một cách đầy đủ.
- Do mới tách tỉnh nên còn gặp nhiều khó khăn, cần đầu tư xây dựng cơ bản lớn.
- Trong khâu quản lý, điều hành, do áp lực từ nhiều phía nên còn thiên về tốc độ tăng trưởng mà chưa thể coi trọng đúng mức đến chất lượng tăng trưởng và tính bền vững của sự phát triển kinh tế đối với môi trường, xã hội.
- Thiếu sự phối hợp giữa Bộ ngành và địa phương trong thực hiện phát triển bền vững.
- Các quy hoạch, kế hoạch phát triển chưa quan tâm nhiều đến vấn đề đảm bảo chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Nhận thức của nhân dân về phát triển bền vững còn rất hạn chế cộng với những tác động của cơ chế thị trường làm cho các nhà đầu tư chỉ chú trọng vào gia tăng lợi nhuận mà quên mất trách nhiệm với môi trường và xã hội.
- Những tác động của khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và trong khu vực gây thiệt hại về kinh tế, tạo thêm nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt vấn đề an sinh xã hội và môi trường.
Nguồn nội lực chính được đinh hướng để phát triển kinh tế là công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và đời sống của người dân. Các khu công nghiệp được xây dựng tại những địa điểm thuận lợi về giao thông trên những vùng đất trước đây là bờ xôi ruộng mật làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp cho năng suât cao thì thiếu, đất canh tác cho năng suất thấp thì thừa. Các khu, cụm công nghiệp hoạt động gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Ngoài ra khi các khu, cụm công nghiệp hoạt động thu hút rất nhiều lao động từ các địa phương lân cân về làm việc dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, tình hình an ninh trật tự trở lên phức tạp. Có thể thấy tuy kinh tế Hà Nam có những bước phát triển đáng kể song vẫn còn chưa đạt được chất lượng tăng trưởng cao cũng như phát triển chưa bền vững.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG, ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG